Hoạt động thu hồi, tái chế 1 có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường, bởi nó mang lại những lợi ích thiết thực:
- Giảm đáng kể lượng rác thải phải xử lý và giảm tác động đến môi trường. - Thu hồi lại năng lượng, vật liệu và sản phẩm chuyển hóa từ chất thải rắn, tiết kiệm tài nguyên.
- Góp phần giải quyết vấn đề khó khăn nhất về xử lý chất thải khó phân hủy hiện nay. Việc xử lý các loại chất thải rắn này thường đòi hỏi chi phí cao. Do đó, nếu tăng cường tái chế sẽ giảm được chi phí xử lý.
54
- Tái sản xuất ra 1 lượng sản phẩm từ phế liệu nên sẽ góp phần nâng cao tổng sản phẩm trong nước và có thể tiết kiệm ngoại tệ trong việc nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất (đối với các nguyên liệu không có sẵn trong nước).
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng doanh thu từ hoạt động tái chế chất thải.
Bên cạnh những lợi ích về nhiều mặt đó, hoạt động tái chế nếu không được tổ chức quản lý và kiểm soát chặt chẽ cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe cho những người hoạt động trong mạng lưới thu hồi, tái chế chất thải.
Các loại vật liệu có thể tái chế thu hồi:
Giấy, cao su, chất dẻo thủy tinh, kim loại sắt, chất hữu cơ, vô cơ là những sản phẩm chủ yếu cơ thể được thu hồi từ rác thải.
Hoạt động thu hồi tái chế phế liệu:
- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục đích, hoặc tìm ra mục đích sử dụng khác.
- Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào các loại chai đựng đồ uống, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất - lưu thông - tiêu dùng - lưu thông - sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở tái chế chất thải rắn bằng cách thu hồi các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào sản xuất dưới dạng các sản phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.