.8 Báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

(Trƣờng hợp hoàn thuế) Chỉ tiêu Số lƣợng (Doanh nghiệp) So sánh (%) 2014 2015 2016 14/15 15/16 Bình quân

Kiểm tra trước hoàn

thuế 8 11 10 137,5 90,9 111,8

Kiểm tra sau hoàn thuế 5 8 11 160,0 137,5 148,3

Tổng 13 19 21 146,2 110,5 127,1

Nguồn: Đội kiểm tra 1,2 - Chi cục Thuế quận Long Biên (2017) So với số lượng DN được kiểm tra tại trụ sở theo kế hoạch thì số lượng DN kiểm tra hoàn thuế chiếm tỷ lệ rất nhỏ bởi diện được kiểm tra của các đối tượng này phụ thuộc vào số thuế được hoàn hay đã hoàn của NNT. Biểu 4.8 cho thấy số doanh nghiệp kiểm tra hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 số DN kiểm tra là 13 thì năm 2015 là 19 và năm 2016 tăng lên 21 doanh nghiệp, điều này cho thấy sự sát sao trong công tác kiểm tra việc hoàn thuế của các doanh nghiệp để tránh trường hợp gian lận trong khâu hoàn thuế.

4.1.2.3. Kiểm tra khác

Đây là các trường hợp kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế đối với người nộp thuế chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh (còn gọi là kiểm tra khác).

Khi các doanh nghiệp thông báo chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh thì cơ quan thuế

đều tiến hành kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền để xác nhận các thông tin thay đổi của doanh nghiệp và xác định lại loại hình doanh nghiệp để theo dõi trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Bảng 4.9. Báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT (Các trƣờng hợp khác) (Các trƣờng hợp khác) Chỉ tiêu Số lƣợng (Doanh nghiệp) So sánh (%) 2014 2015 2016 14/15 15/16 Bình quân

Doanh nghiệp giải thể, đóng MST,

chuyển địa điểm kinh doanh 15 17 24 113,3 141,2 126,5

Doanh nghiệp chia tách, hợp nhất 1 0 0 - - -

Nguồn: Đội kiểm tra 1,2 - Chi cục Thuế quận Long Biên (2017) Dựa trên báo cáo kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục Thuế quận Long Biên, cho thấykết quả kiểm tra đã hoàn thành kiểm tra tại 1.479 doanh nghiệp (đạt 89 % kế hoạch). Tổng số thuế kiến nghị truy thu và xử phạt qua kiểm tra là 146 tỷ đồng; giảm lỗ 90.3 tỷ đồng, giảm thuế GTGT khấu trừ 6.6 tỷ đồng. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục Thuế quận Long Biên thời gian qua cho thấy, các sai phạm chủ yếu mà các doanh nghiệp thường mắc phải (hay nói cách khác, các rủi ro về thuế thường gặp) như sau

Chấp hành thuế GTGT:

- Kê khai thiếu doanh thu và thuế GTGT đầu ra: ghi nhận doanh thu không đúng trong kỳ tính thuế; không xuất hoá đơn và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với khối lượng công việc xây dựng đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao; không xuất hoá đơn và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng…). Một số DN kinh doanh ô tô, xe máy bán hàng không theo giá giao dịch trên thị trường, bán giá thấp hơn giá trước bạ làm giảm thuế GTGT đầu ra phải kê khai.

- Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và bất hợp pháp hóa đơn hợp thức hóa hàng hóa mua vào để kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Sử dụng những hóa đơn của doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ kinh doanh, hoặc có dấu hiệu mua bán hóa đơn để kê khai trốn thuế GTGT, TNDN...

- Xác định sai đối tượng chịu thuế và không chịu thuế: kê khai đối tượng không chịu thuế đối với hàng hoá dịch vụ chịu thuế (tiền bản quyền, nhượng bán các khoản đầu tư…) và ngược lại, kê khai đối tượng không chịu thuế nhưng không phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng…

- Xác định sai số thuế GTGT được khấu trừ: kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào chậm quá thời gian quy định (6 tháng), kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn không phục vụ sản xuất kinh doanh; kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào với hoá đơn mua vào từ 20 triệu đồng trở lên nhưng không thực hiện thanh toán qua ngân hàng….

- Xác định sai thuế suất: hàng hoá, dịch vụ thuế thuộc đối tượng không chịu thuế nhưng lại ghi thuế suất là 5% hoặc 10%... Áp dụng thuế suất 0% không đủ các điều kiện quy định. Dạng vi phạm này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu. Theo quy định, hàng hoá, dịch vụ xuất

khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện “Có hợp đồng bán, gia

công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu”, tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên nên không đượng áp mức thuế suất 0%.

Ví dụ, Công ty TNHH thương mại Việt Bắc không xuất trình được tờ khai hải quan và không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nên không được áp mức thuế xuất 0% đối với doanh thu đã kê khai là 1.500.000.000 đồng dẫn đến số thuế GTGT đầu ra tăng thêm 150.000.000 đồng

Chấp hành thuế TNDN:

Kết quả kiểm tra thuế TNDN của các đơn vị kinh doanh cho thấy, các vi phạm chủ yếu về thuế TNDN nằm ở khoản mục doanh thu tính thuế TNDN và các khoản chi phí hợp lý. Chỉ tiêu doanh thu và chi phí là 2 chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để tính toán nghĩa vụ thuế TNDN mà doanh nghiệp phải thực hiện đối với Nhà nước. Trong thực tế tại các doanh nghiệp, do trình độ nghiệp vụ quản lý và năng lực chuyên

doanh thu và chi phí để tính toán thuế TNDN phải nộp NSNN. Các vi phạm thường gặp bao gồm:

Xác định sai doanh thu chịu thuế TNDN: hàng khuyến mãi, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán, không đảm bảo thủ tục quy định; không ghi nhận doanh thu tài chính đối với các khoản đầu tư tài chính, chuyển nhượng vốn…

Xác định sai doanh thu và thu nhập khác: thanh lý tài sản cố định, bán phế liệu, phế phẩm không ghi nhận doanh thu (hạch toán giảm chi phí); chênh lệch đánh giá lại tài sản không ghi nhận thu nhập khác để tính thuế TNDN…

- Xác định sai các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

Chi phí nguyên vật liệu vượt định mức kinh tế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền hoặc Hội đồng quản trị duyệt; Không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để cơ quan chức năng khó phát hiện việc tính tăng chi phí nguyên vật liệu; Xác định giá xuất kho nguyên vật liệu không phù hợp phương pháp xác định hàng tồn kho đã đăng ký làm tăng giá vốn hàng bán; Xây dựng định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế nhằm làm tăng chi phí nguyên vật liệu… Đây là một trong những sai phạm thường rất hay gặp tại các doanh nghiệp sản xuất.

Theo quy định củaThông tư số 78/2014/TT-BTC, thông tư 96/2015/TT- BTC khoản chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý là khoản chi không hợp lý. Khi kiểm tra tại trụ sở NNT, cán bộ thuế căn cứ việc phản ánh ghi chép trên các sổ kế toán, chứng từ kế toán và so sánh với định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được xây dựng hoặc được cơ quan có thẩm quyền ban hành để kiểm tra việc tiêu hao nguyên vật liệu có vượt định mức không. Tuy nhiên, để phát hiện chính xác các sai phạm này thường mất nhiều công sức và thời gian kiểm tra cũng như đòi hỏi cán bộ làm công tác kiểm tra phải am hiểu về chế độ kế toán cũng như đặc điểm của từng doanh nghiệp.

Ví dụ qua kiểm tra thuế tại Công ty cổ phần sản xuất Archplus (năm 2014) đã phát hiện sai phạm của đơn vị trong việc hạch toán chi phí phụ liệu để nhuộm

vải vượt định mức đã đăng ký dẫn đến phải giảm lỗ 476 triệu đồng (do hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ nên không phải truy thu thuế TNDN.

- Khấu hao TSCĐ không đúng quy định, khấu hao tài sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của doanh nghiệp; tài sản không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp; chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi,

hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành; khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị…

Công ty cổ phần đầu tư đô thị xanh đã tiến hành trích khấu hao công trình khách sạn khi công trình xây dựng chưa hoàn thành, chưa bàn giao đưa vào khai thác sử dụng nên đã bị truy thu thuế TNDN tương ứng với sai phạm này là 125 triệu đồng.

- Hạch toán vào chi phí các khoản lãi vay để góp vốn điều lệ, lãi vay để đầu tư xây dựng cơ bản vào chi phí tài chính. Theo quy định của Luật thuế TNDN: khoản chi trả lãi tiền vay để góp vốn điều lệ hoặc chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh là khoản chi không hợp lý. Tuy nhiên một số doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký nhưng vẫn hạch toán toàn bộ chi phí lãi vay vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Dạng vi phạm này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập hoặc doanh nghiệp đăng ký tăng vốn điều lệ.

Công ty cổ phần công nghiệp Việt Phát đăng ký tăng vốn điều lệ từ 2 tỷ lên 9 tỷ, thời gian góp đủ vốn là ngày 30/5/2013. Thực tế kiểm tra cho thấy, tính đến thời điểm 30/12/2015 doanh nghiệp mới góp được 6 tỷ, như vậy toàn bộ chi phí tiền lãi vay trong năm 2013, 2014, 2015 tương ứng với số vốn điều lệ đăng

ký còn thiếu (3 tỷ) không được hạch toán vào chi phí hợp lý trong năm 2013,

2014, 2015 khi xác định thu nhập chịu thuế.

- Xác định sai các khoản chi phí khác: Ghi nhận vào chi phí các khoản thuế bị truy thu và phạt…

- Xác định sai ưu đãi thuế: Đăng ký ngành nghề thuộc diện ưu đãi thuế nhưng không thực hiện đúng ngành nghề như đã đăng ký; áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho cả các khoản thu nhập khác (thu nhập hoạt động tài chính, các khoản hoàn nhập dự phòng)…

Như vậy thông qua hai hoạt động kiểm tra thuế ở cả cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế chúng ta thấy được chỉ qua 3 năm nếu công tác kiểm tra chưa tốt sẽ dẫn đến số lượt sai phạm lên đến 162 hồ sơ và làm thất thoát cho ngân sách nhà nước 146 tỷ đồng, giảm lỗ 93 tỷ đồng và giảm thuế GTGT khấu

trừ 6,6 tỷ đồng. Từ đó thấy được tầm quan trọng của công tác kiểm tra việc chấp hành chính sách thuế đối với doanh nghiệp, đó chính là tính cấp thiết của đề tài.

Về kiểm tra thuế tại trụ trở người nộp thuế, cán bộ thuế cho thấy khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế sẽ gặp một số khó khăn, tuy nhiên việc phát hiện sai phạm về thuế được dễ dàng hơn công tác kiểm tra tại trụ sở của chi cục thuế. Cán bộ thuế cho rằng số lượng hồ sơ cần kiểm tra lớn trong khi đó cán bộ phục vụ cho công tác kiểm tra hạn chế.

Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ thuế về công tác kiểm tra thuế

Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ (%)

Số lượng doanh nghiệp lớn 5 50,0

Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp phân tán 1 10,0

Thời gian kiểm tra hạn chế 2 20,0

Số lượng hồ sơ cần kiểm tra lớn 8 80,0

Nguồn nhân lực phục vụ cho kiểm tra thiếu 9 90,0

Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Khi được hỏi về việc so sánh thuận lợi khó khăn kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và trụ sở người nộp thuế, kết quả thể hiện ở biểu 4.11. Kiểm tra tại cơ quan thuế thì số lượng hồ sơ cần kiểm tra lớn và hầu hết là thiếu căn cứ để kết luận sai phạm hơn là kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Nhưng kiểm tra ở trụ sở người nộp thuế thì mất nhiều thời gian kiểm tra và cần nhiều nhân lực trong kiểm tra.

Qua điều tra 30 doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên cho thấy có một số vấn đề nổi cộm về việc chấp hành chính sách thuế và thái độ của công chức thuế..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 58 - 63)