Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị ở nước ta

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 25)

Công tác thu gom thông thường sử dụng hai hình thức là thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp. Chất thải rắn đô thị sau khi thu gom và tập kết tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển thì sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến khu xử lý.

Tỷ lệ chất thải rắn được chôn lấp hiện chiếm khoảng 76 – 82% lượng chất thải rắn thu gom được (trong đó có khoảng 50% chôn lấp hợp vệ sinh và 50% chôn lấp không hợp vệ sinh). Thống kê trên toàn quốc có 98 bãi chôn lấp chất thải tập trung ở các thành phố lớn đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi được coi là hợp vệ sinh. Ở phần lớn các bãi chôn lấp, việc chôn lấp rác được thực hiện hết sức sơ sài.

Đốt chất thải sinh hoạt đô thị chủ yếu ở các bãi rác không hợp vệ sinh: sau khi rác thu gom được đổ thải ra bãi rác phun chế phẩm EM để khử mùi và định kỳ phun vôi bột khử trùng, rác để khô rồi đổ dầu vào đốt. tuy nhiên vào mùa mưa, rác bị ướt không được hoặc bị đốt không triệt để. Ước tính khoảng 40 ÷ 50% lượng rác đưa vào bãi chôn lấp không hợp vệ sinh được đốt lộ thiên.

Thời gian tới, công nghệ cử lý chất thải rắn tại Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng, tuy nhiên một số công nghệ không đáp ứng được yêu cầu. Bộ Xây dựng đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh

16 hoạt để thúc đẩy các công nghệ phù hợp. 1.4. Tổng quan về thành phố Vinh [9] Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh 1.4.1. Đặc điểm tự nhiên 1.4.1.1. Vị trí địa lí - Diện tích 105,07 km2 - Dân số: 314.971 người (2014) - Dân tộc chủ yếu: Kinh

- Tổng số xã, phường: 25 (16 phường, 9 xã) - Thành phố Vinh có tọa độ địa lý:

+ Từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc

+ Từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ Đông - Giáp với các đơn vị hành chính:

17 + Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên.

+ Phía Đông giáp huyện Nghi Lộc và tỉnh Hà Tĩnh. + Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.424 km và cách trung tâm kinh tế miền Trung là thành phố Đà Nẵng 472 km về phía Nam, cách thủ đô Viên Chăn (Lào) 400km về phía Tây.

Vinh là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc - Nam và Đông - Tây, có các tuyến giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, ngoài ra Vinh cũng là đầu mối quan trọng của các tuyến đường Quốc lộ 7, 8, 46, 48 đi sang Lào, Đông Bắc Thái Lan và đi đến các huyện trong tỉnh. Sân bay Vinh hiện đang phục vụ các chuyến bay trong nước, tương lai sẽ mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại trong khu vực và quốc tế.

1.4.1.2. Điều kiện địa hình, thủy văn

Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển Đông. Sau này sông Lam đổi dòng chảy về mạn Rú Rum, thì miền đất này còn nhiều chỗ trũng và được phù sa bồi lấp dần. Địa hình bằng phằng và cao ráo nhưng không đơn điệu, có núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam thơ mộng bao quanh, tạo nên cảnh quan thiên nhiên của thành phố rất hài hòa và khoáng đạt.

1.4.1.3. Khí hậu

Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt và có sự biến động lớn từ mùa này sang mùa khác.

Nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42,1°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4°C. Độ ẩm trung bình 85 – 90%. Số giờ nắng trung bình 1.696 giờ. Năng lượng bức xạ dồi dào, trung bình 12 tỷ Keal/ha năm, lượng mưa trung bình hàng năm 2.000mm thích hợp cho các loại cây trồng phát triển.

Có hai mùa gió đặc trưng: Gió Tây Nam – gió khô xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 9 và gió Đông Bắc – mang theo mưa phùn lạnh ẩm ướt kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

18

1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng 1.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 1.4.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế của thành phố Vinh nói chung có tốc độ phát triển khá cao trên nhiều lĩnh vực, giai đoạn 2001 - 2010 có bình quân tăng trưởng trên 15%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả tỉnh. Với chức năng là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua nền kinh tế của thành phố Vinh đã phát triển khá.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng so với cùng kỳ năm 2009 tăng 16,7%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 18,5%, dịch vụ tăng 15,6%. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất so với cùng kỳ năm tăng 19%. Tổng vốn đầu tư toàn thành phố đạt 5.780 tỷ đồng, tăng 24,4%. Sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu tăng trên 15%, thu ngân sách nhà nước đạt 792 tỷ đồng bằng 163,3% kế hoạch.

Năm 2010, với chủ đề “Văn minh - Kỷ cương - Phát triển”, thành phố đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra. Trong đó kinh tế có 8 chỉ tiêu, xã hội có 10 chỉ tiêu, môi trường 3 chỉ tiêu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 7.490 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất đạt 9.990 tỷ đồng, đạt trên 101% kế hoạch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế duy trì tích cực, trong đó công nghiệp chiếm tỷ lệ 41%, dịch vụ 57,3%, nông nghiệp chỉ còn 1,61%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38,1 triệu đồng.

Năm 2011 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVII, Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Vinh lần thứ XXII và kế hoạch 5 năm 2011 - 2015... Đây là năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo tiền đề thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Chỉ tiêu trong năm 2011 về kinh tế là: giá trị sản xuất đạt 11.895,4 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 47,6 triệu đồng; thu ngân sách đạt từ 3.200 - 3.300 tỷ đồng.

Về cơ cấu kinh tế, thành phố Vinh có sự chuyển hướng tích cực. Hiện nay ngành dịch vụ - thương mại chiếm khoảng 55% lao động của toàn thành phố. Tiếp đó là công nghiệp - xây dựng chiếm 40% và nông lâm nghiệp chiếm phần còn lại (5%).

19 - Về sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp đã đóng góp tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thành phố. Các khu, cụm công nghiệp chính đã hình thành và đi vào hoạt động như khu công nghiệp Bắc Vinh, khu công nghiệp Đông Vĩnh, Nghi phú... Một số cơ sở công nghiệp đi vào hoạt động hiệu quả, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế như nhà máy bia Nghệ An, nhà máy ép dầu... Số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên địa bàn tăng nhanh và hoạt động có hiệu quả, riêng năm 2010, toàn thành phố đã thành lập mới được 945 doanh nghiệp, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2009. Bên cạnh đó, các hợp tác xã cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng phi nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp chú trọng quan tâm phát triển các làng nghề.

+ Khu công nghệ cao: Công viên phần mềm VTC (Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC), Công viên Công nghệ Thông tin Nghệ An Park (Tập đoàn Bưu chính viễn thông VNPT)

+ Cụm công nghiệp dệt may, khai thác cảng Bến Thủy. + Cụm công nghiệp sản xuất Vật liệu xây dựng Trung Đô.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 1 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp:

+ Khu công nghiệp Bắc Vinh + Cụm công nghiệp Nghi Phú + Cụm công nghiệp Hưng Lộc

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Vinh, trong tương lai hứa hẹn mang lại cho thành phố những lợi ích đáng kể, bên cạnh đó cũng làm phát sinh không ít các vấn đề môi trường cần phải giải quyết. Lượng rác thải công nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều và ngày càng phức tạp, nếu như hệ thống quản lý không có các biện pháp xử lý kịp thời thì trong tương lai sẽ không thể kiểm soát hết được các vấn đề môi trường nảy sinh.

- Về hoạt động dịch vụ

Việc quy hoạch, xây dựng và cải tạo mở rộng các chợ lớn như chợ Vinh, chợ Ga Vinh và chú trọng đầu tư, khai thai các chợ nhỏ, chợ khu dân cư, triển khai đề án quy hoạc xây dựng hệ thống, phố chuyên doanh đã được phê duyệt và thực hiện,

20

dần dẹp bỏ các chợ tự phát không theo quy hoạch. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cũng khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các hộ, các cơ sở kinh doanh hoạt động tăng nguồn thu như các nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn. Tập trung xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn. Hiện nay, thành phố Vinh có các siêu thị lớn như: Intimex, Maximax, Vạn Xuân, CK Palaza, Big C Vinh... Thành phố đang triển khai dự án xây dựng khu phố thương mại Vinh trên trục đường ven sông Lam, đoạn Vinh – Cửa Lò. Tại đây sẽ xây dựng một trung tâm thương mại lớn gắn với hệ thống siêu thị cao trên 30 tầng, ngoài ra còn có tổ hợp các khách sạn cao cấp, khu văn phòng cao trên 20 tầng tạo thành một khu thương mại du lịch lý tưởng mang tầm khu vực, một hệ thống đô thị thương mại ven sông. Theo thống kê, giá trị gia tăng của hoạt động thương mại - dịch vụ trên thị trường năm 2010 ước đạt 4.735 tỷ đồng. Như vậy, nhịp độ tăng bình quân trong 5 năm (2006 - 2010) đạt 24,6%, vượt 8% so với mục tiêu đề ra. Đây là mũi kinh tế phát triển có tốc độ nhanh nhất của thành phố trong chặng đường vừa qua.

Lĩnh vực du lịch thành phố Vinh cũng khởi sắc do đầu tư hạ tầng trong 5 năm qua lớn và có trọng điểm. Những đầu tư lớn đã hoàn thành bắt đầu phát huy tác dụng đáng kể như: hoàn thành đền thờ vua Quang Trung giá trị đầu tư 22,7 tỷ đồng; đường du lịch ven Sông Lam, tổng mức đầu tư 74,8 tỷ đồng; tuyến giao thông Núi Quyết 51,4 tỷ đồng... Ngoài ra, hệ thống nhà hàng khách sạn được xây dựng thêm và nâng cấp hiện đại. Đến nay trên địa bàn có 94 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 420 phòng đủ tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó doanh thu du lịch ngày một tăng. Năm 2005 mới đạt 97,1 tỷ đồng, đến năm 2010 đã lên tới 2.716 tỷ đồng. Du lịch cũng là nhóm phát triển nhanh của nền kinh tế thành phố.

Như vậy, nếu ta xét giá trị thực hiện hoạt động dịch vụ của thành phố Vinh từ năm 2005 đến năm 2010, tình hình ngày càng khả quan. Mục tiêu đại hội đề ra đến năm 2010 đạt 3.906 tỷ đồng (theo giá 1994) thì theo ước tính của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đạt 3.814 tỷ đồng.

Về hoạt động quản lý đô thị: Thành phố Vinh đã tập trung chỉ đạo công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, tích cực triển khai giải tỏa hành lang an toàn giao thông, chỉnh trang đô thị; hoàn thành và tổ chức công bố quy hoạch sử dụng

21

đất đến năm 2020; thực hiện tổng kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; xây dựng khung giá đất thành phố năm 2011, được dư luận đồng tình và đánh giá cao.

1.4.2.2. Cơ sở hạ tầng của thành phố

- Viễn thông-Bưu chính: Cơ sở hạ tầng viên thông được hiện đại hóa đồng bộ

với: Tổng đài NEAX 20.000 số; 9 trạm vệ tinh RLU.NEAX; mạng cáp quang truyền dẫn trên 14km cùng với các mạng ngoại vi khác được lắp đặt và đáp ứng yêu

cầu dịch vụ thông tin liên lạc nhanh chóng chính xác với độ tin cậy cao

- Hệ thống đường dây điện: Thành phố Vinh được cấp điện từ điện quốc gia

220KV theo tuyến Hòa Bình – Thanh Hóa – Vinh. Tại Vinh có trạm nguồn 220/110KV công suất 1x125MVA và trạm trung gian 110/35/10KV công suất 2x25MVA, lưới điện thế có 3 cấp điện áp phủ kín toàn thành phố: lưới 35KV dài 30.2km, lưới 10KV dài 39km, lưới 6KV dài 44km.

- Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống thoát nước của thành phố được chia

thành 3 hướng chính:

+ Hướng 1: Thoát nước cho khu vực phía bắc thành phố qua cầu Bàu, kênh Bắc đổ ra rào Đừng.

+ Hướng 2: Thoát nước cho khu vực phía nam thành phố qua mương số 2, số 3 và kênh Hồng Bàng để ra sông Vinh.

+ Hướng 3: Thoát nước cho khu vực phía tây thành phố qua kênh số 1 đổ ra sông Vinh và kênh số 4 để ra sông Kẻ gai.

Chiều dài kênh cấp 1: 20,2km; mương cấp 2: 73,9km; mương cấp 3: 53,5km. Hiện tại các kênh thoát nước thải chung với kênh thoát nước mưa và nói chung nước thải chảy ra sông chính chưa được xử lý.

Nguồn cấp nước cho thành phố gồm nước máy, nước giếng khơi, giếng khoan và nước mưa trong đó số hộ dùng nước máy chiếm gần 50%. Nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước Vinh (phường Cửa Nam) với công suất 20.000m3/ngày-đêm. Đang xây dựng nhà máy mới có công suất 60.000m3/ngày- đêm. Mạng lưới đường ống cấp 1, cấp 2 chủ yếu phân bố ở khu vực nội thành, tổng chiều dài đường ống hơn 60km (ø100 – ø400)

22

- Tiềm lực giao thông: Hệ thống giao thông của thành phố bao gồm đường

bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ, rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy xuyên qua trung tâm thành phố theo hướng Bắc - Nam với chiều dài 10km đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia. Vinh là đầu mối của các tuyến đường đi các huyện trong tỉnh, đi Lào và đông bắc Thái Lan.

+ Đường sắt: Đường sắt xuyên Việt chạy qua phía tây thành phố có ga Vinh là ga đầu mối quan trọng có nhà ga, sân ga thoáng rộng đã được nâng cấp rất thuận lợi trong việc luân chuyển hành khách và hàng hoá đi các tỉnh trong nước.

+ Đường thuỷ: Hệ thống sông ngòi bao quanh phía tây đông và phía nam thành phố là điều kiện thuận lợi cho giao lưu với các huyện trong tỉnh. Sông Lam có độ sâu 2 - 4m có cảng Bến Thuỷ là một cảng hàng hoá lâu đời của Bắc miền trung có khả năng cho tàu dưới 2.000 tấn ra vào thuận lợi.

+ Đường không: Sân bay Vinh có các chuyến bay đi Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và đang được nâng cấp để mở rộng các chuyến bay quốc tế.

Mạng lưới giao thông nội thị có 765km đường giao thông các loại hầu hết đã rải nhựa hoặc đổ bê tông xi măng; tỷ lệ đường rộng trên 12m chiếm 15,7%, mật độ đường giao thông đạt 12km / km2 có 2 bến xe trong đó bến xe khách 79 – đường Lê Lợi có diện tích 2.500m2 nằm ở trung tâm thành phố có sức chứa 80 xe, 1 bến xe phục vụ buôn bán lưu thông hàng hoá nằm ở phía nam chợ Vinh (còn gọi bến xe chợ Vinh) có sức chứa trên 50 xe.

1.4.3. Tình hình phát triển văn hóa xã hội

Trong năm 2010, lãnh đạo thành phố Vinh tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, xây dựng mạng lưới quy hoạch trường lớp, đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)