Cơ sở thực tiễn về hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 37)

DOANH NGHIỆP

2.2.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế của một số nƣớc Châu Á

2.2.1.1. Kinh nghiệm tại Malaysia

Malaysia thiết lập các trung tâm kiểm tra - điều tra thuế được phân bổ theo vùng. Các trung tâm này không chỉ thực hiện chức năng kiểm tra thuế thông thường mà chủ yếu tập trung vào công tác điều tra phát hiện và xử lý các trường

hợp trốn lậu thuế có tính chất nghiêm trọng, truy thu thuế vào ngân sách Nhà nước. Trung tâm điều tra, kiểm tra có nhiệm vụ tổ chức, thu thập các thông tin từ nội bộ ngành thuế, từ người tố giác, người khai báo và báo chí… để phát hiện các trường hợp, các khả năng trốn thuế. Tổ chức công tác điều tra nghiệp vụ trên có sự phối hợp trên toàn quốc hoặc quy mô quốc tế. Tổ chức lưu giữ tài liệu, bằng chứng liên quan đến hành vi trốn thuế. Tổ chức việc kiểm tra, đối chứng để quy phạm hành vi trốn thuế. Khởi tố, truy tố, phạt hành chính, kiến nghị phạt hình sự đối với các hành vi trốn thuế. Bắt giữ tài sản, phong toả tài sản, truy thu cho ngân sách.

2.2.1.2. Kinh nghiệm tại Indonesia

Kiểm tra, điều tra thuế là chức năng cơ bản của CQT Indonesia, nó giữ vai trò quan trọng để đảm bảo quá trình áp dụng thành công cơ chế tự tính, tự khai nộp thuế. Công tác kiểm tra, chính sách kiểm tra được quy định bởi Cục kiểm tra và điều tra thuộc Tổng cục thuế, chỉ được thực hiện sau khi đã thu thập các thông tin và xử lý các dự liệu về người nộp thuế để đánh giá mức độ tuân thủ nghĩa vụ thi hành về thuế và sự thi hành của các quy định về thuế.

Công tác kiểm tra thuế được thực hiện trên nguyên tắc: Người nộp thuế không bao giờ bị kiểm tra lại trong cùng 01 năm. Nhằm tránh việc kiểm tra nhiều lần đối với người nộp thuế trong cùng năm thì cần phải tiến hành kiểm tra đối với mọi loại thuế cùng một lúc. Trường hợp trong năm phải tiến hành kiểm tra quá một lần chỉ khi có các lý do như: Người nộp thuế có hành vi phạm tội hình sự, có chứng cứ mới hoặc chứng cứ chưa bộc lộ có thể làm tăng số thuế phải nộp hoặc có lý do theo chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Hoạt động kiểm tra được tiến hành bởi đội kiểm tra trong đó luôn có 01 giám sát viên, 01 đội trưởng và 01 hoặc một số thành viên tuỳ theo nhiệm vụ công tác.

Thời gian kiểm tra tại cơ sở kinh doanh là 02 tháng và có thể kéo dài 08 tháng nếu được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho phép, kiểm tra tại trụ sở CQT thì thời gian là: 01 tháng, có thể kéo dài 02 tháng.

2.1.2.3. Kinh nghiệm tại Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc công tác quản lý thuế được giao cho Cơ quan dịch vụ thuế quốc gia Hàn Quốc trực thuộc Bộ Tài chính với cơ cấu quản lý thuế gồm 3 cấp.

- Cấp 1: Các Vụ và các Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của CQT vụ quốc gia. - Cấp 2: CQT vùng dưới sự giám sát của cơ quan dịch vụ thuế quốc gia có trách nhiệm trực tiếp xử lý tính thuế đối với một số người nộp thuế trong những trường hợp đặc biệt, hướng dẫn và quản lý toàn bộ các hoạt động của CQT quận huyện,

- Cấp 3: CQT quận, huyện.

Công tác kiểm tra thuế được xây dựng xuyên suốt từ CQT vụ quốc gia đến các CQT quận, huyện. Tại CQT vùng đã xây dựng các phòng kiểm tra với chức năng chuyên biệt như sau: Phòng kiểm tra và quản lý chịu trách nhiệm về kế hoạch kiểm tra, thu thập, xử lý các phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế. Phòng các công chức kiểm tra chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra và xác định thuế. Phòng các công chức kiểm tra đặc biệt chịu trách triệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm ở Hàn Quốc hệ thống tự tính tự nộp thuế đã áp dụng đối với hầu hết các loại thuế. Mỗi người nộp thuế phải tự nộp tờ khai thuế và trả đủ số thuế đó một cách tự nguyện thì được coi là trung thực nên chính sách cơ bản của Công tác kiểm tra ở Hàn Quốc là kiểm tra những đối tượng thuế không trung thực thực hiện trên nguyên tắc không kiểm tra hai lần đối với người nộp thuế về cùng một loại thuế của cùng năm tính thuế. Nếu kiểm tra lại đối với cùng người nộp thuế bằng cách thay đổi loại thuế trong phạm vi của năm mà ngày kết thúc cuộc kiểm tra trước cũng thuộc năm đó cũng bị coi là vi phạm.

2.2.2. Thực trạng kiểm tra thuế ở Việt Nam

- Tại Cục thuế TP Hà Nội:

Tại trang Cán bộ ngành thuế ngày 28 tháng 9 năm 2017 có viết: “Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, ngay sau khi Tổng cục Thuế ban hành Thông báo số 7336/TB-TCT và Quyết định số 1539/QĐ-TCT ngày 4/8/2017, Cục Thuế đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai chống thất thu đối với hộ kinh doanh (HKD) và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các đơn vị trong ngành đã tiến hành kiểm tra 10.840 người nộp thuế, trong đó có 9.915 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và 925 hộ kinh doanh, qua đó đã tăng thu trên 625,4 tỷ đồng. Cụ thể đối với hộ kinh doanh đã có 858/925 hộ kinh doanh (chiếm 92,7%) có kết quả tăng doanh thu và ấn định mức thuế sau kiểm tra với số tiền tăng 275,6 triệu

đồng/tháng. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ quan thuế các cấp đã truy thu và phạt với tổng số tiền 624 tỷ đồng.

- Tại Cục thuế tỉnhĐắk Lắk

Theo trang Cán bộ ngành thuế ngày 15 tháng 7 năm 2017 có viết: “Theo Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk, tổng thu nội địa trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2017 tính cân đối được 2.326,5 tỷ đồng, đạt 58,2% so với dự toán và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, thu từ khu vực doanh nghiệp (DN) nhà nước trung ương tăng 49,8%; thu từ khu DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng 65,3%; thuế bảo vệ môi trường tăng 26%; tiền thuê đất tăng 26%; thuế thu nhập cá nhân tăng 28,8%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,4%; thu cấp tiền khai thác khoáng sản tăng 17,8%; lệ phí trước bạ tăng 10%.

Cụ thể, Cục đã kiểm tra tại trụ sở 480 DN, với số tiền tăng thu qua kiểm tra là 27,3 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ, đã thu nộp vào NSNN 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã kiểm tra 8 cơ quan hành chính, sự nghiệp, với số tiền truy thu và xử phạt gần 300 triệu đồng; đã thanh tra 80 DN, với số tiền tăng thu 19 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ; giảm lỗ 18,8 tỷ đồng; giảm khấu trừ 0,7 tỷ đồng; đã thu nộp vào NSNN 22 tỷ đồng./.

- Ngành thuế đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ trọng tâm

Trong 6 tháng cuối năm, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 7.643,9 tỷ đồng, bằng 134,07% cùng kỳ năm 2016. Số tiền thuế nộp vào ngân sách đạt 3.429,92 tỷ đồng, đạt 44,87% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và bằng 147,42% so với cùng kỳ năm 2016.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về công tác Kiểm tra thuế

- Thu tăng từ nhiều giải pháp:

Cơ quan thuế các cấp từ trung ương đến cơ sở phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến cơ chế, chính sách thuế mới đến người nộp thuế, đặc biệt là những nội dung về cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho SXKD, tạo thuận lợi cho DN. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác thu thuế; mở rộng địa bàn triển khai hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao về thuế (siêu thị, nhà hàng, khách sạn,...); tăng cường công tác phối hợp thu với các ngân hàng, đa dạng hóa

các kênh thu nộp ngân sách (thu qua máy POS, qua ATM, Internet Banking,...); qua đó rút ngắn thời gian cho người nộp thuế và tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN. Đây là những tiền đề để người nộp thuế nâng cao kiến thức, tự giác chấp hành tốt pháp luật thuế.

- Toàn hệ thống tiếp tục tiển khai quyết liệt các giải pháp quản lý thu, theo dõi chặt chẽ tiến độ thu kết hợp đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực thu, từng sắc thuế để xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.

- Cơ quan thuế tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách thuế, thủ tục hành chính ở tất cả các khâu, các bộ phận, các lĩnh vực, tạo điều kiện cho người nộp thuế nắm bắt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và giám sát việc thực thi pháp luật của cán bộ công chức. Bên cạnh đó, tiếp tục rà soát công tác đăng ký thuế trên toàn quốc để chuẩn hóa dữ liệu đầu vào; tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế; đồng thời tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý thuế khoán, chuyển mạnh các hộ kinh doanh lớn sang nộp thuế theo kê khai, hạch toán kế toán.

- Để tăng cường hiệu quả công tác chống thất thu, một mặt CQT đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm tra đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch được giao, tập trung vào các đối tượng, lĩnh vực có nhiều rủi ro về thuế; mặt khác cơ quan thuế phải chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi gian lận, lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT, kiên quyết xử lý, thu hồi đầy đủ số tiền thuế bị gian lận vào NSNN.

Với công tác quản lý nợ thuế, mục tiêu cao nhất của ngành là phấn đấu giảm tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân, không để phát sinh nợ mới, trong đó tập trung vào các giải pháp: rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân của từng trường hợp để áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả, phù hợp tình hình thực tiễn.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Một số đặc điểm của quận Long Biên có ảnh hƣởng đến hoạt động Kiểm tra thuế

3.1.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của quận Long Biên

Quận Long Biên là một quận thuộc thành phố Hà Nội, (được tách từ huyện Gia Lâm) theo Nghị Định 132/2003/NĐ - CP ngày 06/11/2003 và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Vị trí địa lý nằm dọc phía bờ bắc của Sông Hồng; Đông giáp Sông Đuống, Tây giáp Sông Hồng, Nam giáp huyện Gia Lâm, Bắc giáp Sông Đuống.

Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²); dân số là 271.000 người. Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông - Bắc của Thủ đô, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Hà Nội; có nhiều đường giao thông lớn nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh); có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài, như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp Đài Tư; nhiều công trình kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật; nhiều cơ quan, nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương và Thành phố; khu trung tâm thương mại Vincom, Savico, Aeon. Đặc biệt, quận nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Trong 5 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Quận Long Biên cũng vẫn phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, Theo báo cáo của UBND Quận (Phúc, 2017), đến năm 2016 thương mại dịch vụ chiếm 56%, công nghiệp chiếm 43,99%, nông nghiệp chiếm 0,01%. Đáng chú ý, thu ngân sách hàng năm của quận tăng cao, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển.

Trong 5 năm, 2011 - 2016, quận Long Biên có sự đột phá lớn khi chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn quận trung bình giai đoạn này là 3.833/871 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 25,9%, nếu loại trừ nguồn thu đấu giá là 18%/năm. Chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm đều tăng, số thu trung bình giai đoạn 2011 - 2016 là 512,4/358 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch đề ra.

3.1.1.2. Tình hình phát triển Doanh nghiệp trên địa bàn của quận Long Biên

- Về quy mô: Đến hết năm 2017, toàn Quận Long Biên có trên 7.200 DN ngoài quốc doanh (NQD) đăng ký nộp thuế tại Chi cục Thuế Quận Long Biên. Các DN NQD trên địa bàn Quận Long Biên đều là các DN có quy mô vừa và nhỏ.

Bảng 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên

Chỉ tiêu Số lƣợng doanh nghiệp So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 Bình quân 1.Tổng số DN 6.391 6.921 7.252 108,3 104,8 106,5 2.Phân theo ngành nghề DN Sản xuất 1.250 1.325 1.356 106 102,3 104,1 DN TM&DV 4.246 4.605 4.855 108,4 105,4 106,9 DN Xây dựng 895 991 1.041 110,7 105,0 107,8

Nguồn: Phòng Thống kê quận Long Biên (2017) Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các DN trên địa bàn Quận là những DN hoạt động trong lĩnh vực TM và DV, những DN này luôn chiếm khoảng 66,44% - 66,95% trong giai đoạn 2015-2017. Tiếp đến là những DN sản xuất, chiếm khoảng 19% trên tổng số DN. Tuy tỷ lệ khối DN này đang giảm đi qua các năm (từ 19,56% năm 2015 xuống 18,7% năm 2017) nhưng số lượng các DNSX vẫn tăng qua các năm. Chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là các DN thuộc lĩnh vực xây dựng (khoảng 14%) trong cả 3 năm. - Về sự đóng góp của các doanh nghiệp ở Quận Long Biên:

+ Các DN phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến thương mại, du lịch, vận tải; đồng thời, bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề, như: kết hợp cả kinh doanh thương mại và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các DN đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu ngân sách cho Quận, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

+ Trong thời gian qua, phần lớn các DN trên địa bàn vẫn giữ được mức độ hoạt động ổn định, không có biến động lớn do ảnh hưởng của tình hình lạm phát. Tuy nhiên, số DN hoạt động ổn định chiếm tỷ lệ chưa cao (khoảng 25%); số DN hoạt động tương đối ổn định chiếm khoảng 40%; số DN hoạt động kém hiệu quả, cầm chừng theo mùa vụ khoảng 20% và DN mới thành lập chiếm 15%.

3.1.2. Một số đặc điểm của Chi cục thuế quận Long Biên

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Long Biên

Chi cục Thuế Quận Long Biên được xếp loại Chi cục thuế loại vừa, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ tổ chức của Chi cục Thuế và các Đội Thuế thuộc Chi cục được thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT, Quyết định 504/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế, nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, Chi cục thuế quận Long Biên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Thuế thành phố Hà Nội, hoạt động theo cơ cấu tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 37)