Xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo kết quả xây dựng bản đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 83 - 88)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện tiên lữ tỉnh Hưng Yên

4.4.3. xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp theo kết quả xây dựng bản đồ

đơn vị đất đai

Để đưa ra định hướng đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện làm căn cứ có cơ sở cho các cấp quản lý sử dụng để làm quy hoạch chúng tôi dựa vào tổng hợp các loại sử dụng đất chính của huyện kế hợp với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai để xác định các đơn vị đất có điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển, chúng tôi đã đưa ra hướng đề xuất theo loại hình sử dụng đất chính như sau:

- Đối với LUT 2 Lúa nước:

Lúa nước được đề xuất ở hầu hết các xã trong địa bàn toàn huyện, được canh tác chủ yếu trên các loại đất phù sa gley, với đặc tính đất có độ phì trung bình đến khá, phân bố trên các dạng địa hình từ vàn đến thấp trũng, đảm bảo được chế độ tưới tiêu. Ngoài ra các LUT cây trồng này có thể bố trí trồng ở các đơn vị đất đai chứa các tổ hợp đất phù sa chua có dạng địa hình từ vàn đến thấp trũng.

- Đối với LUT 2 lúa - màu:

Đối với loại sử dụng đất này được đề xuất trên các tổ hợp đất phù sa đọng nước ít chua, phù sa đọng nước chua và phù sa điển hình ít chua. Nhưng loại địa hình này thường được phân bổ trên dạng địa hình vàn đến vàn cao, đất có độ phì trung bình đến khá và chủ động trong việc tiêu thoát nước. những cây màu được đề xuât trồng trong các LUT này là: Ngô đông, khoai lang đông, khoai tây đông, đậu tương đông... Đối với các kiểu sử dụng đất này được cho là phù hợp với điều kiện đất đai của huyện Tiên Lữ.

Các cây trồng màu được lựa chọn trồng trên các LUT này gồm các cây vụ đông như: Ngô, khoai tây, khoai lang, đậu tương, dưa chuột...

- Đối với LUT 2 Màu - Lúa:

Đối với các LUT này được đề xuất trên các đơn vị đất đai có loại đất phù sa điển hình ít chua hoặc phù sa điển hình chua, đất có độ phì trung bình, khả năng tiêu thoát nước tốt và có địa hình tương đối cao. Đối với loại sử dụng đất này để nâng cao hiệu quả sử dụng và từng bước cải thiện được độ phì của đất thông qua quá trình thâm canh như thủy lợi, phân bón và luân canh với các cây họ đậu.

Các cây màu được lựa trọn trồng trên LUT này gồm có: cây Cải bắp, dưa chuột đông, su hào.

- Đối với LUT chuyên màu:

Tập trung chủ yếu trên các đơn vị đất có các đặc tính đất chính như: Phù sa điển hình ít chua, phù sa đọng nước ít chua và ở một số vùng phù sa đọng nước chua, những loại đất này thường phân bố ở các dạng địa hình vàn đến vàn cao, đất có độ phì trung bình đến khá và chủ động trong việc tiêu thoát nước. Vùng tập trung nhiều cây màu được bố trí trên các xã ven đê là Hoàng Hanh và Tân Hưng.

trồng này được đề xuất trồng trên các đơn vị đất có tính chất như: loại đất phu sa điển hình ít chua với thành phần cơ giới thịt pha cát, ở các vùng có địa hình từ vàn đến vàn cao, có khả năng tiêu thoát nước tốt.

- Đối với LUT cây Dâu tằm:

Đây là cây trồng thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, có hàm lượng chất hữu cơ cao, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Vùng được đề xuất chính cho cây trồng này là nằm ở xã Hoàng Hanh, vị trí của xã nằm hoàn toàn ven sông, có đặc điểm thổ nhưỡng và điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của cây trồng này.

- Đối với LUT cây Ăn quả:

Theo định hướng của tỉnh là xây dựng được vùng trồng cây ăn quả hàng hóa tập trung có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời phát triển cây ăn quả trên các vùng có chân đất cao, tiêu thoát nước tốt đất không bị glây. Cây ăn quả được đề xuất trồng trên các đơn vị đất có loại đất phù sa điển hình ít chua, phù sa điển hinh chua và phân bố ở địa hình vàn đến vàn cao, đất có thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc thịt pha cát, đất có độ phì trung bình.

4.5. ĐỀ XUẤT VÙNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CHO HUYỆN TIÊN LỮ Căn cứ theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đề ra, về cơ bản quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp chính vì vậy việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và mang lợi ích kinh tế cao nhất cho người dân, canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững cũng là một định hướng quan trọng cho ngành nông nghiệp của huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung.

Qua quá trình đánh giá hiện trạng sử dụng đất và các đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội. Các đặc điểm về khí hậu, địa hình và các loại sử dụng đất chính của huyện Tiên Lữ, kết hợp với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và định hướng quy hoạch sử dụng đất của tỉnh chúng tôi có một số đề xuất đối với các nhóm đơn vị đất đai chính trên địa bàn huyện Tiên Lữ:

- Đối với các đơn vị đất đai số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 thuôc nhóm đất phù sa glây và phù sa đọng nước, các đơn vị đất đai thuộc nhóm đất này thường có độ phì tương đối khá, tuy nhiên có hạn chế về chế độ tiêu thoát nước vào mùa mưa nên cũng ảnh hưởng đến chế độ canh tác cũng như hiệu quả sử dụng đất. Nên cải tạo tốt hệ thống tiêu thoát nước vào mùa mưa thì có thể trồng được 3 vụ. Các đơn vị đất đai được đề xuất bố trí trồng cây lúa nước, cải tạo hệ thống tiêu thoát ở một số vùng thì có thể canh tác thêm cây trồng màu.

- Đối với các đơn vị đất đai số: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 thuộc nhóm đất phù sa điển hình, ở các đơn vị đất đai này do đặc thù phân bố của huyện với những vùng đất nằm trong đê, không được bồi đắp thêm phu sa, đất bị chua đất tập trung ở các nơi có địa hình thấp. Tầng đất canh tác có thành phần cơ giới thay đổi từ thịt trung bình cho đến sét. Đất có khả năng giữ nước tốt chính vì vậy đây là vùng ưu tiên cho trồng cây lúa nước, ở một số vùng trong địa bàn huyện có hệ thống tiêu thoát nước tốt thì có thể thâm canh tăng vụ. Loại đất này cần chú ý bón vôi và các loại phân khoáng, phát triển các loại cây phân xanh để tăng độ mùn trong đất. Xây dựng hệ thống mương tiêu thoát nước tốt để hạn chế gley. Các vùng đất phù sa điển hình ít chua thì thường có địa hình cao hơn, các đơn vị đất đai này thích hợp trồng 2 vụ lúa một vụ màu. Trong quá trình canh tác các vùng này nên giảm diện tích đất lúa và tăng diện tích đất màu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ở các vùng đất dọc sông có đặc tính cơ giới nhẹ, hàng năm do sự bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Luộc nên đất còn rất trẻ. Những vùng đất này thích hợp quy hoạch trồng các loại cây trồng hoa màu ngắn ngày như: cải bắp, xu hào, dưa chuột, cà chua...

- Trong các năm tới cần tiến hành mở rộng diện tích cây ăn quả, trồng và chăm sóc quy mô với mục đích sản xuất sản phẩm hàng hóa. Đối với những vùng thấp trũng trồng lúa năng suất bấp bênh, nên tiến hành cải tạo đắp bờ tạo bãi, xen kẽ trồng cây ăn quả kết hợp với nuôi cá. Có thể mở rộng trồng cây ăn quả ở những chân ruộng cao thường thiếu nước, năng suất lúa kém. Kết hợp trồng cây ăn quả hai bên đường giao thông, mương máng... vừa tận dụng được đất vừa tạo cảnh quan. Có thể trồng các loại cây như nhãn, vải thiều, táo, hồng xiêm, đu đủ… làm đa dạng các loại cây ăn quả của tỉnh. Diện tích được đề xuất trồng cây ăn quả của huyện Tiên Lữ khoảng hơn 300 ha được phân bổ đều ở các xã trên địa bàn toàn huyện. Diện tích đề xuất chưa theo được định hướng quy hoạch của tỉnh đề ra vì một số các nguyên nhân chính như: Chưa thành được sản phẩm hàng hóa, chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường, chất lượng sản phẩm còn chưa cao...

Chính vì vậy để có thể phát triển được cây ăn quả nói riêng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói chung, lấy đó làm thế mạnh để phát triển nông nghiệp thì đòi hỏi phải áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, đánh giá đất đai, kết hợp với các nghiên cứu về giống và phân bón để đẩy cao được chất lượng và năng suất sản phẩm, có sức cạnh tranh cao trên thị trường

trong và ngoài nước. Tính toán hiệu quả kinh tế kiểm soát đầu ra đầu vào của sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 83 - 88)