Quy trình đánh giá đất đai của FAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 26 - 29)

+ Xác định các loại hình sử dụng đất.

+ Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. + Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.

+ Phân hạng thích hợp đất đai.

Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất, coi ĐGĐĐ là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất gồm các bước sau:

Hình 2.1. Các bước đất giá đất đai của FAO

Nguồn: Đào Châu Thu và Nguyễn Khang (1998).

Bước 1: Xác định mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính.

Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác ĐGĐĐ.

Bước 3: Xác định loại sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (Đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại sử dụng đất đã lựa chọn.

Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp.

Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có:

- Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại.

- Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo.

Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại sử dụng đất đai được đánh giá.

8 Quy hoạch sử dụng đất 4 Xác định đơn vị đất đai 1 Xác định mục tiêu 2 Thu thập tài liệu 3 Xác định loại hình sử dụng đất 5 Đánh giá khả năng thích hợp 6 Xác định hiện trạng KT-XH và môi trường 7 Xác định loại hình sử dụng đất thích hợp nhất 9 Áp dụng của việc đánh giá

Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai.

Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp.

Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất.

Đề cương hướng dẫn của FAO khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).

Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập chi tiết việc xác định các đơn vị đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Từ bước 1 đến bước 4).

* Ưu điểm của phương pháp ĐGĐĐ theo FAO:

- Phương pháp ĐGĐĐ theo FAO là sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phái đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và đánh giá đất của Mỹ. Phương pháp ĐGĐ theo FAO khắc phục được những nhược điểm chủ quan trong ĐGĐ. Vì nó đưa ra các chỉ dẫn thích hợp về đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể.

- ĐGĐ theo FAO nhấn mạnh các yếu tố hạn chế trong sử đất, có tính đến các vấn đề môi trường và đánh giá chi tiết đối với từng loại hình sử dụng đất. Phương pháp ĐGĐ theo FAO đánh giá được các yếu tố rõ ràng hơn, kết quả thu được khách quan hơn và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trên những vùng đất dễ bị suy thoái.

- ĐGĐ theo FAO ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất đai, còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan tới khả năng sử dụng đất. Đặc biệt ĐGĐ theo FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm tập trung giải quyết cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn Thế giới.

Tóm lại, phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng của đất, gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 26 - 29)