Điều kiện tự nhiê n kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 39)

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tiên Lữ là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, nằm về phía Nam của tỉnh, trên trục Quốc lộ 39A, 38B và tỉnh lộ 200. Với tổng diện tích tự nhiên là 92,96 km2, mật độ dân số trung bình 1.207 người/km2.

Tiên Lữ có toạ độ địa lý nằm trong khoảng 20035’ đến 20043’ Vĩ độ Bắc Từ 106004’ đến 106012’ Kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Ân Thi và huyện Kim Động; Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình;

Phía Đông giáp huyện Phù Cừ; Phía Tây giáp Thành phố Hưng Yên.

Huyện Tiên Lữ có hệ thống giao thông quan trọng đi qua đại bàn huyện như: đường quốc lộ 39A, 38B, 200, huyện lộ 61, 201, 203B, 203C, đê 195 chạy qua. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hoá với Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương....và các huyện khác trong tỉnh.

Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi huyện Tiên Lữ đã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội phù hợp với tình hình phát triển của các địa phương như: thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình ... Ngoài ra với vị trí trên cũng đem lại cho Tiên Lữ lợi thế có thị trường tiêu thụ rộng rãi, có khả năng trao đổi nông sản, hàng hoá với các tỉnh vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Tiên Lữ * Địa hình, địa mạo

Là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông.

Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất. Huyện nằm về phía Nam của tỉnh, bị chia cắt thành 2 phần bởi tuyến đê 195. Phía ngoài đê gồm các xã: Hoàng Hanh, Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Thụy Lôi, Minh Phượng, Cương Chính thường bị ngập kéo dài vào mùa mưa lũ. Địa hình đồng ruộng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, xong độ cao thấp của đất đan xen nhau gây khó khăn cho phát triển sản xuất.

Hình 4.2. Mô hình Dem độ cao * Đặc điểm khí hậu

Huyện Tiên Lữ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ và chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm được phân làm 2 mùa rõ rệt:

- Mùa hè: Nóng ẩm, mưa nhiều được kéo dài từ tháng Tư đến tháng Mười. - Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng Mười Một năm trước đến cuối tháng Ba năm sau.

- Nhiệt độ: Trung bình trong năm là 230C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng Bảy nhiệt độ giao động trong khoảng từ 38-390C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng Một nhiệt độ là 5-60C. Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 8.5030C.

- Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.323,3 giờ.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình cả năm đạt 1.074,5 mm, mưa tập trung và phân bố theo mùa, mùa hè thường có mưa to, bão lớn, gây úng lụt, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao, hồ cạn, không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt cũng bị hạn chế.

- Gió bão: Tiên Lữ chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào các tháng 6, tháng

7 có xuất hiện đợt gió khô nóng; mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau có những đợt rét đậm kéo dài. Hàng năm Tiên Lữ còn bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 3 đến 4 trận bão với sức gió và lượng mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản, làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư trong huyện.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 84%.

Nhìn chung Tiên Lữ có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều vào mùa hè; lạnh, khô, hanh vào mùa đông. Khí hậu này thích hợp với nhiều loại cây trồng, tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên huyện cũng cần có các biện pháp để phòng chống lụt bão, cũng như hạn hán làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, có vậy sản xuất nông nghiệp mới đạt được hiệu quả cao.

* Đặc điểm thủy văn, sông ngòi

Thuỷ văn của huyện Tiên Lữ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn sông Hồng (chạy dọc từ Bắc xuống Nam). Cùng với hệ thống sông, ngòi (sông Luộc, sông Lê Như Hổ, sông Bác Hồ, sông Hoà Bình, sông Tân An, v.v…) lại nằm trong hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, đảm bảo tương đối chủ động cung cấp nước trong mùa khô hạn và tiêu úng trong mùa mưa lũ.

* Cảnh quan môi trường

- Môi trường đô thị các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Qua kết quả phân tích, đánh giá chất lượng không khí tại một số địa điểm cho thấy: Bụi lơ lửng trong không khí hầu hết đạt tiêu chuẩn TCVN 5937-1995. Tuy nhiên, tại các vị trí gần đường 38A, các cụm công nghiệp có hàm lượng lớn hơn tiêu chuẩn cho phép (7/15 mẫu đo đạc). Tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng các đô thị, các khu công nghiệp ở mức nhẹ.

Tình hình ô nhiễm trong giao thông đô thị: Phương tiện tham gia giao thông đã tăng một cách đáng kể, trong đó nhiều phương tiện giao thông vận tải đã quá cũ vẫn còn sử dụng, lưu hành. Các tuyến đường nhỏ vẫn ở trong tình trạng xuống cấp lạc hậu, các hộ dân xây dựng để vật liệu bừa bãi, phương tiện giao thông khi vận chuyển vật liệu xây dựng, nhất là đất cát, đá không che chắn tốt là nguyên nhân nhiều tuyến đường có hàm lượng bụi vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Môi trường nông thôn.

Môi trường các cơ sở tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Với quy mô các làng nghề đều nhỏ, lẻ sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiết bị công nghệ lạc hậu, manh mún, dẫn đến ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất TTCN trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách của nhà nước khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp, khôi phục, tái tạo phát triển làng nghề truyền thống, chú ý đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo về quy trình công nghệ, đồng thời phải quản lý chặt chẽ sự hoạt động của các thành phần kinh tế, các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện.

Tình trạng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp: Để đạt được mục tiêu tăng năng suất cây trồng, vật nuôi phải áp dụng kỹ thuật tiên tiến, thâm canh tăng vụ, gắn liền với việc tăng cường sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu bệnh, diệt cỏ, diệt chuột, chất kích thích tăng trưởng. Tất cả các biện pháp này ít nhiều đều tác động đến ô nhiễm môi trường.

Những năm gần đây, phong trào xây dựng làng văn hoá được phát triển ngày càng mạnh mẽ. Một trong những tiêu chuẩn làng văn hoá là bê tông hoá đường làng, ngõ xóm, gắn với hệ thống thoát nước, có phong trào vệ sinh thôn xóm. Nhiều gia đình có hệ thống xử lý nước, nhà vệ sinh tự hoại, hệ thống chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh kèm theo hầm xử lý Biogas góp phần bảo vệ môi trường nông thôn.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội * Dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2013 toàn huyện có 98.491 người, mật độ dân số bình quân 1.207 người/km2. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều tiến bộ, tỷ lệ phát triển dân số năm 2012 là 0,95%, chất lượng dân số ngày càng được nâng cao, hàng năm công tác tổ chức phát động chiến dịch truyền thông, vận động, lồng ghép dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả khá.

Tổng số lao động trong độ tuổi năm 2012 là 6.0344 người chiếm 53,76% trong tổng dân số; trong đó có 58,19% lao động nông nghiệp, 41,18% lao động phi nông nghiệp. Lực lượng lao động của huyện tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

* Kết cấu hạ tầng

Hệ thống đường giao thông.

Tổng diện tích đất giao thông là 602,27 ha, chiếm 6,48 % so với diện tích tự nhiên. Có quốc lộ (39A và 38B); 01 tuyến đường tỉnh lộ (200) và hệ thống đường huyện (203, 203B, 203C, 201, 61, 61B, ...), đường liên xã, đường thôn xóm, đường ra đồng tương đối phát triển.

- Đường quốc lộ: Quốc lộ 38B chạy qua các xã An Viên, Nhật Tân, Dỵ Chế và thị trấn Vương với tổng chiều dài 5,60 km rải nhựa, đường cấp IV với nền 7,5 m. Điểm đầu từ xã Phương Chiểu và điểm cuối tại cầu Triều Dương.

- Đường tỉnh lộ: Đường 200 dài 8,34 km, điểm đầu tại xã Hưng Đạo, điểm cuối tại cầu Triều Dương đã được trải nhựa tốt, đường cấp I với nền 7,5 m.

- Đường huyện lộ: gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 36,23 km. - Đường liên xã: Toàn huyện có 81,41 km đường xã.

- Đường giao thông nông thôn: Với tổng chiều dài hơn 300 km đường nông thôn nằm trên 18 xã, thị trấn.

- Đường sông: Trên địa bàn huyện có hệ thống sông Luộc đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy với các tàu, thuyền có trọng tải trung bình vận chuyển và khai thác nguyên vật liệu xây dựng (cát đen) phục vụ xây dựng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hệ thống thuỷ lợi.

Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện phối hợp với các cấp, các ngành đã thường xuyên củng cố hệ thống thuỷ lợi đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong các mùa mưa lũ. Đồng thời, xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với 14 trạm bơm trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủ động và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tiên Lữ nằm trong vùng tưới tiêu hệ thống đại thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải và với các sông chính như sông Hồng, sông Luộc, sông Lê Như Hổ, sông Bác Hồ, sông Hoà Bình, sông Tân An... đã chủ động được nước tưới, tiêu.

Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện năm 2012 là 504,56 ha, chiếm 5,43% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt.

* Thực trạng ngành nông nghiệp của huyện Tiên Lữ

- Về trồng trọt: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tiếp tục quy hoạch và mở rộng một số vùng chuyên canh hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện có 5.726,94 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó đất trồng cây hàng năm là 5.054,61 ha, đất trồng cây lâu năm là 672,33 ha, đất trồng cây hàng năm khác là 410,36 ha, đất nuôi trồng thủy sản là 640,75 ha.

Năm 2012 toàn huyện có 12.706 ha diện tích gieo trồng cả năm; trong đó 5.054,61 ha đất trồng cây hàng năm thì đất lúa chiếm diện tích nhiều nhất với 4.644,25 ha; chiếm 81,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân đạt 67,2 tạ/ha đứng đầu tỉnh về sản lượng lúa, sản lượng lúa đạt 62.014 tấn, thu nhập bình quân 1 ha canh tác đạt 54,6 triệu đồng/năm. Lương thực bình quân đầu người đạt 738 kg/người.

Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích là 410,36 ha trồng chủ yếu các cây như: Khoai lang, lạc, đậu tương, vừng, đay, mía…

Với diện tích 672,33 ha đất trồng cây lâu năm, huyện đã định hướng trồng những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: Nhãn, táo, vải, cam, quýt, chuối…

- Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi luôn được huyện chỉ đạo quan tâm phát triển. Năm 2012 toàn huyện có 296 con trâu; 9.352 con bò; 86.396 con lợn và 1.453 nghìn con gia cầm, sản lượng thị hơi xuất chuồng đạt 24.263 tấn đứng thứ 4 trên toàn tỉnh.

- Về thủy sản: Nuôi trồng thủy sản tăng theo hướng công nghiệp sản xuất hàng hoá, các chương trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn được tiếp tục tổ chức thực hiện nhiều mô hình đạt hiệu quả tốt như: chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật, nuôi cá rô phi đơn tính. Toàn huyện có 543 ha đất nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt 3.205 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 48,2 triệu đồng.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Lữ trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã chú trọng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền đưa giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo trồng; mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống,

phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật… nông nghiệp có bước phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản năm 2012 đạt 447 tỷ đồng. Tuy nhiên, ruộng đất vẫn còn manh mún, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi còn hạn chế.

NHẬN XÉT CHUNG Thuận lợi

- Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi huyện Tiên Lữ đã có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

- Có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hoá với Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương....và các huyện khác trong tỉnh.

- Là vùng đồng bằng nhưng địa hình có sự trênh lệch về cốt đất, không đồng đều nhau.

- Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã dành được những thành tựu to lớn, tỉnh có cơ chế chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, huyện Tiên Lữ nằm trong vùng kinh tế phía Nam của tỉnh, giáp với Thành phố Hưng Yên có vị trí giao thông thuận lợi, quê hương giàu tiềm năng và văn hiến rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

- Trong điều kiện có nhiều khó khăn thách thức, song thuận lợi vẫn là cơ bản, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, sự điều hành có hiệu quả của chính quyền các cấp, sự phối hợp thực hiện của các tổ chức quần chúng, sự phấn đấu rất cao của cán bộ và nhân dân trong huyện, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng khá; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, nâng cấp ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển theo hướng tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Khó khăn

- Trong sản xuất nông nghiệp: Diện tích gieo trồng giảm nhất là cây vụ đông, hiệu quả khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra chưa cao, chương trình sản xuất giống cây, con chất lượng cao còn bị hạn chế, việc tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất trong nông nghiệp, thủy lợi còn nhiều bất cập.

- Một số sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sức cạnh tranh thấp, thiếu khu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất còn hạn chế.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp và chậm được khắc phục, công tác tuyên truyền phổ biến luật bảo vệ môi trường và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường chưa thực hiện thường xuyên, việc đổ, đốt rác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 39)