Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 42)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Một số đặc điểm của quận Long Biên có ảnh hƣởng đến hoạt động Kiểm tra thuế

3.1.1.1. Một số đặc điểm cơ bản của quận Long Biên

Quận Long Biên là một quận thuộc thành phố Hà Nội, (được tách từ huyện Gia Lâm) theo Nghị Định 132/2003/NĐ - CP ngày 06/11/2003 và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Vị trí địa lý nằm dọc phía bờ bắc của Sông Hồng; Đông giáp Sông Đuống, Tây giáp Sông Hồng, Nam giáp huyện Gia Lâm, Bắc giáp Sông Đuống.

Quận Long Biên có diện tích 6.038,24 ha (60,38 km²); dân số là 271.000 người. Quận gồm 14 phường: Bồ Đề, Cự Khối, Đức Giang, Gia Thụy, Giang Biên, Long Biên, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng, Thạch Bàn, Thượng Thanh, Việt Hưng.

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông - Bắc của Thủ đô, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố Hà Nội; có nhiều đường giao thông lớn nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh); có sân bay Gia Lâm, khu vực quân sự, nhiều khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài, như: khu công nghiệp kỹ thuật cao Sài Đồng B, khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp Đài Tư; nhiều công trình kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật; nhiều cơ quan, nhà máy, đơn vị sản xuất kinh doanh của Trung ương và Thành phố; khu trung tâm thương mại Vincom, Savico, Aeon. Đặc biệt, quận nối liền với trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Trong 5 năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế Quận Long Biên cũng vẫn phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững. Trong kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, Theo báo cáo của UBND Quận (Phúc, 2017), đến năm 2016 thương mại dịch vụ chiếm 56%, công nghiệp chiếm 43,99%, nông nghiệp chiếm 0,01%. Đáng chú ý, thu ngân sách hàng năm của quận tăng cao, đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển.

Trong 5 năm, 2011 - 2016, quận Long Biên có sự đột phá lớn khi chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn quận trung bình giai đoạn này là 3.833/871 tỷ đồng, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm là 25,9%, nếu loại trừ nguồn thu đấu giá là 18%/năm. Chỉ tiêu thu thuế ngoài quốc doanh hàng năm đều tăng, số thu trung bình giai đoạn 2011 - 2016 là 512,4/358 tỷ đồng, bằng 143% kế hoạch đề ra.

3.1.1.2. Tình hình phát triển Doanh nghiệp trên địa bàn của quận Long Biên

- Về quy mô: Đến hết năm 2017, toàn Quận Long Biên có trên 7.200 DN ngoài quốc doanh (NQD) đăng ký nộp thuế tại Chi cục Thuế Quận Long Biên. Các DN NQD trên địa bàn Quận Long Biên đều là các DN có quy mô vừa và nhỏ.

Bảng 3.1. Số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn Quận Long Biên

Chỉ tiêu Số lƣợng doanh nghiệp So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 Bình quân 1.Tổng số DN 6.391 6.921 7.252 108,3 104,8 106,5 2.Phân theo ngành nghề DN Sản xuất 1.250 1.325 1.356 106 102,3 104,1 DN TM&DV 4.246 4.605 4.855 108,4 105,4 106,9 DN Xây dựng 895 991 1.041 110,7 105,0 107,8

Nguồn: Phòng Thống kê quận Long Biên (2017) Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các DN trên địa bàn Quận là những DN hoạt động trong lĩnh vực TM và DV, những DN này luôn chiếm khoảng 66,44% - 66,95% trong giai đoạn 2015-2017. Tiếp đến là những DN sản xuất, chiếm khoảng 19% trên tổng số DN. Tuy tỷ lệ khối DN này đang giảm đi qua các năm (từ 19,56% năm 2015 xuống 18,7% năm 2017) nhưng số lượng các DNSX vẫn tăng qua các năm. Chiếm tỷ lệ thấp nhất vẫn là các DN thuộc lĩnh vực xây dựng (khoảng 14%) trong cả 3 năm. - Về sự đóng góp của các doanh nghiệp ở Quận Long Biên:

+ Các DN phát triển sản xuất kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, xây dựng, chế biến, dịch vụ đến thương mại, du lịch, vận tải; đồng thời, bao gồm cả kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề, như: kết hợp cả kinh doanh thương mại và dịch vụ; giữa sản xuất và dịch vụ, kinh doanh đa ngành nghề, lĩnh vực. Các DN đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp không nhỏ nguồn thu ngân sách cho Quận, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

+ Trong thời gian qua, phần lớn các DN trên địa bàn vẫn giữ được mức độ hoạt động ổn định, không có biến động lớn do ảnh hưởng của tình hình lạm phát. Tuy nhiên, số DN hoạt động ổn định chiếm tỷ lệ chưa cao (khoảng 25%); số DN hoạt động tương đối ổn định chiếm khoảng 40%; số DN hoạt động kém hiệu quả, cầm chừng theo mùa vụ khoảng 20% và DN mới thành lập chiếm 15%.

3.1.2. Một số đặc điểm của Chi cục thuế quận Long Biên

3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Chi cục thuế quận Long Biên

Chi cục Thuế Quận Long Biên được xếp loại Chi cục thuế loại vừa, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ tổ chức của Chi cục Thuế và các Đội Thuế thuộc Chi cục được thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT, Quyết định 504/QĐ- TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế, nằm trong hệ thống thu thuế Nhà nước, Chi cục thuế quận Long Biên chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục Thuế thành phố Hà Nội, hoạt động theo cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của Chi cục thuế quận Long Biên, TP Hà Nội

Nguồn: Chi cục thuế quận Long Biên (2017)

3.1.2.2. Tình hình nhân sự của Chi cục Thuế Quận Long Biên

Tính đến thời điểm 31/12/2017, toàn Chi cục Thuế Quận Long Biên có 135 cán bộ, công chức, trong đó tại Văn phòng Chi cục thuế có 06 đội gián thu gồm 70 cán bộ, bằng 51,8% tổng số cán bộ; ở 05 Đội thuế trực thu có 65 cán bộ,

Việc phân công nhiệm vụ trong Ban lãnh đạo Chi cục Thuế Quận Long Biên và các Đội Thuế thuộc Chi cục Thuế quận Long Biên như sau:

Bảng 3.2. Nhân sự Chi cục thuế Quận Long Biên

Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) So sánh (%)

2015 2016 2017 16/15 17/16 BQ

Đội HC – NS – TV. 11 11 11 100,0 100,0 100,0

Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT

– AC. 9 9 9 100,0 100,0 100,0

Đội THNVDT -Kê khai

KKT và tin học. 18 18 20 100,0 111,1 105,4

Đội QL nợ và cưỡng chế nợ

thuế. 7 7 8 100,0 114,3 106,9

Đội quản lý lệ phí trước bạ

và thu khác. 12 12 12 100,0 100,0 100,0

Đội Kiểm tra thuế 1,2. 33 34 36 103,0 105,9 104,4

Đội kiểm tra nội bộ. 7 7 6 100,0 85,7 92,6

Đội thuế liên phường 1,2,3. 24 25 29 104,2 116,0 109,9

Lãnh đạo. 4 4 4 100,0 100,0 100,0

Cộng 125 127 135

Nguồn: Đội Hành chính nhân sự tài vụ - Chi cục thuế quận Long Biên (2017) Nhân sự Chi cục thuế quận Long Biên bao gồm 01 Chi cục trưởng và 03 Phó chi cục trưởng. Phân công trách nhiệm và công việc của các Phó Chi cục trưởng như sau:

- 01 Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý thu thuế NQD; trực tiếp chỉ đạo đội Tổng hợp nghiệp vụ dự toán - Kê khai - kế toán thuế và tin học (THNVDT-KKKTT & TH), đội Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế ấn chỉ (TTHT NNT AC), đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (QLN và CCNT), Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ (HC-NS-TV).

- 01 Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý thu thuế NQD khu vực DN NQD; trực tiếp chỉ đạo đội Kiểm tra Thuế số 1, đội Kiểm tra nội bộ và 02 đội Liên phường.

- 01 Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo quản lý thu thuế NQD khu vực DN NQD, quản lý thu phí và lệ phí, các khoản thu liên quan đến đất đai; trực tiếp chỉ đạo đội Quản lý thu Lệ phí Trước bạ và thu khác, đội Kiểm tra Thuế số 2

và 01 đội Thuế Liên phường.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được áp dụng:

3.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

* Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:

Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập ở Đội hành chính, nhân sự, tài vụ; Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán, kê khai KKT và tin học; Đội kiểm tra thuế số 1, 2.

Các thông tin, số liệu thứ cấp gồm:

- Thông tin, số liệu liên quan đến công tác lập, giao và thực hiện kế hoạch kiểm tra của Chi cục thuế quận Long Biên.

- Số liệu về số lượng, năng lực, trình độ của lực lượng kiểm tra thuế. - Số liệu về số lượng và loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quận Long Biên. - Số liệu về mức độ vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế trên địa bàn quận Long Biên liên quan đến kê khai thuế, nộp chậm HSKT, hóa đơn, hoàn thuế, trốn thuế, gian lận thuế, nghỉ bỏ kinh doanh được phát hiện qua công tác kiểm tra tại CQT và trụ sở NNT.

- Số liệu về việc chấp hành các quyết định xử lý sau kiểm tra của NNT. - Số liệu về truy thu thuế qua kiểm tra đối với NNT.

- Số liệu về việc khiếu nại của NNT đối với lực lượng kiểm tra thuế Long Biên sau khi được CQT kiểm tra.

- Nguồn thu thập tài liệu:

+ Báo cáo tổng hợp hàng năm của Chi cục thuế quận Long Biên

+ Báo cáo tổng hợp và báo cáo chi tiết công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra tại trụ sở NNT của Chi cục thuế quận Long Biên, để đánh giá kết quả của công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT và kết quả của công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT.

- Số liệu trên hệ thống mạng của ngành, để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế của Chi cục thuế Long Biên qua các thời kỳ.

công chức kiểm tra thuế.

* Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp:

Đề tài tiến hành phỏng vấn 3 đối tượng sau:

- Phỏng vấn doanh nghiệp: Số lượng 30 doanh nghiệp trong số hơn bảy nghìn doanh nghiệp do Chi cục thuế quận Long Biên quản lý để lấy ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đối với hoạt động kiểm tra thuế và thái độ của bán bộ thuế. Phỏng vấn về những khó khăn và tồn tại trong quá trình thực hiện chính sách thuế; các vướng mắc và đề nghị của doanh nghiệp khi CQT thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở CQT và trụ sở NNT; Thái độ của công chức thuế khi thực thi công vụ.

- Phỏng vấn công chức thuế làm chuyên môn nghiệp vụ tai Đội kiểm tra thuế: 8 người; Đội trưởng đội kiểm tra thuế: 2 người

- Phỏng vấn lãnh đạo Chi cục thuế: 1 người

- Phỏng vấn lãnh đạo CCT và công chức thuế: Những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy trình kiểm tra thuế; Những tồn tại và cách giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện kiểm tra thuế tại doanh nghiệp.

3.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Phương pháp phân tích thống kê kinh tế được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích để rút ra nhận xét, đánh giá và kết luận về đối tượng nghiên cứu bao gồm:

- Thống kê mô tả: mô tả thực trạng, mô tả quy trình kiểm tra thuế, mô tả tổ chức bộ máy kiểm tra thuế;

- Thống kê so sánh: sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn: Nhằm so sánh tình hình thu thuế và kiểm tra thuế giữa các năm của chi cục, so sánh giữa thực tế với kế hoạch, so sánh giữa tình hình thực tế với các quy định của pháp luật,...

3.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng công cụ excel để tiến hành xử lý số liệu thu thập được nhằm phản ánh kết quả của công tác kiểm tra thuế

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

Thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ kiểm tra thuế đã được tiến hành như:

- Tình hình thực hiên kế hoạch kiểm tra: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch so với

Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp

được kiểm tra (%) =

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra

× 100% Số lượng doanh nghiệp quản lý

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra

Kế hoạch kiểm tra đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác kiểm tra trên NNT. CQT chỉ được kiểm tra các doanh nghiệp nằm trong kế hoạch kiểm tra được duyệt (trừ các trường hợp kiểm tra đột xuất). Lập kế hoạch kiểm tra giúp cho việc phân bổ và sử dụng nguồn lực kiểm tra được hiệu quả.

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch kiểm tra

(%)

=

Số doanh nghiệp đã kiểm tra

×100% Số doanh nghiệp phải kiểm tra theo kế hoạch

- Tình hình vi phạm pháp luật về thuế đã được phát hiện qua kiểm tra:

Tỷ lệ hồ sơ vi phạm

Tỷ lệ hồ sơ

vi phạm (%) =

Số hồ sơ vi phạm

× 100% Tổng số hồ sơ kiểm tra

Tỷ lệ doanh nghiệp vi phạm

Tỷ lệ doanh nghiệp vi

phạm (%) =

Số doanh nghiệp vi phạm

×100% Tổng số DN được kiểm tra

Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra của doanh nghiệp

Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra thể hiện mức độ vi phạm pháp luật về thuế của doanh được kiểm tra. Trung bình số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra của một doanh nghiệp càng lớn thì mức độ vi phạm pháp luật về thuế càng cao, phản ánh mục tiêu phòng ngừa và răn đe các hành vi vi phạm về thuế chưa được đảm bảo, kiểm tra thuế chưa hoàn thiện.

Tỷ lệ số thuế

truy thu và phạt sau kiểm tra

=

Số thuế truy thu và phạt sau kiểm tra

× 100% Số doanh nghiệp được kiểm tra

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN LONG BIÊN THUẾ QUẬN LONG BIÊN

4.1.1. Hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế

4.1.1.1. Tổ chức hoạt động kiểm tra thuế tại trụ sở Cơ quan thuế

Tổ chức công tác kiểm tra thuế được thực hiện theo đúng Quy trình Kiểm

tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.

Tại trụ sở cơ quan thuế tiến hành thu thập thông tin về doanh nghiệp sau đó cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm như dữ liệu của người nộp thuế vào ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra, ứng dụng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Bộ phận kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế đã được cập nhật vào hệ thống dữ liệu của ngành để phục vụ cho việc kiểm tra các hồ sơ khai thuế người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế. Hồ sơ khai thuế phải kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế bao gồm tất cả hồ sơ khai thuế của tổ chức gửi đến cơ quan thuế trừ: hồ sơ khai thuế của tổ chức kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp; hồ sơ khai thuế nộp tiền thuế sử dụng đất khi được giao đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền thuê đất; thuế môn bài; lệ phí trước bạ; phí và các loại lệ phí khác.

Số lượng doanh nghiệp mà cơ quan thuế tiến hành kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế năm 2014 là 1.350 doanh nghiệp, năm 2015 là 1.410 doanh nghiệp và năm 2016 là 1.590 doanh nghiệp, điều này chứng tỏ số doanh nghiệp mà Cục thuế Quận Long Biên có kế hoạch kiểm tra ngày một tăng thể hiện công tác kiểm tra được quan tâm tránh các trường hợp doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 42)