Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 62)

4.2.4.1. Sử dụng công cụ pháp luật

Sử dụng công cụ pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh. Theo đó, các cơ quan nên áp dụng một cách triệt để luật pháp vào công tác quản lý, khuyến khích các hoạt động giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường théo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó cũng như cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 81/2006/NĐ- CP.

4.2.4.2. Sử dụng công cụ kinh tế [11]

Áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường cũng mang lại nhiều hiệu quả khi cơ chế thị trường cạch tranh sẽ giúp cho người tiêu dùng và nhà sản xuất có sự lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm và sử dụng nguyên nhiên liệu. a, Hệ thống ký quỹ hoàn chi

Hiện tại, chúng ta có thể áp dụng hệ thống này cho một số sản phẩm như : sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, lon đồ uống, bình ắc quy xe gắn máy, các sản phẩm có bao bì đóng gói lớn như bao ximăng, bao đựng thức ăn gia súc, đựng thực

phẩm như gạo, bột các loại, …

b, Các khoản trợ cấp

Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý và xử lý CTR. Hiện nay, chúng ta có thể áp dụng đối

53

+ Trợ cấp cho các nhà sản xuất để khuyến khích việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải.

+ Trợ cấp cho các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu là rác thải để khuyến mở rộng hoạt động sản xuất cũng như khuyến khích mọi thành phần tham gia.

c, Các loại thuế và phí

- Phí sản phẩm

Phí sản phẩm sẽ được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân

bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu.

Các phí sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng

cao đáng kể.

Điều này cũng giống như trường hợp thu lệ phí thu gom ở địa bàn thành phố, lệ phí thu gom thấp không đủ để thực hiện các công tác xử lý và nhà nước vẫn còn

phải bao cấp chi phí cho công tác quản lý CTR sinh hoạt. - Thuế nguyên liệu

Người phải chi trả loại thuế này là các nhà sản xuất khi sử dụng các nguyên nhiên liệu làm ô nhiễm môi trường hay khai thác khoáng sản để làm nguyên nhiên liệu trong sản xuất. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản xuất và tiêu thụ, có tính đến khả năng tái chế và tái sử dụng.

4.2.4.3. Giải pháp thu hồi, tái chế tái sử dụng rác thải sinh hoạt

Hoạt động thu hồi, tái chế 1 có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực:

- Giảm đáng kể lượng rác thải phải xử lý và giảm tác động đến môi trường. - Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn, tiết kiệm tài nguyên.

- Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý các loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao. Do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý.

54

- Tái sản xuất ra 1 lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất (đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước).

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu từ hoạt động tái chế chất thải.

Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt đó, hoạt động tái chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cho những người hoạt động trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải.

Các loại vật liệu có thể tái chế thu hồi:

Giấy, cao su, chất dẻo thủy tinh, kim loại sắt, chất hữu cơ, vô cơ là những sản phẩm chủ yếu cơ thể được thu hồi từ rác thải.

Hoạt động thu hồi tái chế phế liệu:

- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra mục đích sử dụng khác.

- Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông - sản xuất.

- Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản xuất dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.

4.2.4.4. Giải pháp phân loại rác tại nguồn

Mục đích chính của việc phân loại rác tại nguồn là nhằm thu hồi các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Rác thải ra từ các hộ gia đình sẽ được phân loại thành:

Rác thải sẽ được phân loại thành hai phần đó là rác thải có khả năng tái chế và rác thải không có khả năng tái chế.

Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi

55

trường sẽ thu gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Với những rác đó có thể tái chế thì sẽ được công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom rác tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay). Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền.

Hình 4. 1: Quy trình phân loại rác tại nguồn

Dựa vào sơ đồ trên ta thấy: Rác thải có khả năng tái chế sẽ được dùng để tái chế, còn những loại rác thải không có khả năng tái chế sẽ phân loại ra và đem đi xử lý với các phương pháp khác nhau như thiêu đốt, sản xuất phân Compost và chôn lấp. Nguồn chất thải Phân loại Rác có khả năng tái chế Rác không có khả năng tái chế Rác độc hại (thùng đen) Rác phân hủy được (thùng xanh) Rác khó phân hủy (thùng đỏ) Cơ sở tái chế Thiêu đốt Sản xuất phân Compost Bãi chôn lấp

56

4.2.4.5. Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

a, Vai trò của cộng đồng

Trong mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước luôn chịu trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ ở các nơi công cộng trong thành phố nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh.

Ngay cả với các hệ thống tinh vi và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay thì cũng không thể nào giải quyết được tất cả các loại rác thải ra ngoài thành phố, do đó cần thiết phải có sự giúp đỡ cộng đồng. Không có sự giúp đỡ cộng đồng, sẽ vẫn còn rác vương vãi khắp nơi mà không có hệ thống quản lý nào trên thế giới có thể điều hành hết được.

Sự tham gia của cộng đồng nên tập trung vào vấn đề cá nhân ngay trong những vấn đề nhỏ như:

- Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong các thùng rác và bao bì đúng cách (theo quy định, mỗi hộ dân nên có một thùng rác).

- Đổ rác đúng giờ tại những nơi mà hệ thống công cộng sẽ đến thu rác.

- Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác dọc đường phố.

b, Nâng cao nhận thức của cộng đồng

Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT.

Giáo dục theo bốn vấn đề lớn:

- Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng

- Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và sau đại học.

- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải. - Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.

57

Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn đã được qui định trong Luật bảo vệ môi trường bằng cách:

- Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh - sạch, vệ sinh môi trường, phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây dựng nếp sống mới trong tập thể dân cư ở đô thị và khu công nghiệp.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân… và của địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho người dân về các vấn đề môi trường có thể nói là một cách thức chủ chốt để giúp giải quyết các vấn đề môi trường. Thực tế cho thấy, trên địa bàn thành phố hoạt động này được thực hiện khá tốt như :“ngõ phố xanh - sạch - đẹp”; tổ chức hội thi “Tìm hiểu về môi trường”; “Hãy bảo vệ trái đất”; “Văn minh đô thị”... tổ chức hàng trăm diễn đàn truyên truyền sâu về Luật bảo vệ môi trường. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về “bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”, “Tuần lễ nước sạch quốc gia - vệ sinh môi trường”. “Ngày môi trường thế giới”... tổ chức nhiều lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường...

c, Giáo dục tại trường học

Giáo dục trẻ em là cách hiệu quả nhất để thay đổi quan niệm của cộng đồng về lâu dài. Nếu con người được dạy về vấn đề giữ vệ sinh cá nhân ngay từ khi còn nhỏ, việc này sẽ dễ dàng trở thành một phần không thể tách rời trong lối sống của cá nhân khi họ tiếp tục được giáo dục về điều đó sau này.

58

Đề nghị đưa giáo dục môi trường vào chương trình học ở cấp học mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học và sau đại học với các mức độ khác nhau, mỗi trường học đều phải có những giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy về môi trường để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của môi trường sống xung quanh chúng ta từ đó tạo ý thức bảo vệ môi trường, có như thế môi trường mới ngày càng sạch đẹp hơn, hy vọng rằng trong tương lai thành phố chúng ta sẽ xanh và sạch không còn tình trạng xã rác bừa bãi trên vỉa hè và ngoài đường phố như hiện nay.

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với mục tiêu phát triển Vinh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, bên cạnh sự phát triển không ngừng về nền kinh tế xã hội thì thành phố cũng đang chịu một sức ép lớn về vấn đề môi trường đặc biệt là nguồn phát sinh CTRSH trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác thu gom vận chuyển đang ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm sâu sắc.

Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành nói chung đã có hiệu quả, phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng đã được phổ biến rộng rãi tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên ở khu vực ngoại thành còn nhiều hạn chế trong công tác thu gom rác thải sinh hoạt.

Từ khi các văn bản pháp lý được ban hành công tác quản lý chất thải sinh hoạt từng bước đi vào nề nếp, công tác thu gom vận chuyển đã được tiến hành trên cả 6 xã ngoại thành. Tuy nhiên công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng và người dân hình thành thói quen trong việc thu gom, phân loại rác tại nguồn còn chưa được chú trọng.

2. Kiến nghị

Đối với các cơ quan chức năng quản lý:

+ Thường xuyên “tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quy định và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường”.

+ Tăng cường cán bộ có năng lực để đáp ứng các nhu cầu của thực tiến phát triền

+ Quan tâm, mở rộng, đầu tư hơn nữa các dự án bảo vệ môi trường

+ Thường xuyên đầu tư trang thiết bị hiện đại để thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt tốt hơn.

+ Các cơ sở có sự phối hợp để có các điều luật cụ thể, đề xuất trực tiếp với thành phố về khen thưởng các tổ chức hay cá nhân tham gia tốt công tác vệ sinh môi trường và xử phạt nghiêm đối với hành vi vi phạm vệ sinh môi trường và trong quản lý rác thải.

60

+ Để giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thành phố cần xem xét mức thu phí vệ sinh hiện nay cho thích hợp. Giám sát chặt chẽ trách nhiệm của người thu phí, đồng thời giải thích cho người dân hiểu được trách nhiệm của mình trong công tác vệ sinh môi trường, để tiến tới thu phí vệ sinh môi trường đạt hơn 95%.

+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động vệ sinh môi trường, từng bước thực hiện tư nhân hóa loại hình dịch vụ này. Khuyến khích các thành phần quốc doanh tham gia đầu tư vào một số công đoạn trong quá trình thu gom, vận chuyển rác thải.

Đối với Công ty TNHH MTV môi trường đô thị Nghệ An.

+ Công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An cần nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom rác thải, hoạt động của công ty cần phải được thực hiện trên cả các địa bàn phường xã cách trung tâm thành phố để đảm bảo tính ổn định lâu dài và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố.

+ Công ty cần phải tăng cường năng lực quản lý của cơ quan môi trường, dành thế chủ động đối với công tác vệ sinh môi trường góp phần làm môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp.

+ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên cần đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành các hạng mục nhằm đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất phân compost

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)