- Khảo sát sự quan tâm và hiểu biết của người dân về công tác phân loại rác tại nguồn
Chương trình phân loại rác tại nguồn có thực sự được triển khai và thực hiện trên địa bàn thành phố hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng tình và phối hợp của cộng đồng dân cư. Nhằm tìm hiểu và đánh giá khả năng nhận thức của các hộ gia đình về vấn đề liên quan đến quá trình phân loại rác tại nguồn, tôi đã khảo sát 100 người đại diện cho 100 hộ gia đình. Kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát phân loại rác tại nguồn
STT Nội dung câu hỏi Trả lời Tỷ lệ
1 Có biết đến hoạt động phân loại rác tại nguồn Biết 93% Không biết 7% 2 Gia đình có phân loại trước khi đổ thải
Có 18%
Không 59%
Thỉnh thoảng 23%
3
Nhận thức về việc tiến hành phân loại
rác
Quá rắc rối, phức tạp 19%
Hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển
của thành phố 81%
4 Có sẵn sàng thực hiện
Có 71%
39
Hình 3. 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân biết đến hoạt động phân loại rác tại nguồn
Khi được hỏi về mức độ quan tâm của người dân đến hoạt động phân loại rác tại nguồn thì trong 100 hộ được hỏi có 39 hộ cho rằng hoạt động này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, còn lại đa phần các hộ chỉ quan tâm tới lợi ích từ việc phân loại đó là bán ve chai hay tận dụng thức ăn thừa cho gia súc…
Liên quan đến hoạt động phân loại rác, hầu hết các hộ đều cho rằng khả năng thực hiện là rất khó vì nó quá rắc rối phức tạp, tốn thời gian, tốn nhiều thùng rác (mỗi hộ phải có 2 thùng để phân loại). Chính vì vậy mà công tác tuyên truyền đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện thành công chương trình này. Bên cạnh đó, khi được hỏi về khả năng hợp tác của người dân khi triển khai thực hiện việc phân loại rác tại nguồn thì có 71% hộ sẵn lòng ủng hộ. Đây là một dấu hiệu tốt tạo tiền đề cho việc thực hiện giải pháp phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố.
40
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện sự đồng tình của người dân đối với chương trình phân loại rác tại nguồn
- Khảo sát ý kiến người dân về công tác thu gom vận chuyển
Kết quả khảo sát ý kiến người dân về hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vinh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.4: Nhận xét của người dân về công tác thu gom, xử lý rác trên địa bàn thành phố
Công tác thu gom xử lý
rác Số hộ gia đình Tỷ lệ
Thu gom tốt 25/100 25%
Thu gom khá tốt 58/100 58%
Thu gom chưa tốt 17/100 17%
41
Hình 3. 5: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về công tác thu gom, xử lý 3.3.3. Kết quả khảo sát mong muốn của người dân về công tác quản lý chất thải rắn
Với mức phí thu gom rác thải do Công ty Môi trường và Đô thị Nghệ An đặt ra như hiện nay, hầu hết các hộ dân đều cảm thấy nó phù hợp và cần duy trì. 89% hộ dân đồng ý sử dụng dịch vụ nếu có gia tăng mức phí với lý do chính là thực hiện theo chủ trương của địa phương, không có chỗ đổ thải rác và một phần nhỏ các hộ
gia đình nhận thức được mục đích để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, có 71% hộ dân đồng ý thực hiện phân loại rác tại nguồn nếu có sự hướng dẫn và giúp đỡ của Công ty Môi trường đô thị. Với nhu cầu để có một môi trường trong lành, sạch đẹp, hầu hết các hộ dân đều mong muốn công tác thu gom, vận chuyển trên địa bàn thành phố được thực hiện một cách triệt để, thường xuyên và kịp thời. Để đạt được kết quả tốt trong công tác quản lý chất thải rắn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Vinh.
42
3.4. Dự báo dân số và khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tính đến năm 2020 phố Vinh tính đến năm 2020
3.4.1. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Dựa trên khối lượng thu gom của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Nghệ An năm 2014, mặc dù thành phố Vinh thuộc đô thị loại 1 nhưng tỷ lệ phát sinh chất thải rắn bình quân trên đầu người năm 2014 là 0,6 kg/(người.ngày). Hệ số thu gom rác thải của thành phố đạt 100%. Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt có 3 – 5% chất thải rắn nguy hại, song do không có chương trình phân loại rác tại hộ gia đình nên chúng được thu gom chung với chất thải rắn đô thị.
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu đô thị, dân cư được tính dựa trên cơ sở tính toán theo công thức (2.1). Theo đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ khu đô thị, dân cư trên địa bàn thành phố qua các năm được xử lý bằng phần mềm MS.Excel với công thức tính toán ở phần phương pháp. Kết quả được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 3.5: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu đô thị, dân cư
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Khối lượng CTRSH từ khu đô thị, dân cư (tấn/năm) 68979 69496 70017 70542 71071 71604 72141
Nhận xét: Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong khu đô thị, dân cư vào năm
2015 dự báo tăng 517 tấn so với năm 2014. Năm 2020 thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt này sẽ tăng 3.162 tấn.
3.4.2. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sản xuất công nghiệp công nghiệp
Trong những năm qua nền kinh tế ở Vinh đã và đang có những bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của
43
hai ngành này luôn đạt từ 40 – 60%. Vậy lấy giá trị tốc độ tăng trưởng công nghiệp là rCN = 40
Bảng 3.6: Danh mục các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh tính đến năm 2014 [10]
Tên Địa điểm Diện tích thực hiện (ha)
KCN Bắc Vinh Xã Hưng Đông 60,16
CCN Hưng Lộc Xã Hưng Lộc 8,89
CCN Đông Vĩnh Phường Đông Vĩnh 5,7
CCN Hưng Đông Xã Hưng Đông 7,8
CCN Nghi Phú Xã Nghi Phú 10,5
Tổng diện tích 93,05
Trên cơ sở tham khảo và khảo sát thực tế tại một số cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố có thể ước tính hệ số phát thải chất thải công nghiệp trung bình của khu công nghiệp là 92 tấn/ha/năm hay 252 kg/ngày.đêm, trong đó lượng chất thải sinh hoạt chiếm khoảng 15 – 20% tổng lượng chất thải công nghiệp.
Vậy khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động công nghiệp tính đến năm 2020 được tính theo công thức (2.2) và tính toán theo mô hình Euler bằng phần mềm MS.Excel và kết quả được thực hiện trong bảng sau.
Bảng 3.7: Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh từ hoạt động công nghiệp tính đến năm 2020
STT Năm Khối lượng CTRSH từ
công nghiệp (tấn/năm)
1 2014 1.730 2 2015 2.422 3 2016 3.391 4 2017 4.747 5 2018 6.646 6 2019 9.304 7 2020 13.026
44
3.4.3. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ bệnh viện
Theo niên giám thống kê năm 2013 thì trên địa bàn thành phố có khoảng 12 bệnh viện công lập, 8 bệnh viện đa khoa tư nhân và 25 trạm y tế.
Theo khảo sát của Sở Y tế năm 2013, mỗi ngày các bệnh viện trong thành phố phát sinh 5661 kg chất thải y tế trong đó có 849 kg chất thải nguy hại (chiếm 15%). Theo niên giám thống kê năm 2013 trại các bệnh viện và cơ sở y tế có tất cả 3350 giường bệnh với tỷ lệ gia tăng giường bệnh hàng năm là 1%, lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,69 kg/giường bệnh/ngày.[10]
Vậy khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các cơ sở y tế đến năm 2020 được tính theo công thức (2.3) kết hợp phần mềm MS.Excel, kết quả thu được trong bảng sau.
Bảng 3.8: Dự báo khối lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện
Năm Số giường bệnh
qua các năm (GB) Hệ số phát thải
Khối lượng CTRSH (tấn/năm) 2014 3.384 1,69 1.774 2015 3.418 1,69 1.792 2016 3.452 1,69 1.810 2017 3.487 1,69 1.828 2018 3.522 1,69 1.847 2019 3.557 1,69 1.865 2020 3.593 1,69 1.884
3.4.4. Kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn khác
Ngoài các nguồn trên thì chất thải rắn sinh hoạt còn phát sinh tại các trung tâm thương mại, dịch vụ, các cơ sở hành chính, trường học. Khối lượng chất thải rắn trên được ước tính bằng khoảng từ 30 – 40% chất thải rắn sinh hoạt từ các khu đô thị, dân cư. Vì vậy, ta có bảng dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt từ các hoạt động khác tính đến năm 2020 như sau.
45
Bảng 3.9: Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nguồn khác
Năm CTRSH từ khu đô thị, dân cư CTRSH từ các nguồn khác 2014 68979 27592 2015 69496 27798 2016 70017 28007 2017 70542 28217 2018 71071 28428 2019 71604 28642 2020 72141 28856
3.4.5. Kết quả dự báo tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 2020
STT Loại hình
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự báo đến năm 2020 (tấn/năm) Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 CTRSH từ khu đô thị, dân cư 68979 69496 70017 70542 71071 71604 72141 2 CTRSH từ khu công nghiệp 1730 2422 3391 4747 6646 9304 13026 3 CTRSH từ bệnh viện 1987 2086 2188 2305 2423 2545 2682 4 CTRSH từ các nguồn khác 27592 27798 28007 28217 28428 28642 28856 5 Tổng 100.288 101.802 103.603 105.811 108.568 112.095 116.705
46 Nhận xét:
Lượng chất thải rắn dự báo ở bảng trên cao hơn lượng thực tế thu gom được (bảng 3.1), do nhiều nguyên nhân như:
- Hệ thống thu gom thiếu đồng bộ, các xã ngoại thành chủ yếu tập trung thu gom tại các tuyến đường chính, các khu vực dân cư nằm sâu bên trong các ngõ hẻm chưa được thu gom triệt để, đúng yêu cầu. Vì vậy mà vẫn còn một lượng lớn rác thải không được thu gom, xử lý; chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết CTR nói riêng và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường nói chung trên địa bàn thành phố.
- Dụng cụ, thiết bị và phương tiện thu gom còn nhiều hạn chế
- Do thói quen sinh hoạt và ý thức của người dân chưa thực sự hiểu hết được tác hại của chất thải rắn nên chưa tập trung lại để xử lý.
Dựa vào bảng dự báo có thể thấy rằng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh đang ngày càng gia tăng với khối lượng lớn. Vì vậy việc đầu tư phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và đầu tư xử lý, tái sử dụng rác thải với những công nghệ thích hợp đang là một vấn đề cấp thiết cho việc quản lý chất thải rắn của thành phố Vinh trong thời điểm hiện tại và tương lai.
47
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI THÀNH PHỐ VINH
4.1. Mục tiêu chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Vinh [7] Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh là mục tiêu quan trọng Quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh là mục tiêu quan trọng của thành phố và của nước ta hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của chiến lược quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố là từng bước hình thành và thực hiện hệ thống quản lý chất thải rắn tại thành phố một cách đồng bộ, khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường, bảo vệ sức khỏe trong lành, tạo nên sự phát triển hài hòa và bền vững của thành phố.
Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu môi trường:
+ Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của thành phố vào năm 2020. + Đảm bảo tỉ lệ xử lý: 55% chôn lấp, 20% tái chế, 5% đốt (rác thải sinh hoạt độc hại) 20% sản xuất phân compost vào những năm sau năm 2013.
+ Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường gây ô nhiễm : nguồn nước, đất đai, không khí. Đảm bảo cảnh quan đô thị.
+ Bảo vệ sức khỏe của nhân dân thành phố, nhân dân sống gần khu vực xử lý chất thải, công nhân vệ sinh trực tiếp làm việc.
+ Tận dụng thành phần chất hữu cơ trong chất thải để cải tạo đất.
- Mục tiêu xã hội:
+ Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường.
+ Giảm tối đa công tác phục vụ cho chôn lấp. + Tạo một phần công ăn việc làm cho xã hội.
+ Là cơ sở cho việc hoàn chỉnh pháp luật, quy tắc, quy chế cho việc quản lý chất thải rắn.
- Mục tiêu về tài chính:
+ Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải. + Giảm một phần cho ngân sách .
48
+ Tăng thu nhập cho người lao động tham gia việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
+ Giảm dần sự phụ thuộc của công ty môi trường đô thị Nghệ An vào ngân sách Nhà nước.
4.2. Các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt
4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý rác thải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Hiện nay công tác quản lý rác thải chủ yếu do nhà nước đảm nhận. Do đó vấn đề cần đặt ra là phải tạo ra sự cạnh tranh trong các hoạt động, làm thay đổi nhận thức của mọi người rằng dịch vụ này không chỉ độc quyền của nhà nước, cần lôi kéo các thành phần kinh tế khác vào tham gia.
Căn cứ vào đường lối chiến lược, chủ trương của thành phố và điều kiện thực tế, việc xây dựng mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn của thành phố Vinh như sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước: Đảm bảo các khâu có vai trò chủ đạo như khâu thu gom, khâu vận chuyển và xử lý chất thải. Đặc biệt duy trì vệ sinh tại các khu trung tâm, khu vực quan trọng và các tuyến phố chính sẽ do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm.
- Các thành phần kinh tế khác: Để thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng, chính quyền thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác đảm nhận các khâu thu gom rác tại các khu vực ngõ xóm, khu vực ven đô và một phần công tác vận chuyển.
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào công tác quản lý rác thải sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng, đặc biệt là giảm được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm nguồn tài chính cho công tác quản lý chất thải rắn. Tuy nhiên, việc xã hội hoá này còn có nhiều vấn đề khó khăn, bởi lẽ đây là lĩnh vực không thu được lợi nhuận cao. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi để các công ty tư nhân hoặc các đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này. Trước mắt nên giao cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu gom và vận chuyển một phần rác dưới sự giám sát của cấp cơ sở (phố, phường). Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia dưới các hình thức liên doanh, BOT,
49
100% vốn nước ngoài để đầu tư cho khâu xử lý rác thải mang tính công nghệ hiện đại.
Hiện nay công ty môi trường đô thị Nghệ An đã và đang xây dựng các dự án