Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 66)

a, Vai trò của cộng đồng

Trong mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước luôn chịu trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ ở các nơi công cộng trong thành phố nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh.

Ngay cả với các hệ thống tinh vi và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay thì cũng không thể nào giải quyết được tất cả các loại rác thải ra ngoài thành phố, do đó cần thiết phải có sự giúp đỡ cộng đồng. Không có sự giúp đỡ cộng đồng, sẽ vẫn còn rác vương vãi khắp nơi mà không có hệ thống quản lý nào trên thế giới có thể điều hành hết được.

Sự tham gia của cộng đồng nên tập trung vào vấn đề cá nhân ngay trong những vấn đề nhỏ như:

- Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong các thùng rác và bao bì đúng cách (theo quy định, mỗi hộ dân nên có một thùng rác).

- Đổ rác đúng giờ tại những nơi mà hệ thống công cộng sẽ đến thu rác.

- Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác dọc đường phố.

b, Nâng cao nhận thức của cộng đồng

Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT.

Giáo dục theo bốn vấn đề lớn:

- Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng

- Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học.

- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải. - Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.

57

Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được qui định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh - sạch, vệ sinh môi trường, phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… và của địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân về các vấn đề môi trường có thể nói là một cách thức chủ chốt để giúp giải quyết các vấn đề môi trường. Thực tế cho thấy, trên địa bàn thành phố hoạt động này được thực hiện khá tốt như :“ngõ phố xanh - sạch - đẹp”; tổ chức hội thi “Tìm hiểu về môi trường”; “Hãy bảo vệ trái đất”; “Văn minh đô thị”... tổ chức hàng trăm diễn đàn truyên truyền sâu về Luật bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, “Tuần lễ nước sạch quốc gia - vệ sinh môi trường”. “Ngày môi trường thế giới”... tổ chức nhiều lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

c, Giáo dục tại trường học

Giáo dục trẻ em là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan niệm của cộng đồng về lâu dài. Nếu con người được dạy về vấn đề giữ vệ sinh cá nhân ngay từ khi còn nhỏ, việc này sẽ dễ dàng trở thành một phần không thể tách rời trong lối sống của cá nhân khi họ tiếp tục được giáo dục về điều đó sau này.

58

Đề nghị đưa giáo dục môi trường vào chương trình học ở cấp học mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và sau đại học với các mức độ khác nhau, mỗi trường học đều phải có những giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy về môi trường để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh chúng ta từ đó tạo ý thức bảo vệ môi trường, có như thế môi trường mới ngày càng sạch đẹp hơn, hy vọng rằng trong tương lai thành phố chúng ta sẽ xanh và sạch không còn tình trạng xã rác bừa bãi trên vỉa hè và ngoài đường phố như hiện nay.

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với mục tiêu phát triển Vinh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh sự phát triển không ngừng về nền kinh tế xã hội thì thành phố cũng đang chịu một sức ép lớn về vấn đề môi trường đặc biệt là nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác thu gom vận chuyển đang ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm sâu sắc.

Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành nói chung đã có hiệu quả, phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng đã được phổ biến rộng rãi tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên ở khu vực ngoại thành còn nhiều hạn chế trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt.

Từ khi các văn bản pháp lý được ban hành công tác quản lý chất thải sinh hoạt từng bước đi vào nề nếp, công tác thu gom vận chuyển đã được tiến hành trên cả 6 xã ngoại thành. Tuy nhiên công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng và người dân hình thành thói quen trong việc thu gom, phân loại rác tại nguồn còn chưa được chú trọng.

2. Kiến nghị

Đối với các cơ quan chức năng quản lý:

+ Thường xuyên “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường”.

+ Tăng cường cán bộ có năng lực để đáp ứng các nhu cầu của thực tiến phát triền

+ Quan tâm, mở rộng, đầu tư hơn nữa các dự án bảo vệ môi trường

+ Thường xuyên đầu tư trang thiết bị hiện đại để thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt tốt hơn.

+ Các cơ sở có sự phối hợp để có các điều luật cụ thể, đề xuất trực tiếp với thành phố về khen thưởng các tổ chức hay cá nhân tham gia tốt công tác vệ sinh môi trường và xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm vệ sinh môi trường và trong quản lý rác thải.

60

+ Để giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thành phố cần xem xét mức thu phí vệ sinh hiện nay cho thích hợp. Giám sát chặt chẽ trách nhiệm của người thu phí, đồng thời giải thích cho người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong công tác vệ sinh môi trường, để tiến tới thu phí vệ sinh môi trường đạt hơn 95%.

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vệ sinh môi trường, từng bước thực hiện tư nhân hóa loại hình dịch vụ này. Khuyến khích các thành phần quốc doanh tham gia đầu tư vào một số công đoạn trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải.

Đối với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Nghệ An.

+ Công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An cần nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải, hoạt động của công ty cần phải được thực hiện trên cả các địa bàn phường xã cách trung tâm thành phố để đảm bảo tính ổn định lâu dài và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

+ Công ty cần phải tăng cường năng lực quản lý của cơ quan môi trường, dành thế chủ động đối với công tác vệ sinh môi trường góp phần làm môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp.

+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục nhằm đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất phân compost phục vu nhu cầu thị trường hiện nay.

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Đại học Văn Lang. [2]. Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái (2001), Quản lý chất thải răn, NXB Xây dựng Hà Nội.

[3]. Trần Quang Ninh, Tổng luận về công nghệ xử lý chất thải rắn của một số nước và ở Việt Nam, TT Thông tin KH và CN Quốc gia.

[4]. Chính phủ, Nghị định 59 – 2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn, 2007.

[5]. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 – Chất thải rắn. [6]. Công ty TNHH MTV Môi trường và Đô thị Nghệ An

[7]. Quyết định 494/QĐ-UBND.ĐTXD ngày 04/02/2013 của UBND tỉnh về việc Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn đến năm 2020 [8]. UBND tỉnh Nghệ An - Quyết định số 3014/NĐ-UB ngày 03/08/2011 của

UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Quy trình vận hành, định mức dự toán ô chôn lấp 1A, 1B tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, Nghi Lộc.

[9]. Ủy ban nhân dân thành phố Vinh – Niên giám thống kê thành phố Vinh năm 2012

[10]. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An – Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2013 [11]. Hoàng Xuân Cơ (2005), Kinh tế môi trường, NXB Giáo dục Hà Nội [12]. Các trang web: http://www.tnmt.nghean.gov.vn

http://vinhcity.gov.vn http://www.vea.gov.vn

62

PHỤ LỤC A

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG (DÀNH CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH)

(Về công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP. Vinh)

Phiếu điều tra này dùng để thu thập thông tin nhằm cung cấp dữ liệu cho Khóa luận tốt nghiệp, không ngoài mục đích khác. Vì vậy, kính mong ông (bà) cung cấp một số thông tin bằng việc trả lời các câu hỏi sau:

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên: ... Nam/Nữ ... Tuổi: ... 2. Số nhân khẩu trong gia đình: ... (người)

3. Địa chỉ: ... B. NỘI DUNG CHÍNH

I. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ SỰ Ô NHIỄM CỦA CHẤT THẢI RẮN.

Câu 1: Theo ông (bà) chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải như thế nào?

Chất thải từ các hộ gia đình Chất thải thải ra trong các quá trình sinh hoạt

Chất thải từ bệnh viện Chất thải từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất

Câu 2: Theo ông (bà) tại khu vực mình đang sinh sống có xảy ra vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh ra hay không?

Có Không Có nguy cơ

Câu 3: Mức độ ô nhiễm?

Thấp Vừa Cao

Câu 4: Theo ông (bà) nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm là do đâu?

Ý thức người dân chưa cao Hệ thống thu gom xử lý chưa hoàn chỉnh Do mức phí thu gom cao Thiếu trang thiết bị và công nhân thu gom Ý kiến khác ...

Câu 5: Ông (bà) hiểu thế nào là rác thải hữu cơ?

Thức ăn thừa, bánh kẹo, hoa quả Đất đá, gạch

Chai lọ thủy tinh, nhôm nhựa Tất cả

Câu 6: Theo ông (bà) rác thải nào có thể tái sử dụng?

63

Chai lọ thủy tinh, nhôm nhựa Tất cả

Câu 7: Hằng ngày gia đình ông (bà) thường thải ra các loại rác nào?

Bao bì nilon Vải và các sản phẩm từ vải

Nhựa, chai lọ có thể tái chế Đồ điện tử gia dụng

Thức ăn thừa và rác hữu cơ Giấy và các sản phẩm từ giấy

Các thành phần khác (vui lòng nêu rõ ... ) Câu 8: Gia đình ông (bà) đang sử dụng dụng cụ nào để chứa đựng rác?

Túi nilon, bao tải Sọt rác gia đình

Thùng rác Vật dụng khác

Câu 9: Lượng rác ước tính mỗi ngày của gia đình ông (bà) là bao nhiêu?

1 – 2kg 2 – 4kg Lớn hơn 4kg Khác ( ... ) II. HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI

RẮN (Sự thu gom, xử lý….)

Câu 10: Ông (bà) có biết đến các hoạt động phân loại rác không? ...

Qua nguồn:

Sách báo Truyền hình Các nguồn khác

Câu 11: Gia đình ông (bà) có phân loại rác trước khi đổ thải không?

Có Không Thỉnh thoảng

Câu 12: Theo ông (bà), nếu Công ty tiến hành phân loại rác tại từng hộ gia đình là:

Quá rắc rối phức tạp Hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố

Câu 13: Gia đình có đang sử dụng dịch vụ thu gom CTRSH tại địa phương không?

Có Không

Câu 14: Ngoài ra có xử lý rác theo cách khác không?

Đốt Thải bỏ ra đường, nơi đất trống hoặc sông hồ Chôn lấp tại nhà Đổ thải ra sân, vườn

Khác...

Câu 15: Rác thải từ gia đình ông (bà) có được thu gom hoàn toàn bởi dịch vụ thu gom của địa phương không? ... Bao lâu thì thu gom một lần?

1 ngày/lần 2 ngày/lần 3 ngày/lần Ý kiến khác ( ... )

Câu 16: Ông (bà) có ý kiến gì về công tác thu gom, xử lý rác thải hiện nay tại địa phương?

64

Thu gom chưa tốt, mùi hôi phát sinh nhiều, đội ngũ công nhân thu gom yếu, thiếu người

Thu gom khá tốt, tuy nhiên còn nhiều hạn chế cần khắc phục Thu gom tốt, vệ sinh đường phố sạch sẽ

Ý kiến khác ( ... ) III. SỰ MONG MUỐN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN.

Câu 17: Theo ông (bà) mức phí thu gom rác thải hiện nay như thế nào?

Thấp, cần tăng thêm Hợp lý, cần duy trì

Cao, cần điều chỉnh Ý kiến khác ( ... )

Câu 18: Nếu mức phí này tăng, thì ông (bà) có sử dụng dịch vụ này nữa không? . Có, vì: Không có nơi đổ rác Cần theo chủ trương của địa phương

Mức tăng không nhiều lắm Đảm bảo vệ sinh môi trường

Khác ( ... )

Không, vì: Mức tăng khá cao Không sử dụng nên không quan tâm Dịch vụ thu gom không tốt Khác ( ... )

Câu 19: Nếu công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị vận động gia đình phân loại rác theo từng loại và bỏ vào bao theo quy định, ông (bà) có làm được không?

Có Không Ý kiến khác

Ý kiến khác là: ... Nếu chọn Có, ông (bà) có cần giúp đỡ gì từ phía công ty? (ví dụ như cấp phát bao,

thùng đựng, hướng dẫn…) ... ...

Câu 20: Ông (bà) có ý kiến đóng góp gì để công tác thu gom, xử lý rác thải hiện nay tại địa phương được tốt hơn? ...

... ...

Trân trọng cảm ơn! Người điều tra S/v: Doãn Thị Phương Thảo

65

PHỤ LỤC B

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH

Điểm tập kết rác

66

Ô nhiễm tại điểm tập kết

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)