Kiến nghị với các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện marketing-mix tại một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 83 - 85)

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện

3.3.1. Kiến nghị với các bộ ngành liên quan

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngành kinh tế nói riêng, giữa ngành du lịch của các quốc gia nói chung trong khu vực và trên thế giới, hoàn thiện marketing mix cho doanh nghiệp lữ hành thực sự là giải pháp quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh trong cạnh tranh nhằm thu hút lượng khách quốc tế đến với Quảng Ninh, tăng doanh thu du lịch. Một số nước đã thành công trong phát triển du lịch và đã trở thành những điểm đến du lịch lớn trong khu vực như Trung Quốc, Thái lan, Malaysia, Singapore. Tại các nước này, việc phối hợp giữa các ngành Ngoại giao, Công an, Thương mại, Hải quan, Du lịch khá chặt chẽ trong thực thi các chính sách về du lịch trên cơ sở chỉ đạo thống nhất của Chính phủ đã tạo điều kiện cho du lịch phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, để thực hiện tốt các giải pháp nhằm hoàn thiện marketing mix của doanh nghiệp lữ hành Quảng Ninh nhằm khai thác tối đa lợi thế tài nguyên du lịch của Quảng Ninh trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, xin được nêu một số kiến nghị như sau:

Kiến nghị với Chính phủ: Tiếp tục tạo môi trường vĩ mô ổn định, ban hành các cơ chế, chính sách, luật pháp về du lịch và liên quan đến du lịch phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp du lịch nói chung, các doanh nghiệp LHQT nói riêng thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan xây dựng và ban hành các chương trình hành động không nên chỉ của ngành Du lịch mà nên là chương trình quốc gia, huy động tất cả cộng đồng tham gia để hoạt động du lịch và lữ hành có sức cạnh tranh với nước khác.

Kiến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Cần đa dạng hóa các loại hình quảng cáo và đặc biệt cần sản xuất các loại ấn phẩm quảng bá có chất lượng, bắt mắt: brochure, sách chỉ dẫn du lịch, tập gấp, tạp chí, .., sản xuất các CD-ROM giới thiệu về du lịch bằng những công nghệ mới, tạo hiệu ứng để người xem thấy thích tham gia vào những chuyến du lịch; tích cực tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để quảng bá mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng du lịch của địa phương, sản phẩm du lịch của doanh nghiệp...Ngoài ra, cần lựa chọn kênh truyền hình với chi phí thấp nhất để quáng bá cho du lịch. Đồng thời, mở rộng quan hệ công chúng để tận dụng kênh này quảng bá cho du lịch Quảng Ninh như: mời phóng viên, nhà báo, người nổi tiếng đến với Quảng Ninh và viết về Quảng Ninh, quảng bá cho Quảng Ninh, tổ chức các sự kiện để mở rộng giao lưu, thông tin tới các tập khách. .

Đầu tư cho quảng cáo đòi hỏi có sự đầu tư lớn về tài chính, do vậy các doanh nghiệp lữ hành ở Quảng Ninh cần liên kết với các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, doanh nghiệp vận tải...để cùng làm chương trình quảng cáo ra thị trường và cùng giảm được chi phí quảng cáo. Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách về du lịch và lữ hành quốc tế phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch nói chung và lữ hành quốc tế nói riêng phát triển nhanh và bền vững theo đúng định hướng chiến lược phát triển du lịch của đất nước;

hành quốc tế của Việt Nam tham gia nhiều hơn các hội chợ xúc tiến du lịch tại nước ngoài; Tăng cường năng lực hoạt động của Tổng cục Du lịch để phát huy hiệu quả vai trò của cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia; Chỉ đạo các đơn vị quản lý văn hóa phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Du lịch trong việc quy hoạch, đầu tư, nâng cấp, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, vật thể và phi vật thể, đồng thời khai thác các giá trị đó cho phát triển du lịch. Lựa chọn các lễ hội dân gian độc đáo, đặc sắc để phối hợp cùng ngành Du lịch tổ chức thành những sự kiện du lịch văn hoá hấp dẫn để thu hút khách du lịch nhằm biến du lịch văn hoá trở thành một thế mạnh đặc biệt, tạo sức cạnh tranh cao cho Du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Kiến nghị với Bộ Ngoại giao: Thông qua mạng lưới các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, hỗ trợ TCDL và các doanh nghiệp LHQT trong công tác nghiên cứu thị trường, thiết lập các đối tác lữ hành, xúc tiến thu hút đầu tư phát triển du lịch Quảng Ninh

Kiến nghị với Bộ Tài chính: Có cơ chế và chính sách thuế, miễn thuế phù hợp cho ngành du lịch để khuyến khích doanh nghiệp lữ hành- đơn vị thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa tại chỗ tăng cường việc đón khách để tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện marketing-mix tại một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hạ Long, Quảng Ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)