Cơ sở hạ tầng của thành phố

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.4. Tổng quan về thành phố Vinh

1.4.2.2. Cơ sở hạ tầng của thành phố

- Viễn thông-Bưu chính: Cơ sở hạ tầng viên thông được hiện đại hóa đồng bộ

với: Tổng đài NEAX 20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang truyền dẫn trên 14km cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu

cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao

- Hệ thống đường dây điện: Thành phố Vinh được cấp điện từ điện quốc gia

220KV theo tuyến Hòa Bình – Thanh Hóa – Vinh. Tại Vinh có trạm nguồn 220/110KV công suất 1x125MVA và trạm trung gian 110/35/10KV công suất 2x25MVA, lưới điện thế có 3 cấp điện áp phủ kín toàn thành phố: lưới 35KV dài 30.2km, lưới 10KV dài 39km, lưới 6KV dài 44km.

- Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố được chia

thành 3 hướng chính:

+ Hướng 1: Thoát nước cho khu vực phía bắc thành phố qua cầu Bàu, kênh Bắc đổ ra rào Đừng.

+ Hướng 2: Thoát nước cho khu vực phía nam thành phố qua mương số 2, số 3 và kênh Hồng Bàng để ra sông Vinh.

+ Hướng 3: Thoát nước cho khu vực phía tây thành phố qua kênh số 1 đổ ra sông Vinh và kênh số 4 để ra sông Kẻ gai.

Chiều dài kênh cấp 1: 20,2km; mương cấp 2: 73,9km; mương cấp 3: 53,5km. Hiện tại các kênh thoát nước thải chung với kênh thoát nước mưa và nói chung nước thải chảy ra sông chính chưa được xử lý.

Nguồn cấp nước cho thành phố gồm nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa trong đó số hộ dùng nước máy chiếm gần 50%. Nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Vinh (phường Cửa Nam) với công suất 20.000m3/ngày-đêm. Đang xây dựng nhà máy mới có công suất 60.000m3/ngày- đêm. Mạng lưới đường ống cấp 1, cấp 2 chủ yếu phân bố ở khu vực nội thành, tổng chiều dài đường ống hơn 60km (ø100 – ø400)

22

- Tiềm lực giao thông: Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm đường

bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Vinh là đầu mối của các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và đông bắc Thái Lan.

+ Đường sắt: Đường sắt xuyên Việt chạy qua phía tây thành phố có ga Vinh là ga đầu mối quan trọng có nhà ga, sân ga thoáng rộng đã được nâng cấp rất thuận lợi trong việc luân chuyển hành khách và hàng hoá đi các tỉnh trong nước.

+ Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi bao quanh phía tây đông và phía nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của Bắc miền trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi.

+ Đường không: Sân bay Vinh có các chuyến bay đi Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đang được nâng cấp để mở rộng các chuyến bay quốc tế.

Mạng lưới giao thông nội thị có 765km đường giao thông các loại hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12km / km2 có 2 bến xe trong đó bến xe khách 79 – đường Lê Lợi có diện tích 2.500m2 nằm ở trung tâm thành phố có sức chứa 80 xe, 1 bến xe phục vụ buôn bán lưu thông hàng hoá nằm ở phía nam chợ Vinh (còn gọi bến xe chợ Vinh) có sức chứa trên 50 xe.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)