Dự báo khối lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 54 - 76)

Năm Số giường bệnh

qua các năm (GB) Hệ số phát thải

Khối lượng CTRSH (tấn/năm) 2014 3.384 1,69 1.774 2015 3.418 1,69 1.792 2016 3.452 1,69 1.810 2017 3.487 1,69 1.828 2018 3.522 1,69 1.847 2019 3.557 1,69 1.865 2020 3.593 1,69 1.884

3.4.4. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác

Ngoài các nguồn trên thì chất thải rắn sinh hoạt còn phát sinh tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, các cơ sở hành chính, trường học. Khối lượng chất thải rắn trên được ước tính bằng khoảng từ 30 – 40% chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị, dân cư. Vì vậy, ta có bảng dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động khác tính đến năm 2020 như sau.

45

Bảng 3.9: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác

Năm CTRSH từ khu đô thị, dân cư CTRSH từ các nguồn khác 2014 68979 27592 2015 69496 27798 2016 70017 28007 2017 70542 28217 2018 71071 28428 2019 71604 28642 2020 72141 28856

3.4.5. Kết quả dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 2020

STT Loại hình

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự báo đến năm 2020 (tấn/năm) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 CTRSH từ khu đô thị, dân cư 68979 69496 70017 70542 71071 71604 72141 2 CTRSH từ khu công nghiệp 1730 2422 3391 4747 6646 9304 13026 3 CTRSH từ bệnh viện 1987 2086 2188 2305 2423 2545 2682 4 CTRSH từ các nguồn khác 27592 27798 28007 28217 28428 28642 28856 5 Tổng 100.288 101.802 103.603 105.811 108.568 112.095 116.705

46 Nhận xét:

Lượng chất thải rắn dự báo ở bảng trên cao hơn lượng thực tế thu gom được (bảng 3.1), do nhiều nguyên nhân như:

- Hệ thống thu gom thiếu đồng bộ, các xã ngoại thành chủ yếu tập trung thu gom tại các tuyến đường chính, các khu vực dân cư nằm sâu bên trong các ngõ hẻm chưa được thu gom triệt để, đúng yêu cầu. Vì vậy mà vẫn còn một lượng lớn rác thải không được thu gom, xử lý; chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết CTR nói riêng và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nói chung trên địa bàn thành phố.

- Dụng cụ, thiết bị và phương tiện thu gom còn nhiều hạn chế

- Do thói quen sinh hoạt và ý thức của người dân chưa thực sự hiểu hết được tác hại của chất thải rắn nên chưa tập trung lại để xử lý.

Dựa vào bảng dự báo có thể thấy rằng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh đang ngày càng gia tăng với khối lượng lớn. Vì vậy việc đầu tư phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và đầu tư xử lý, tái sử dụng rác thải với những công nghệ thích hợp đang là một vấn đề cấp thiết cho việc quản lý chất thải rắn của thành phố Vinh trong thời điểm hiện tại và tương lai.

47

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

TẠI THÀNH PHỐ VINH

4.1. Mục tiêu chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Vinh [7] Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh là mục tiêu quan trọng Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh là mục tiêu quan trọng của thành phố và của nước ta hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của chiến lược quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố là từng bước hình thành và thực hiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố một cách đồng bộ, khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường, bảo vệ sức khỏe trong lành, tạo nên sự phát triển hài hòa và bền vững của thành phố.

Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu môi trường:

+ Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của thành phố vào năm 2020. + Đảm bảo tỉ lệ xử lý: 55% chôn lấp, 20% tái chế, 5% đốt (rác thải sinh hoạt độc hại) 20% sản xuất phân compost vào những năm sau năm 2013.

+ Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường gây ô nhiễm : nguồn nước, đất đai, không khí. Đảm bảo cảnh quan đô thị.

+ Bảo vệ sức khỏe của nhân dân thành phố, nhân dân sống gần khu vực xử lý chất thải, công nhân vệ sinh trực tiếp làm việc.

+ Tận dụng thành phần chất hữu cơ trong chất thải để cải tạo đất.

- Mục tiêu xã hội:

+ Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường.

+ Giảm tối đa công tác phục vụ cho chôn lấp. + Tạo một phần công ăn việc làm cho xã hội.

+ Là cơ sở cho việc hoàn chỉnh pháp luật, quy tắc, quy chế cho việc quản lý chất thải rắn.

- Mục tiêu về tài chính:

+ Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải. + Giảm một phần cho ngân sách .

48

+ Tăng thu nhập cho người lao động tham gia việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

+ Giảm dần sự phụ thuộc của công ty môi trường đô thị Nghệ An vào ngân sách Nhà nước.

4.2. Các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt

4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý

Tổ chức quản lý rác thải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Hiện nay công tác quản lý rác thải chủ yếu do nhà nước đảm nhận. Do đó vấn đề cần đặt ra là phải tạo ra sự cạnh tranh trong các hoạt động, làm thay đổi nhận thức của mọi người rằng dịch vụ này không chỉ độc quyền của nhà nước, cần lôi kéo các thành phần kinh tế khác vào tham gia.

Căn cứ vào đường lối chiến lược, chủ trương của thành phố và điều kiện thực tế, việc xây dựng mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn của thành phố Vinh như sau:

- Doanh nghiệp Nhà nước: Đảm bảo các khâu có vai trò chủ đạo như khâu thu gom, khâu vận chuyển và xử lý chất thải. Đặc biệt duy trì vệ sinh tại các khu trung tâm, khu vực quan trọng và các tuyến phố chính sẽ do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm.

- Các thành phần kinh tế khác: Để thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng, chính quyền thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác đảm nhận các khâu thu gom rác tại các khu vực ngõ xóm, khu vực ven đô và một phần công tác vận chuyển.

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào công tác quản lý rác thải sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng, đặc biệt là giảm được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm nguồn tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, việc xã hội hoá này còn có nhiều vấn đề khó khăn, bởi lẽ đây là lĩnh vực không thu được lợi nhuận cao. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi để các công ty tư nhân hoặc các đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này. Trước mắt nên giao cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu gom và vận chuyển một phần rác dưới sự giám sát của cấp cơ sở (phố, phường). Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia dưới các hình thức liên doanh, BOT,

49

100% vốn nước ngoài để đầu tư cho khâu xử lý rác thải mang tính công nghệ hiện đại.

Hiện nay công ty môi trường đô thị Nghệ An đã và đang xây dựng các dự án để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức trong những năm tới. Trong đó tập trung vào triển khai dự án xử lý rác thành phân vi sinh bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha, dự án xin cung cấp thiết bị khẩn cấp cho công tác vệ sinh môi trường ở thành phố Vinh.

4.2.2. Giải pháp về công tác thu gom 4.2.2.1. Thu gom rác ở các hộ dân 4.2.2.1. Thu gom rác ở các hộ dân

- Đối với các hộ nằm ở mặt tiền, hẻm lớn trên đường trung tâm: Nên sử dụng bao bì tự phân hủy sinh học làm dụng cụ chứa rác, bao nilon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy theo mức độ thải của từng gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao, cột kín, đến giờ thu gom các hộ gia đình đem bao rác để trước nhà, bên lề đường hoặc bỏ các bao bì vào các thùng chứa rác công cộng đặt trên các con đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác.

- Đối với các hộ nằm ở các đường phố nhỏ, hẻm: Do các hộ nằm trong các đường phố nhỏ và các con hẻm nên việc thu gom không thể thực hiện được bằng các phương tiện cơ giới do đó vẫn phải dùng xe đẩy tay như hiện nay, cứ 2 công nhân/xe, đến từng hộ thu gom rác (rác có thể đựng trong bao bì hoặc các thùng rác) sau đó đưa về điểm tập kết. Thu rác ở các tuyến đường này nên bắt đầu từ 4h - 6h sáng.

- Đối với các hộ nhà nông, nhà vườn: Từng hộ gia đình chuẩn bị thùng chứa rác, đợi công nhân vệ sinh môi trường đi qua và mang rác đổ vào xe. Thùng rác thường dung cho các hộ gia đình là thùng rác loại 20l, 25l, 30l, 45l. Hướng dẫn và nhắc nhở người dân mang rác ra đổ đúng giờ quy định.

4.2.2.2. Thu gom rác đường phố

Để giữ gìn đường phố sạch đẹp và góp phần bảo vệ môi trường đô thị, rác đường phố phải được thu gom nhiều lần trong ngày. Rác đường phố là loại rác hỗn tạp, do đó trong quá trình thu gom công nhân vệ sinh có trách nhiệm phân loại các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng được.

50

Việc quét rác đường phố nên thực hiện vào ban đêm (từ 22h - 24h) hoặc sáng sớm (từ 4h - 6h) tránh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động lưu thông của xe cộ trên đường. Tuy nhiên, cần phải trang bị cho công nhân quần áo bảo hộ lao động có phản quang mặt trước và mặt sau để tránh xảy ra tai nạn.

Công nhân quét và hốt rác trên đường đổ đầy xe đẩy tay vận chuyển về điểm tập kết, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1 - 2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm tập kết khoảng 1 - 2 km đường.

4.2.2.3. Thu gom rác công cộng

Ở các khu vực công cộng như công viên, câu lạc bộ, khu vui chơi giải trí, sân vận động, bãi biển phải trang bị các thùng rác công cộng cho từng loại rác, thùng màu xanh đựng rác thực phẩm, thùng màu đỏ đựng rác có thể phân hủy và phải có bảng hướng dẫn cụ thể trên mỗi thùng. Thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường. Dọc các đường phố lớn có nhiều khách vãng lai hay dọc các bờ kênh, bờ kè, bãi biển phải đặt các thùng rác công cộng có dung tích 100 - 300 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi.

4.2.2.4. Thu gom rác ở các cơ quan hành chính

Các cơ quan hành chính trên địa bàn lượng rác thải sinh hoạt không nhiều, chỉ cần trang bị các thùng rác công cộng đặt tại các vị trí thích hợp tại các cơ quan và các thùng rác này phải được chuyển ra trước cửa cơ quan vào lúc tối cho xe thu gom rác dọn tuyến đường sẽ thu gom vào lúc sáng sớm.

4.2.2.5. Thu gom rác nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống lớn

Các thùng rác tại các nhà hàng khách sạn phải để ở những vị trí mà việc thu gom diễn ra nhanh chóng, gon nhẹ, không làm mất đi mỹ quan của nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mua bán, không để tồn đọng trong ngày, phải thu gom hết khối lượng rác thải phát sinh trong ngày.

51

4.2.3. Giải pháp về công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt 4.2.3.1. Giải pháp tăng cường trang thiết bị vận chuyển 4.2.3.1. Giải pháp tăng cường trang thiết bị vận chuyển

Trang thiết bị của toàn thành phố phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác còn thiếu và chưa đúng quy định, vì vậy việc tăng cường các phương tiện thủ công và cơ giới cho đơn vị quản lý rác là hết sức cần thiết. Cần đầu tư và sử dụng thùng rác dung tích 120l, 240l đặt trên các tuyến đường để đựng rác từ các hộ gia đình lân cận và người đi đường.

4.2.3.2. Giải pháp lựa chọn vị trí làm điểm tập kết

Việc lựa chọn một địa điểm trong khu dân cư để làm điểm tập kết cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:

- Chất lượng tuyến đường, chiều rộng của tuyến đường và lề đường phải đảm bảo hoạt động của điểm tập kết không ảnh hưởng đến giao thông đi lại.

- Không bố trí điểm tập kết tại các khu vực danh lam thắng cảnh, khu du lịch, các di tích lịch sử, chùa, nhà thờ. Trong trường hợp bất khả kháng, việc bố trí điểm tập kết tại các khu vực này phải được thực hiện vào thời điểm phù hợp trong ngày, sau khi hoàn tất việc lên rác, điểm tập kết phải được xịt rửa nước để vệ sinh và khử mùi hôi.

- Vị trí điểm tập kết có thể thay đổi tùy theo thời gian hoạt động, thời tiết... và phải được bố trí đầu các tuyến đường thuận tiện cho việc thu gom và rút ngắn quãng đường di chuyển cho công nhân.

- Một xe ép rác có thể phải tập kết rác nhiều điểm tập kết (trung bình 1 - 3 điểm tập kết tùy theo tải trọng xe, tuyến thu gom) hoặc vừa thu gom rác hộ dân dọc đường phố chính vừa thu gom rác tại các xe đẩy dọc tuyến đường hay tiếp nhận rác từ các xe đẩy tay thu gom rác trong các hẻm.

- Thời gian tới bố trí mỗi khu phố nên có một điểm tập kết dễ cho việc thu gom và vận chuyển.

Thời gian hoạt động của điểm tập kết

Thời gian hoạt động của điểm tập kết cũng phải tuân theo một số các yêu cầu sau:

52

- Phân bổ thời gian gom rác tại các khu vực hợp lý để phù hợp với thời gian hoạt động của điểm tập kết, tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác được liên tục, tránh tình trạng xe rác phải lưu lại khá lâu và sự nối đuôi của các xe đẩy vào giờ cao điểm.

- Thời gian hoạt động của điểm tập kết không được nằm trong giờ cao điểm về giao thông.

- Vệ sinh môi trường tại các điểm tập kết.

- Các loại xe đẩy tay và xe ép rác phải được thiết kế phù hợp để việc chuyển rác lên xe ép nhanh chóng và không rơi vãi rác thải xuống lòng đường.

4.2.4. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải 4.2.4.1. Sử dụng công cụ pháp luật 4.2.4.1. Sử dụng công cụ pháp luật

Sử dụng công cụ pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh. Theo đó, các cơ quan nên áp dụng một cách triệt để luật pháp vào công tác quản lý, khuyến khích các hoạt động giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường théo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó cũng như cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 81/2006/NĐ- CP.

4.2.4.2. Sử dụng công cụ kinh tế [11]

Áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường cũng mang lại nhiều

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 54 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)