Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 77)

5.1. KẾT LUẬN

Kiểm tra thuế là một khấu rất quan trọng trong Quy trình quản lý thuế. Trước tốc độ phát triển nhanh về số lượng, quy mô của các cơ sở kinh doanh và hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện như trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra thuế theo hướng chuyên nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế là vấn đề hết sức cần thiết.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN, Chi cục Thuế quận Long Biên chủ trương phát huy tối đa những thế mạnh đã có, đồng thời huy động và tập trung toàn bộ nguồn lực khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác kiểm tra chấp hành chính sách thuế của các doanh nghiệp trên cơ sở đó hướng đến giá trị “minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính - đổi mới” trong công tác quản lý thuế. Tuy nhiên hoạt động kiểm tra thuế cỉa Chi cục còn nhiều tồn tại và

bị ảnh hưởng nhiều yếu tố. Đề tài “Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

tại Chi cục Thuế quận Long Biên, TP Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra thuế (tập trung vào thuế GTGT và thuế TNDN) của Chi cục thuế, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Chi cục. Đề tài đã giải quyết các nội dung sau đây:

Cơ sở lý luận và thực tiễn: Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra thuế, bao gồm một số nội dung chính: Khái niệm kiểm tra thuế, nguyên tắc kiểm tra thuế, tổ chức bộ máy kiểm tra thuế, quy trình kiểm tra thuế, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế, kinh nghiệm kiểm tra thuế tại một số nước Đông Nam Á và một số Chi cục thuế ở Viêt Nam.

Kết quả nghiên cứu: Đề tài đã phân tihcs hoạt động kiểm tra thuế bao gồm 2 nội dung chính: Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế và Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Người nộp thuế. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở thuế thực hiện đúng quy trình quy định của nhà nước, hoạt động này đã phát hiện ra số tiền truy thu, xử phạt; số tiền giảm lỗ; số thuế GTGT giảm khấu trừ. Đối với hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, đề tài đã phân tích kiểm tra thuế theo kế hoạch, kiểm tra hoàn thuế GTGT

và kiểm tra hoàn thuế khác. Kết quả phân tích đã chỉ ra một số sai phạm xẩy ra ở các doanh nghiệp liên quan đén chấp hành thuế GTGT và thuế TNDN. Trên cơ sở phân tích thực trạng, kết hợp với kết quả phỏng vấn các đối tượng có liên quan, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra thuế.

Các giải pháp đề xuất: Bao gồm (i) Tăng số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra thuế; (ii) Hoàn thiện hệ thống dữ liệu thông tin về doanh nghiệp; (iii) Phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan; (iii) Tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.1.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hệ thống chính sách pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Trong thời gian tới, việc nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách về thuế ở Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề cốt yếu sau:

- Một là, cần mở rộng cơ sở tính thuế. Thông qua mở rộng phạm vi đối tượng chịu thuế, ĐTNT, thu hẹp phạm vi ưu đãi, miễn giảm thuế bằng cách giảm bớt các miễn, giảm thuế không thiết thực, không công bằng, xoá bỏ những quy định khác biệt về nghĩa vụ nộp thuế giữa các đối tượng, tách dần chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế, qua đó đảm bảo tính công bằng của hệ thống chính sách pháp luật thuế.

- Hai là, giảm mức thu thuế đối với các ĐTNT, thông qua từng bước giảm số lượng và mức thuế suất, qua đó đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về thuế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất.

- Ba là, đơn giản hoá và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế. Thông qua cải cách các quy trình, thủ tục về kê khai, nộp thuế và quản lý thuế, đảm bảo tính đơn giản, minh bạch, công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho ĐTNT và cơ quan quản lý thu thuế.

Thực tiễn nước ta và kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy còn có một bộ phận tổ chức, cá nhân cố tình trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền thuế bằng nhiều thủ đoạn tinh vi; hành vi vi phạm pháp luật về thuế không chỉ

diễn ra ở một đơn vị, cá nhân mà móc nối nhiều tổ chức, cá nhân, ở các địa phương trong phạm vi một nước, thậm chí liên quan đến nhiều quốc gia. Các vi phạm trên sẽ gia tăng nếu như cơ quan quản lý thuế không có chức năng và không được áp dụng các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Điều tra thuế nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, để thu đủ tiền thuế vào NSNN, đảm bảo chống thất thu NSNN có hiệu quả cao; đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Do cơ quan thuế có nguồn nhân lực với chuyên môn nghiệp vụ về thuế, kế toán tài chính, nắm giữ các thông tin về ĐTNT, có sự hợp tác quốc tế về thuế nên trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế cho cơ quan thuế là cần thiết, để đảm bảo đấu tranh, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế kịp thời và hiệu quả.

5.1.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính, Tổng cục Thuế

- Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng để triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt: Đối với các hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại, tham nhũng...luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn, những người tham gia giao dịch này thường lựa chọn phương thức thanh toán bằng tiền mặt, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và danh tính của đối tượng tham gia. Do vậy, khi đề án thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện sẽ hạn chế đáng kế tình trạng trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu..., giúp cho cơ quan thuế có thể kiểm tra được nguồn gốc của dòng tiền thông qua hệ thống ngân hàng. Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan hữu quan (Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc, Bảo hiểm, Hải Quan, Công an…) xây dựng thông tư liên tịch về thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế.

- Tổng cục Thuế tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập

huấn cho công chức, nhất là công chức làm công tác kiểm tra thuế, hoạt động đào tạo phải được gắn giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài việc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, cần tổ chức các lớp học về cách ứng xử, phương pháp làm việc với DN, phong cách làm việc của công chức thuế, đạo đức, tác phong, và ý thức chấp

được đào tạo đúng chuyên ngành thì hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng để công chức học tập trau dồi thêm kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ.

- Hoàn thiện và sửa đổi Quy trình kiểm tra thuế cho phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp. Hiện nay ngành thuế đang thực hiện Quy trình kiểm tra thuế chung đối với các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của các doanh nghiệp là khác nhau nên việc xác định số thuế phải nộp, căn cứ để xác định, cũng như vấn đề quản lý hoá đơn, chứng từ, vấn đề miễn, giảm… của các doanh nghiệp có sự khác nhau. Nên khi thực hiện kiểm tra thuế đối với từng loại hình DN cần có quy trình riêng.

- Xây dựng quy trình kiểm tra thuế riêng cho các doanh nghiệp đặc thù:

kiểm tra trên máy tính, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, kiểm tra các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn. Hoạt động chuyển giá là hoạt động rất phức tạp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, liên quan tới nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau và không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên phạm vi quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013). Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn

thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế Giá trị gia tăng.

2. Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài

chính về việc hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.

3. Bộ Tài chính (2015). Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài

Chính về việc hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sử đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính.

4. Chi cục thuế quận Long Biên (2017). Báo cáo tổng kết công tác thu thuế năm 2014 đến 2017, Hà Nội.

5. Chính phủ (2013). Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN.

6. Lê Xuân Trường (2010). Giáo trình quản lý thuế. Học viện Tài Chính. NXB Tài

Chính, Hà Nội.

7. Nguyễn Cảnh Bảy (2014). Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục thuế Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Liệu và Nguyễn Văn Hiệu (2011). Giáo trình thuế. Học viện Tài

Chính. NXB Tài Chính, Hà Nội.

9. Phạm Thúy Hồng (2007). Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế Việt Nam đến năm 2010. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Học viện tài chính Hà Nội.

10. Quốc hội (2006). Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.

11. Quốc hội (2008). Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008.

12. Quốc hội (2012). Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số

13. Quốc hội (2013). Luật thuế TNDN số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT ngày 19/06/2013.

14. Quốc hội (2013). Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều

của Luật thuế TNDN ngày 19/06/2013.

15. Tổng Cục thuế (2010). Quyết định số 108/2010/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

16. Tổng Cục thuế (2010). Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Chi cục thuế

17. Tổng Cục thuế (2010). Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục thuế

18. Tổng Cục thuế (2011). Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/07/2011 về việc ban

hành quy trình hoàn thuế.

19. Tổng Cục thuế (2012). Quyết định số 601/QĐ-TCT ngày 11/05/2012 về quy trình

tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế, hỗ trợ NNT.

20. Tổng Cục thuế (2015). Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quyết định kiểm tra thuế.

21. Tổng Cục thuế (2015). Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/05/2015 về việc ban

hành quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.

22. Trần Phan Quốc Chương (2013). Quản lý thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Gia

Lai. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng

23. Vũ Hồng Vân (2010). Hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài

quốc doanh tại Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng, Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. Website: http://www.gdt.gov.vn.

25. Website: http://tapchithue.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 77)