Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 36)

Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Tiên Lữ. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

ĐỨUIÊNữđược thực hiện trên địa bàn có đ 2016 - 2017. 3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Các đặc tính và tính chất đất đai để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội

Đánh giá xác định vị trí địa lý, địa hình đại mạo, đặc điểm khí hậu, điều kiện thủy văn và cảnh quan môi trường của huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên.

Tìm hiểu thống kê và phân tích tình hình dân số lao động, kết cấu hạ tầng và thực trạng ngành nông nghiệp của huyện Tiên Lữ.

3.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Tiên Lữ

Đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ, thống kê toàn bộ quỹ đất trên địa bàn huyện và phân tích mức độ thích hợp của từng mục đích sử dụng đất so với những định hướng phát triển của tỉnh Hưng Yên.

3.4.3. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên Xác định và lựa chọn các yếu tố đơn vị đất đai có liên quan đến việc xây Xác định và lựa chọn các yếu tố đơn vị đất đai có liên quan đến việc xây Xác định và lựa chọn các yếu tố đơn vị đất đai có liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển biền vững.

Xây dựng các bản đồ đơn tính và phân cấp các chỉ tiêu đơn tính đã được lựa chọn.

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. 3.4.4. Định hướng sử dụng các đơn vị đất đai của huyện Tiên Lữ

Tổng hợp và điều tra các loại sử dụng đất và các kiểu sử dụng đất của uyện Tiên Lữ.

Đề xuất một số giải pháp cải tạo và sử dụng đất theo bản đồ đơn vị đất đai đã được xây dựng và kết hợp với định hướng của tỉnh Hưng Yên.

3.4.5. Đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp cho huyện Tiên Lữ

Kết hợp với kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các kiểu sử dụng đất chính của huyện Tiên Lữ cùng với bản đồ quy hoạch của tỉnh Hưng Yên chúng tôi đã đề xuất các vùng sản xuất nông nghiệp chính cho huyện Tiên Lữ.

Sơ đồ các bước thực hiện của đề tài

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu từ các sở, UBND các huyện, ban ngành ở địa phương về diện tích, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, định hướng phát triển của địa phương.

- Thu thập các số liệu về khí tượng - thủy văn của vùng thông qua các trạm quan trắc khí tượng trên địa bàn tỉnh (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí…). Thu thập tài

liệu

- Tổng hợp số liệu hiện trạng sử dụng đất của huyện

- Tổng hợp đánh giá về địa hình, khí hậu của huyện Tiên Lữ - Thu thập các số liệu khí tượng, thủy văn (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…)

- Kế thừa tài liệu, các nghiên cứu đã có về đặc điểm và tính chất »

Phân tích

dữ liệu »

- Kế thừa bản đồ đất huyện Tiên Lữ xây dựng lớp thông tin loại đất

- Xây dựng lớp thông tin thành phần cơ giới - Xây dựng lớp thông tin về mức độ glây - Xây dựng lớp thông tin độ phì nhiêu của đât - Xây dựng lớp thông tin địa hình tương đối - Xây dựng lớp thông tin về tiêu thoát nước BD

DVDD »

- Chồng xếp các lớp thông tin về bản đồ đơn vị đất đai - Thống kê theo tổ hợp đất của các đơn vị đất đai

Định hướng quy

hoạch

- Định hướng vùng sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu cây trồng cho huyên Tiên Lữ

- Định hướng cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ

» ↓

- Thu thập các tài liệu về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu (thu nhập, lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm…).

- Kế thừa các tư liệu, các nghiên cứu đã có về đặc điểm và tính chất đất từ các tài liệu chuyên ngành.

- Tham khảo ý kiến các chuyên gia.

3.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu đơn tính để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đất đai

- Sử dụng phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đơn tính theo đánh giá đất của FAO.

- Sử dụng thang đánh giá của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để xác định và phân cấp các chỉ tiêu của bản đồ đơn tính.

3.5.3. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai theo FAO - Xác định chỉ tiêu phân cấp của bản đồ. - Xác định chỉ tiêu phân cấp của bản đồ.

- Xây dựng các bản đồ đơn tính.

- Sử dụng phương pháp chồng ghép các bản đồ chuyên đề có cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu với sự trợ giúp của hệ thống thông tin địa lý (GIS).

- Dùng phần mềm xử lý Excel, Access... để tổng hợp và thống kê các đơn vị đất đai.

3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý theo phần mềm excel, hoặc sử dụng những nguồn số liệu đã được công bố chính thức và các tài liệu đã được thống kê của nhà nước. 3.5.5. Phương pháp SWOT

- Phân tích điểm mạnh, lợp thế của vùng nghiên cứu so với các đối tượng cây trồng chính của vùng.

- Phân tích điểm yếu của vùng nghiên cứu (cụ thể là các yếu tố hạn chế của đất đối với cây trồng)

- Phân tích cơ hội, thach thức từ đó đưa ra được định hướng tốt cho nhà quản lý.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tiên Lữ là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Nam của tỉnh, trên trục Quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 200. Với tổng diện tích tự nhiên là 92,96 km2, mật độ dân số trung bình 1.207 người/km2.

Tiên Lữ có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20035’ đến 20043’ Vĩ độ Bắc Từ 106004’ đến 106012’ Kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Ân Thi và huyện Kim Động; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;

Phía Đông giáp huyện Phù Cừ; Phía Tây giáp Thành phố Hưng Yên.

Huyện Tiên Lữ có hệ thống giao thông quan trọng đi qua đại bàn huyện như: đường quốc lộ 39A, 38B, 200, huyện lộ 61, 201, 203B, 203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hoá với Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương....và các huyện khác trong tỉnh.

Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi huyện Tiên Lữ đã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội phù hợp với tình hình phát triển của các địa phương như: thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình ... Ngoài ra với vị trí trên cũng đem lại cho Tiên Lữ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Tiên Lữ * Địa hình, địa mạo

Là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông.

Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất. Huyện nằm về phía Nam của tỉnh, bị chia cắt thành 2 phần bởi tuyến đê 195. Phía ngoài đê gồm các xã: Hoàng Hanh, Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Thụy Lôi, Minh Phượng, Cương Chính thường bị ngập kéo dài vào mùa mưa lũ. Địa hình đồng ruộng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, xong độ cao thấp của đất đan xen nhau gây khó khăn cho phát triển sản xuất.

Hình 4.2. Mô hình Dem độ cao * Đặc điểm khí hậu

Huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng Tư đến tháng Mười. - Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng Mười Một năm trước đến cuối tháng Ba năm sau.

- Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 230C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng Bảy nhiệt độ giao động trong khoảng từ 38-390C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Một nhiệt độ là 5-60C. Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 8.5030C.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 1.074,5 mm, mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Gió bão: Tiên Lữ chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào các tháng 6, tháng

7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Tiên Lữ còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.

Nhìn chung Tiên Lữ có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

* Đặc điểm thủy văn, sông ngòi

Thuỷ văn của huyện Tiên Lữ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn sông Hồng (chạy dọc từ Bắc xuống Nam). Cùng với hệ thống sông, ngòi (sông Luộc, sông Lê Như Hổ, sông Bác Hồ, sông Hoà Bình, sông Tân An, v.v…) lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ.

* Cảnh quan môi trường

- Môi trường đô thị các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Qua kết quả phân tích, đánh giá chất lượng không khí tại một số địa điểm cho thấy: Bụi lơ lửng trong không khí hầu hết đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-1995. Tuy nhiên, tại các vị trí gần đường 38A, các cụm công nghiệp có hàm lượng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (7/15 mẫu đo đạc). Tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng các đô thị, các khu công nghiệp ở mức nhẹ.

Tình hình ô nhiễm trong giao thông đô thị: Phương tiện tham gia giao thông đã tăng một cách đáng kể, trong đó nhiều phương tiện giao thông vận tải đã quá cũ vẫn còn sử dụng, lưu hành. Các tuyến đường nhỏ vẫn ở trong tình trạng xuống cấp lạc hậu, các hộ dân xây dựng để vật liệu bừa bãi, phương tiện giao thông khi vận chuyển vật liệu xây dựng, nhất là đất cát, đá không che chắn tốt là nguyên nhân nhiều tuyến đường có hàm lượng bụi vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Môi trường nông thôn.

Môi trường các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Với quy mô các làng nghề đều nhỏ, lẻ sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu, manh mún, dẫn đến ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất TTCN trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, tái tạo phát triển làng nghề truyền thống, chú ý đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo về quy trình công nghệ, đồng thời phải quản lý chặt chẽ sự hoạt động của các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện.

Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp: Để đạt được mục tiêu tăng năng suất cây trồng, vật nuôi phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng vụ, gắn liền với việc tăng cường sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu bệnh, diệt cỏ, diệt chuột, chất kích thích tăng trưởng. Tất cả các biện pháp này ít nhiều đều tác động đến ô nhiễm môi trường.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng làng văn hoá được phát triển ngày càng mạnh mẽ. Một trong những tiêu chuẩn làng văn hoá là bê tông hoá đường làng, ngõ xóm, gắn với hệ thống thoát nước, có phong trào vệ sinh thôn xóm. Nhiều gia đình có hệ thống xử lý nước, nhà vệ sinh tự hoại, hệ thống chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh kèm theo hầm xử lý Biogas góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội * Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2013 toàn huyện có 98.491 người, mật độ dân số bình quân 1.207 người/km2. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phát triển dân số năm 2012 là 0,95%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, hàng năm công tác tổ chức phát động chiến dịch truyền thông, vận động, lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả khá.

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2012 là 6.0344 người chiếm 53,76% trong tổng dân số; trong đó có 58,19% lao động nông nghiệp, 41,18% lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

* Kết cấu hạ tầng

Hệ thống đường giao thông.

Tổng diện tích đất giao thông là 602,27 ha, chiếm 6,48 % so với diện tích tự nhiên. Có quốc lộ (39A và 38B); 01 tuyến đường tỉnh lộ (200) và hệ thống đường huyện (203, 203B, 203C, 201, 61, 61B, ...), đường liên xã, đường thôn xóm, đường ra đồng tương đối phát triển.

- Đường quốc lộ: Quốc lộ 38B chạy qua các xã An Viên, Nhật Tân, Dỵ Chế và thị trấn Vương với tổng chiều dài 5,60 km rải nhựa, đường cấp IV với nền 7,5 m. Điểm đầu từ xã Phương Chiểu và điểm cuối tại cầu Triều Dương.

- Đường tỉnh lộ: Đường 200 dài 8,34 km, điểm đầu tại xã Hưng Đạo, điểm cuối tại cầu Triều Dương đã được trải nhựa tốt, đường cấp I với nền 7,5 m.

- Đường huyện lộ: gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 36,23 km. - Đường liên xã: Toàn huyện có 81,41 km đường xã.

- Đường giao thông nông thôn: Với tổng chiều dài hơn 300 km đường nông thôn nằm trên 18 xã, thị trấn.

- Đường sông: Trên địa bàn huyện có hệ thống sông Luộc đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy với các tàu, thuyền có trọng tải trung bình vận chuyển và khai thác nguyên vật liệu xây dựng (cát đen) phục vụ xây dựng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hệ thống thuỷ lợi.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã thường xuyên củng cố hệ thống thuỷ lợi đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mùa mưa lũ. Đồng thời, xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với 14 trạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)