4.2.2.1. Thu gom rác ở các hộ dân
- Đối với các hộ nằm ở mặt tiền, hẻm lớn trên đường trung tâm: Nên sử dụng bao bì tự phân hủy sinh học làm dụng cụ chứa rác, bao nilon có thể có dung tích 5, 10, 15 lít tùy theo mức độ thải của từng gia đình. Rác thải trong ngày đổ vào bao, cột kín, đến giờ thu gom các hộ gia đình đem bao rác để trước nhà, bên lề đường hoặc bỏ các bao bì vào các thùng chứa rác công cộng đặt trên các con đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân vệ sinh thu gom rác.
- Đối với các hộ nằm ở các đường phố nhỏ, hẻm: Do các hộ nằm trong các đường phố nhỏ và các con hẻm nên việc thu gom không thể thực hiện được bằng các phương tiện cơ giới do đó vẫn phải dùng xe đẩy tay như hiện nay, cứ 2 công nhân/xe, đến từng hộ thu gom rác (rác có thể đựng trong bao bì hoặc các thùng rác) sau đó đưa về điểm tập kết. Thu rác ở các tuyến đường này nên bắt đầu từ 4h - 6h sáng.
- Đối với các hộ nhà nông, nhà vườn: Từng hộ gia đình chuẩn bị thùng chứa rác, đợi công nhân vệ sinh môi trường đi qua và mang rác đổ vào xe. Thùng rác thường dung cho các hộ gia đình là thùng rác loại 20l, 25l, 30l, 45l. Hướng dẫn và nhắc nhở người dân mang rác ra đổ đúng giờ quy định.
4.2.2.2. Thu gom rác đường phố
Để giữ gìn đường phố sạch đẹp và góp phần bảo vệ môi trường đô thị, rác đường phố phải được thu gom nhiều lần trong ngày. Rác đường phố là loại rác hỗn tạp, do đó trong quá trình thu gom công nhân vệ sinh có trách nhiệm phân loại các thành phần có thể tái chế, tái sử dụng được.
50
Việc quét rác đường phố nên thực hiện vào ban đêm (từ 22h - 24h) hoặc sáng sớm (từ 4h - 6h) tránh bị ảnh hưởng bởi các hoạt động lưu thông của xe cộ trên đường. Tuy nhiên, cần phải trang bị cho công nhân quần áo bảo hộ lao động có phản quang mặt trước và mặt sau để tránh xảy ra tai nạn.
Công nhân quét và hốt rác trên đường đổ đầy xe đẩy tay vận chuyển về điểm tập kết, tiếp tục thực hiện chuyển tiếp theo cho đến khi hết tuyến đường quy định. Trung bình mỗi công nhân đảm trách khoảng 1 - 2 km đường. Cự ly từ địa bàn quét đến điểm tập kết khoảng 1 - 2 km đường.
4.2.2.3. Thu gom rác công cộng
Ở các khu vực công cộng như công viên, câu lạc bộ, khu vui chơi giải trí, sân vận động, bãi biển phải trang bị các thùng rác công cộng cho từng loại rác, thùng màu xanh đựng rác thực phẩm, thùng màu đỏ đựng rác có thể phân hủy và phải có bảng hướng dẫn cụ thể trên mỗi thùng. Thùng rác phải đúng quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường. Dọc các đường phố lớn có nhiều khách vãng lai hay dọc các bờ kênh, bờ kè, bãi biển phải đặt các thùng rác công cộng có dung tích 100 - 300 lít với quy cách tiện cho việc bỏ rác vào thùng cũng như dễ lấy rác đi.
4.2.2.4. Thu gom rác ở các cơ quan hành chính
Các cơ quan hành chính trên địa bàn lượng rác thải sinh hoạt không nhiều, chỉ cần trang bị các thùng rác công cộng đặt tại các vị trí thích hợp tại các cơ quan và các thùng rác này phải được chuyển ra trước cửa cơ quan vào lúc tối cho xe thu gom rác dọn tuyến đường sẽ thu gom vào lúc sáng sớm.
4.2.2.5. Thu gom rác nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống lớn
Các thùng rác tại các nhà hàng khách sạn phải để ở những vị trí mà việc thu gom diễn ra nhanh chóng, gon nhẹ, không làm mất đi mỹ quan của nhà hàng, khách sạn, quán ăn lớn. Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ quy định để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và mua bán, không để tồn đọng trong ngày, phải thu gom hết khối lượng rác thải phát sinh trong ngày.
51
4.2.3. Giải pháp về công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt 4.2.3.1. Giải pháp tăng cường trang thiết bị vận chuyển 4.2.3.1. Giải pháp tăng cường trang thiết bị vận chuyển
Trang thiết bị của toàn thành phố phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác còn thiếu và chưa đúng quy định, vì vậy việc tăng cường các phương tiện thủ công và cơ giới cho đơn vị quản lý rác là hết sức cần thiết. Cần đầu tư và sử dụng thùng rác dung tích 120l, 240l đặt trên các tuyến đường để đựng rác từ các hộ gia đình lân cận và người đi đường.
4.2.3.2. Giải pháp lựa chọn vị trí làm điểm tập kết
Việc lựa chọn một địa điểm trong khu dân cư để làm điểm tập kết cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Chất lượng tuyến đường, chiều rộng của tuyến đường và lề đường phải đảm bảo hoạt động của điểm tập kết không ảnh hưởng đến giao thông đi lại.
- Không bố trí điểm tập kết tại các khu vực danh lam thắng cảnh, khu du lịch, các di tích lịch sử, chùa, nhà thờ. Trong trường hợp bất khả kháng, việc bố trí điểm tập kết tại các khu vực này phải được thực hiện vào thời điểm phù hợp trong ngày, sau khi hoàn tất việc lên rác, điểm tập kết phải được xịt rửa nước để vệ sinh và khử mùi hôi.
- Vị trí điểm tập kết có thể thay đổi tùy theo thời gian hoạt động, thời tiết... và phải được bố trí đầu các tuyến đường thuận tiện cho việc thu gom và rút ngắn quãng đường di chuyển cho công nhân.
- Một xe ép rác có thể phải tập kết rác nhiều điểm tập kết (trung bình 1 - 3 điểm tập kết tùy theo tải trọng xe, tuyến thu gom) hoặc vừa thu gom rác hộ dân dọc đường phố chính vừa thu gom rác tại các xe đẩy dọc tuyến đường hay tiếp nhận rác từ các xe đẩy tay thu gom rác trong các hẻm.
- Thời gian tới bố trí mỗi khu phố nên có một điểm tập kết dễ cho việc thu gom và vận chuyển.
Thời gian hoạt động của điểm tập kết
Thời gian hoạt động của điểm tập kết cũng phải tuân theo một số các yêu cầu sau:
52
- Phân bổ thời gian gom rác tại các khu vực hợp lý để phù hợp với thời gian hoạt động của điểm tập kết, tạo điều kiện cho việc vận chuyển rác được liên tục, tránh tình trạng xe rác phải lưu lại khá lâu và sự nối đuôi của các xe đẩy vào giờ cao điểm.
- Thời gian hoạt động của điểm tập kết không được nằm trong giờ cao điểm về giao thông.
- Vệ sinh môi trường tại các điểm tập kết.
- Các loại xe đẩy tay và xe ép rác phải được thiết kế phù hợp để việc chuyển rác lên xe ép nhanh chóng và không rơi vãi rác thải xuống lòng đường.
4.2.4. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải 4.2.4.1. Sử dụng công cụ pháp luật 4.2.4.1. Sử dụng công cụ pháp luật
Sử dụng công cụ pháp lý để tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Vinh. Theo đó, các cơ quan nên áp dụng một cách triệt để luật pháp vào công tác quản lý, khuyến khích các hoạt động giữ gìn và bảo vệ vệ sinh môi trường théo Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó cũng như cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Nghị định 81/2006/NĐ- CP.
4.2.4.2. Sử dụng công cụ kinh tế [11]
Áp dụng công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường cũng mang lại nhiều hiệu quả khi cơ chế thị trường cạch tranh sẽ giúp cho người tiêu dùng và nhà sản xuất có sự lựa chọn trong việc sử dụng sản phẩm và sử dụng nguyên nhiên liệu. a, Hệ thống ký quỹ hoàn chi
Hiện tại, chúng ta có thể áp dụng hệ thống này cho một số sản phẩm như : sản phẩm đóng chai, lon đồ hộp, lon đồ uống, bình ắc quy xe gắn máy, các sản phẩm có bao bì đóng gói lớn như bao ximăng, bao đựng thức ăn gia súc, đựng thực
phẩm như gạo, bột các loại, …
b, Các khoản trợ cấp
Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý và xử lý CTR. Hiện nay, chúng ta có thể áp dụng đối
53
+ Trợ cấp cho các nhà sản xuất để khuyến khích việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải.
+ Trợ cấp cho các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu là rác thải để khuyến mở rộng hoạt động sản xuất cũng như khuyến khích mọi thành phần tham gia.
c, Các loại thuế và phí
- Phí sản phẩm
Phí sản phẩm sẽ được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, túi nhựa, phân
bón, thuốc trừ sâu, lốp xe, nguyên vật liệu.
Các phí sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng
cao đáng kể.
Điều này cũng giống như trường hợp thu lệ phí thu gom ở địa bàn thành phố, lệ phí thu gom thấp không đủ để thực hiện các công tác xử lý và nhà nước vẫn còn
phải bao cấp chi phí cho công tác quản lý CTR sinh hoạt. - Thuế nguyên liệu
Người phải chi trả loại thuế này là các nhà sản xuất khi sử dụng các nguyên nhiên liệu làm ô nhiễm môi trường hay khai thác khoáng sản để làm nguyên nhiên liệu trong sản xuất. Mức thuế căn cứ vào tác động đối với môi trường của sản xuất và tiêu thụ, có tính đến khả năng tái chế và tái sử dụng.
4.2.4.3. Giải pháp thu hồi, tái chế tái sử dụng rác thải sinh hoạt
Hoạt động thu hồi, tái chế 1 có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực:
- Giảm đáng kể lượng rác thải phải xử lý và giảm tác động đến môi trường. - Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn, tiết kiệm tài nguyên.
- Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý các loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao. Do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý.
54
- Tái sản xuất ra 1 lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất (đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước).
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu từ hoạt động tái chế chất thải.
Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt đó, hoạt động tái chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cho những người hoạt động trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải.
Các loại vật liệu có thể tái chế thu hồi:
Giấy, cao su, chất dẻo thủy tinh, kim loại sắt, chất hữu cơ, vô cơ là những sản phẩm chủ yếu cơ thể được thu hồi từ rác thải.
Hoạt động thu hồi tái chế phế liệu:
- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra mục đích sử dụng khác.
- Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông - sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản xuất dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.
4.2.4.4. Giải pháp phân loại rác tại nguồn
Mục đích chính của việc phân loại rác tại nguồn là nhằm thu hồi các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Do đó, việc phân loại rác tại nguồn sẽ mang lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Rác thải ra từ các hộ gia đình sẽ được phân loại thành:
Rác thải sẽ được phân loại thành hai phần đó là rác thải có khả năng tái chế và rác thải không có khả năng tái chế.
Các loại rác này được đựng riêng trong những túi nhựa có khả năng tái sinh, có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh môi
55
trường sẽ thu gom những túi đựng rác đó và vận chuyển đi. Với những rác đó có thể tái chế thì sẽ được công ty TNHH một thành viên MTĐT Nghệ An thu mua theo giá thị trường (nhằm giảm thiểu đội ngũ thu mua ve chai, hạn chế tình trạng thu gom rác tự phát, thiếu sự kiểm soát của nhà nước đối với các hộ thu mua phế liệu dân lập hiện nay). Nếu gia đình nào phân loại rác không đúng sẽ bị đại diện cụm dân cư nhắc nhở hoặc gửi giấy báo phạt tiền.
Hình 4. 1: Quy trình phân loại rác tại nguồn
Dựa vào sơ đồ trên ta thấy: Rác thải có khả năng tái chế sẽ được dùng để tái chế, còn những loại rác thải không có khả năng tái chế sẽ phân loại ra và đem đi xử lý với các phương pháp khác nhau như thiêu đốt, sản xuất phân Compost và chôn lấp. Nguồn chất thải Phân loại Rác có khả năng tái chế Rác không có khả năng tái chế Rác độc hại (thùng đen) Rác phân hủy được (thùng xanh) Rác khó phân hủy (thùng đỏ) Cơ sở tái chế Thiêu đốt Sản xuất phân Compost Bãi chôn lấp
56
4.2.4.5. Giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
a, Vai trò của cộng đồng
Trong mọi quốc gia trên thế giới, nhà nước luôn chịu trách nhiệm bảo đảm sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ ở các nơi công cộng trong thành phố nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh.
Ngay cả với các hệ thống tinh vi và kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay thì cũng không thể nào giải quyết được tất cả các loại rác thải ra ngoài thành phố, do đó cần thiết phải có sự giúp đỡ cộng đồng. Không có sự giúp đỡ cộng đồng, sẽ vẫn còn rác vương vãi khắp nơi mà không có hệ thống quản lý nào trên thế giới có thể điều hành hết được.
Sự tham gia của cộng đồng nên tập trung vào vấn đề cá nhân ngay trong những vấn đề nhỏ như:
- Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong các thùng rác và bao bì đúng cách (theo quy định, mỗi hộ dân nên có một thùng rác).
- Đổ rác đúng giờ tại những nơi mà hệ thống công cộng sẽ đến thu rác.
- Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác dọc đường phố.
b, Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem như công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi