Thực trạng thu gom, vận chuyển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 41)

3.2.1.1. Công tác thu gom

Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh, rác thải được thu gom chủ yếu là từ các khu dân cư, các nơi công cộng hay nhà hàng, khách sạn. Một số cơ quan, xí nghiệp có ký kết hợp đồng với công ty TNHH một thành viên MT&ĐT để thu gom chất thải. Các xí nghiệp khác phải tự xử lý chất thải, thường là đốt hoặc chôn lấp trong địa phận của họ.

Chất thải rắn từ các hộ gia đình và các nơi khác đều được thu gom mà không qua phân loại. Trong thực tế, vẫn có sự phân loại tự phát do người thu mua phế liệu lựa chọn những phế thải có thể tái chế được ngay tại nguồn phát sinh, hay là do những người nhặt rác gom từ các điểm tập kết rác, riêng đơn vị thu gom rác họ sẽ tổ chức phân loại ngay tại bãi đổ rác trước khi xử lý. Việc thu gom rác thải được thực hiện theo hai bước như sau:

- Bước 1: Thu gom sơ cấp do Công ty TNHH một thành viên MT&ĐT tiến hành kết hợp với tổ vệ sinh môi trường của các phường, xã:

32

Vì không được trang bị dụng cụ thu gom nên các hộ gia đình tự thu gom rác trong ngày tại gia đình theo cách riêng của mình. Hàng ngày từ 17 giờ đến 19 giờ tối, người dân đem rác đổ vào xe đẩy tay khi nghe tiếng chuông của công nhân thu gom hoặc để ở ven đường và công nhân vệ sinh sẽ dùng xe đẩy tay đi thu gom rác. CTR sau khi thu gom sẽ được mang đến các điểm tập kết rác trên các trục đường chính của thành phố. Hiện tại thành phố có tổng 175 điểm tập kết được UBND thành phố lập ra.

- Bước 2: Thu gom thứ cấp do công ty TNHH một thành viên MTĐT tiến hành thu gom rác thải từ các điểm tập kết đến nơi xử lý rác:

CTR tại các điểm tập kết hầu hết được vận chuyển vào buổi tối từ 20 giờ đêm ngày hôm trước đến 5 giờ sáng ngày hôm sau đối với mùa hè và 6 giờ sáng ngày hôm sau đối với mùa đông. Riêng rác thải dịch vụ và các vùng ngoại vi thành phố sẽ được thu gom ban ngày từ 8 giờ đến 17 giờ cùng ngày.

 Tần suất thu gom

- Khu vực nội vi thành phố được thu gom thường xuyên hằng ngày - Các xã ngoại thành thu gom 1 lần/tuần theo định kỳ.

Hiện nay, công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An đã tiến hành triển khai thu gom rác đến hộ gia đình ở 366/372 khối xóm của 25 phường xã trên địa bàn thành phố với 366 nhân viên đạt tỷ lệ 98,4%. Những khối xóm chưa có dịch vụ thu gom tại nhà chủ yếu nằm ở khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố có 17 nhóm thu gom gồm 206 công nhân (công nhân của công ty) phục vụ thu gom rác thải đổ ra tại 175 điểm tập kết trên các trục đường.

3.2.1.2. Công tác vận chuyển

Về điểm tập kết: toàn thành phố có 175 điểm tập kết đóng trên các tuyến đường và phường xã. Công ty hiện có 15 xe chuyên dung để vận chuyển rác thải dung tích từ 6 – 8 m3, các xe này đều có hệ thống thủy lực để nâng các xe ba gác hoặc các thùng rác nhỏ.

Mục tiêu của công tác vận chuyển:

- Vận chuyển hết 100% lượng rác thu gom;

33 - Giảm tối đa chi phí vận chuyển; - Giữ gìn mỹ quan đường phố.

Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải đó là vị trí các điểm tập kết. Hiện nay các điểm tập kết thường được đặt ở các tuyến đường, thậm chí là ngay trên lòng đường gây khó khăn cho việc xe cuốn ép cẩu rác lên xe. Bên cạnh đó, phương tiện của công ty còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường gây tiếng ồn lớn, các mùi khó chịu gây ra qua quá trình ép rác trên xe, rác và nước rỉ rác rơi vãi trên đường trong quá trình làm việc. Do đó mà người dân thường phản đối việc đặt các điểm tập kết rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn điểm tập kết không tuân thủ theo nguyên tắc và không phù hợp với điều kiện môi trường cũng như cảnh quan đô thị khi mà lựa chọn bất cứ điểm nào có thể được để làm điểm tập kết thậm chí ngay cả trên lòng đường, tại các vườn hoa hay các điểm nhạy cảm với môi trường.

Nhiều năm trước đây, rác thải của thành phố hàng ngày được công ty MT&ĐT Nghệ An thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp Đông Vinh. Nhưng từ năm 2011 đến nay, toàn bộ rác thải sinh hoạt của thành phố được vận chuyển về Khu liên hiệp xử lý CTR Nghi Yên đổ thải.

3.2.2. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt [8]

Hiện nay, CTRSH thu gom trên địa bàn thành phố Vinh được đưa về xử lý tại bãi chôn lấp rác trong Khu liên hiệp xử lý CTR Nghi Yên, Nghi Lộc.

Phương pháp xử lý CTR tại Khu liên hiệp xử lý CTR Nghi Yên là phương pháp chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Quy trình xử lý rác thải tại Khu liên hiệp xử lý CTR Nghi Yên * Công tác tiếp nhận rác thải vào ô chôn lấp

Đường vào bãi Cân điện từ Vào ô chôn lấp Đổ rác

Ra đường Đóg dấu xác

34

Toàn bộ các xe vận chuyển rác thải chuyên dụng vào đổ tại ô chôn lấp phải tuân thủ theo sơ đồ công tác tiếp nhận chất thải trên và đổ rác đúng vị trí, tuân thủ theo hướng dẫn của công nhân điều hành bãi.

3.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với chất thải rắn

Tổ chức quản lý

Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Vinh – UBND thành phố Vinh là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố. Nhìn chung hệ thống quản lý CTRSH của thành phố Vinh trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành quả đáng kể. Hoàn thành kế hoạch của UBND tỉnh và thành phố giao cho về duy trì vệ sinh trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, không để rác tồn đọng, vận chuyển rác trên đường phố trước 4h sáng hàng ngày. Tỷ lệ thu gom CTRSH đạt 98% trên tổng số 92 tuyến đường. Ngày càng cải thiện thu nhập và nâng cao tinh thần cho các cán bộ công nhân viên ngành môi trường. Đội ngũ cán bộ công nhân thường xuyên được tập huấn nghiệp vụ về an toàn lao động. Cơ sở hạ tầng, máy móc đang dần được hiện đại hóa để đáp ứng nhu cầu mới của công tác vệ sinh môi trường. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các phường xã để tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về bảo vệ môi trường.

Phương tiện thu gom [6]

Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường trên thành phố hiện nay là Công ty TNHH Một thành viên MT&ĐT Nghệ An, với lượng nhân lực và cơ sở vật chất cụ thể là:

- Nhân lực hiện tại: 216 công nhân

- Cơ sở vật chất: + 15 xe cuốn ép chuyên dụng + 02 xe tưới đường + 02 xe hút bể phốt + 05 xe tải + 03 máy ủi + 01 xe hút bụi + 800 xe đẩy tay

35

Hiện nay đơn vị thu gom rác được nhà nước đầu tư trang thiết bị, máy móc để thực thi nhiệm vụ, tuy nhiên năng lực thiết bị của các đơn vị còn khiêm tốn, chủ yếu là các phương tiện, dụng cụ và thiết bị thô sơ, chưa thể đáp ứng được yêu cầu phát triển mở rộng phạm vi hoạt động.

Với thiết bị và nguồn nhân lực như vậy thì đơn vị thu gom chưa thu gom triệt để được CTRSH phát sinh trên địa bàn thành phố, đặc biệt là 9 xã của thành phố. Do vậy, đơn vị thu gom cần phải đầu tư trang thiết bị và nhân lực để thu gom được triệt để lượng CTRSH phát sinh.

3.2.4. Đánh giá chung hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố * Ưu điểm * Ưu điểm

- Công tác thu gom diễn ra thường xuyên, kịp thời đảm bảo các tuyến đường trên địa bàn thành phố được sạch sẽ, thông thoáng, giảm tình trạng ứ đọng gây ô nhiễm, mất mỹ quan thành phố.

- Công tác vận chuyển kịp thời, không để rác tồn đọng quá 24h, tránh tình trạng phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi các vi sinh vật gây mùi hôi thối ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

- Tại các điểm tập kết rác, sau khi xe cuốn ép đến lấy rác thì công tác vệ sinh được thực hiện, không có tình trạng nước rỉ rác hay rác rơi vãi sót lại gây ô nhiễm.

- Công tác tuyên truyền nâng cáo nhận thức của người dân được tiến hành thường xuyên, liên tục. Theo số liệu điều tra cho thấy 100% hộ gia đình đều được tuyên truyền về công tác giữ gìn vệ sinh tại các khu dân cư, vận động tham gia các hoạt động môi trường tại khối (xóm) thông qua các hình thức như loa phát thanh của phường (xã), qua các cán bộ tại địa phương.

- Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vinh trong những năm gần đây đã nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình ủng hộ của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

* Tồn tại

- Các điểm tập kết chưa được quy hoạch, với số lượng 175 điểm tập kết trên 92 tuyến đường và chủ yếu đặt ở vỉa hè, lòng đường dẫn đến khó khăn cho công tác

36

thu gom, vận chuyển rác thải, gia tăng kinh phí xăng dầu, nhân lực để thực hiện, ảnh hưởng đến mỹ quan thành phố và môi trường.

- Phương tiện của công ty đã cũ nên trong quá trình cẩu rác thường có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác bốc ra gây ảnh hưởng đến môi trường, vì vậy người dân thường phản đối việc đặt các điểm cẩu rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu rác thường không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cứ nơi nào có thể được thậm chí ngay tại các vườn hoa hoặc các điểm nhạy cảm với môi trường.

- Chưa có hệ thống các thùng rác công công cộng để thu gom rác thải đối với người đi đường.

- Kinh phí mua thiết bị xử lý vệ sinh chưa cân đối ngân sách của nhà nước, như xe ép rác, máy ủi san lấp bãi rác và xe vận chuyển đất đá xây dựng còn thiếu.

- Ý thức của một số bộ phận dân cư đối với công tác vệ sinh môi trường chưa cao như còn vứt rác bừa bãi, thiếu tính tự giác trong việc chấp hành giờ đổ rác theo quy định.

- Số liệu thống kê về thành phần rác thải chưa được cập nhật và đảm bảo độ chính xác cao.

- Hệ thống thu gom và vận chuyển rác còn thiếu và sơ sài, chưa đảm bảo thu gom toàn bộ lượng rác thải trên địa bàn.

- Phân loại chất thải rắn tại nguồn là công việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong công tác xử lý chất thải nhưng chưa được quan tâm và triển khai thực hiện.

3.3. Kết quả khảo sát đánh giá công tác quản lý CTRSH qua phiếu điều tra Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng việc tiến hành khảo sát qua phiếu điều tra nhằm nắm một số thông tin từ các hộ gia đình về tình hình thu gom vận chuyển và công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Vinh. Theo đó, tôi đã phát phiếu điều tra cho 100 người dân đại diện cho 100 hộ gia đình tại 4 phường, xã: Phường Hà Huy Tập, Đội Cung, Bến Thủy và xã Nghi Ân. Được sự giúp đỡ và phối hợp của các hộ gia đình, tôi đã thu được những kết quả như sau.

37

3.3.1. Kết quả khảo sát hiểu biết của người dân về chất thải rắn và ô nhiễm chất thải rắn thải rắn

- Hiểu biết của người dân về chất thải rắn

Có 49% người dân hiểu đúng về khái niệm chất thải sinh hoạt, nắm vững những thành phần chính có trong rác thải sinh hoạt nhưng chưa hoàn toàn có cái nhìn đúng về sự phân loại rác hữu cơ và rác thải có thể tái sử dụng.

Bảng 3.2: Hiểu biết của người dân về rác thải hữu cơ và rác thải tái sử dụng

Rác thải hữu cơ Rác thải tái sử dụng

Số hộ gia đình 63/100 68/100

Tỷ lệ 63% 68%

=> Thể hiện qua biểu đồ:

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện hiểu biết của người dân về rác thải hữu cơ và rác thải tái sử dụng

Qua thống kê kết quả khảo sát đối với hộ gia đình thì 100% hộ gia đình cho rằng việc vứt rác bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho con người. Theo ý kiến của người dân thì 62% các hộ gia đình cho rằng nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi chính là do ý thức của người dân còn kém, bên cạnh đó công tác thu gom không hiệu quả cũng là một nguyên nhân quan trọng chiếm 28% và từ những

38

nguyên nhân khác chiếm 10%. Điều này có thể thấy rằng nhận thức của người dân rất cao nhưng vẫn còn nhiều người có ý thức chưa tốt. Hiện trạng xả rác bừa bãi vẫn còn xảy ra do trên địa bàn thành phố không có các thùng rác công cộng.

Rác thải trên toàn thành phố được thu gom triệt để bởi Công ty Môi trường và Đô thị Nghệ An, song một số xã ngoại thành do diện tích sân vườn rộng rãi nên một số nơi vẫn xử lý bằng cách đốt tại nhà. Tại các phường thuộc nội vi thành phố, rác thải được người dân tập kết lại trước cổng nhà rồi Đội vệ sinh môi trường đi thu gom, hoặc đợi xe thu gom đi qua để đổ thải.

3.3.2. Kết quả khảo sát hiểu biết của người dân về công tác quản lý chất thải rắn - Khảo sát sự quan tâm và hiểu biết của người dân về công tác phân loại rác - Khảo sát sự quan tâm và hiểu biết của người dân về công tác phân loại rác tại nguồn

Chương trình phân loại rác tại nguồn có thực sự được triển khai và thực hiện trên địa bàn thành phố hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng tình và phối hợp của cộng đồng dân cư. Nhằm tìm hiểu và đánh giá khả năng nhận thức của các hộ gia đình về vấn đề liên quan đến quá trình phân loại rác tại nguồn, tôi đã khảo sát 100 người đại diện cho 100 hộ gia đình. Kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát phân loại rác tại nguồn

STT Nội dung câu hỏi Trả lời Tỷ lệ

1 Có biết đến hoạt động phân loại rác tại nguồn Biết 93% Không biết 7% 2 Gia đình có phân loại trước khi đổ thải

Có 18%

Không 59%

Thỉnh thoảng 23%

3

Nhận thức về việc tiến hành phân loại

rác

Quá rắc rối, phức tạp 19%

Hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển

của thành phố 81%

4 Có sẵn sàng thực hiện

Có 71%

39

Hình 3. 3: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người dân biết đến hoạt động phân loại rác tại nguồn

Khi được hỏi về mức độ quan tâm của người dân đến hoạt động phân loại rác tại nguồn thì trong 100 hộ được hỏi có 39 hộ cho rằng hoạt động này nhằm mục đích bảo vệ môi trường, còn lại đa phần các hộ chỉ quan tâm tới lợi ích từ việc phân loại đó là bán ve chai hay tận dụng thức ăn thừa cho gia súc…

Liên quan đến hoạt động phân loại rác, hầu hết các hộ đều cho rằng khả năng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)