Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 64 - 69)

4.2.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế

Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành thuế, Tổng cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra trước ngày 15 tháng 10 hàng năm; Cục Thuế ban hành văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra trước ngày 01 tháng 11 hàng năm.

- Việc lập kế hoạch kiểm tra phải theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng phần mềm quản lý rủi ro được Tổng cục Thuế ban hành thực hiện thống nhất; đồng thời căn cứ thực tiễn quản lý thuế tại địa phương lựa chọn người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kế hoạch kiểm tra thuế.

- Kế hoạch kiểm tra hàng năm phải cân đối trên cơ sở nguồn nhân lực của hoạt động kiểm tra; số lượng thực tế người nộp thuế và tình hình thực tế trên địa bàn quản lý, để xác định danh sách các đối tượng cần kiểm tra.

Bảng 4.12. Xác định số lƣợng DN phải đƣa vào kế hoạch kiểm tra

Chỉ tiêu Số lƣợng (Doanh nghiệp) So sánh (%) 2014 2015 2016 14/15 15/16 Bình quân 1.DN tuân thủ thấp 66 67 72 101,5 107,5 104,4 Nộp HSKT không đúng hạn 25 32 36 128,0 112,5 120,0 Nộp HSKT không đúng hạn 18 16 17 88,9 106,3 97,2 HSKT có sai sót 12 10 11 83,3 110,0 95,7

Không nộp thuế đày đủ 11 9 8 81,8 88,9 85,3

2.DN có dấu hiệu bất thƣờng 45 32 36 71,1 112,5 89,4

Có thuế GTGT âm (-) liên tục nhưng

không xin hoàn 26 18 22 69,2 122,2 92,0

Có đột biến về doanh thu 19 12 14 63,2 116,7 85,8

3.DN có doanh thu năm trƣớc hoặc có

số thuế phải nộp lớn 20 16 13 80,0 81,3 80,6

4.DN phải kê khai theo chỉ đạo cấp trên 42 37 37 88,1 100,0 93,9

Bảng 4.12 cho thấy xây dựng kế hoạch giai đoạn 2015-2017 của Chi cục thuế còn đơn giản, hệ thống chỉ tiêu sơ sài, thiếu đánh giá nguồn nhân lực theo cơ chế chuyên quản khép kín. Hệ thống chỉ tiêu hiện nay được áp dụng với đối tượng nộp thuế để đưa vào diện lập kế hoạch kiểm tra chỉ gồm những cơ sở kinh doanh có tính tuân thủ thấp, có dấu hiệu bất thường, có doanh thu năm truớc hoặc số thuế phải nộp lớn và theo chỉ đạo của cấp trên. Do vậy, trong những năm qua hoạt động kiểm tra NNT tại Chi cục chưa đạt hiệu quả cao và còn để sót những hồ sơ rủi ro.

4.2.1.2. Hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Chi cục thuế quận Long Biên thực hiện theo Quyết định 745/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Theo đó, Chi cục triển khai tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ NNT theo đúng nội dung, trình tự để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Chi cục và hướng dẫn, giúp đỡ NNT thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ về thuế. Để NNT chấp hành tốt chính sách pháp thuế thì đầu tiên quan trọng nhất là tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Thực hiện tốt tuyên truyền giúp cho NNT hiểu được nghĩa vụ của mình về nộp thuế cho NSNN, từ đó có ý thức kê khai, nộp đúng, đủ, kịp thời số thuế phải nộp vào NSNN. Cùng với các đơn vị trong ngành thuế, Chi cục thuế quận Long Biên đã rất chú trọng vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế để góp phần tăng thu cho NSNN, giảm thiểu những hành vi vi phạm về thuế, giúp DN hoàn thiện cơ chế tự khai tự nộp, kê khai đúng, đủ số thuế phải nộp. Từ đó, pháp luật về thuế dần đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức tuân thủ của các DN. Hiện nay, công tác tuyên truyền, hỗ trợ DN tại Chi cục thuế quận Long Biên được thực hiện thống nhất, chuẩn hóa về nguyên tắc, nội dung, trình tự thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ; đảm bảo phân định rõ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT.

-Hoạt động tuyên truền: Để tăng cường công tác tuyên truyền, Chi cục Thuế quận Long Biên đã phối hợp với ủy ban nhân dân các phường treo băng rôn tại cổng cơ quan, các tuyến phố và khu vực hỗ trợ, gửi thông báo đến tận tổ dân phố, ban quản lý các chợ, phát trên đài phát thanh của phường mỗi ngày 2 buổi. Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện hình thức tuyên truyền khác là gửi mail cho DN. Năm 2014 Chi cục thực hiện gửi được 1.850 mail, năm 2015 gửi được 2.000 mail và năm 2016 là 6.056 mail. Bằng hình thức tuyên truyền này, DN có cơ hội tiếp cận kịp thời những thay đổi, bổ sung của chính sách thuế mới. Trên thực tế do

khó khăn về mặt nhân lực và thiếu thông tin về doanh nghiệp nên năm 2014 và năm 2015 số lượt thư điện tử được gửi đến doanh nghiệp chưa được đầy đủ, khắc phục tình trạng đó, năm 2016 Chi cục đã rút kinh nghiệm thực hiện tốt hình thức tuyên truyền này. Chi cục Thuế quận Long Biên công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của NNT cũng như giải đáp các vướng mắc.

- Hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Nhận thức được vai trò quan trọng của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Chi cục thuế Long Biên luôn đặt cao công tác hỗ trợ NNT trong việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, Chi cục Thuế quận Long Biên trong những năm qua đã tổ chức các buổi hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện tốt chính sách thuế để phát triển kinh doanh. Kết quả hỗ trợ doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.13. Kết quả hoạt động hỗ trợ DN ngoài quốc doanh

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

So sánh (%)

15/14 16/15 Bình quân

Hướng dẫn tại CQT (lượt) 590 668 800 113,2 119,8 116,4

Hỗ trợ qua điện thoại (cuộc) 1.155 1.382 1.500 119,7 108,5 114,0

Hỗ trợ bằng văn bản (văn bản) 82 72 110 87,8 152,8 115,8

Tổ chức tập huấn

- Số lớp 3 4 6 133,3 150,0 141,4

- Số DN tham gia 1.700 2.400 3.200 141,2 133,3 137,2

Đối thoại với DN

- Số cuộc đối thoại 2 2 2 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Đội tuyên truyền - Hỗ trợ NNT - ấn chỉ (2017) Giai đoạn 2014 đến 2016 có nhiều thay đổi về chính sách pháp luật như Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính Phủ, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài Chính, do đó việc thực hiện kê khai thuế, nộp hồ sơ thuế qua mạng nên có nhiều vướng mắc, số lượt hướng dẫn tại chi cục tăng lên, cụ thể: Năm 2014 số lượt hướng dẫn tại chi cục là 590, sang năm 2015 số lượt tăng lên là 668 lượt, tăng 13.2% so với năm 2014. Năm 2015 tăng 19.7% so với năm 2015. Hỗ trợ

qua điện thoại cũng tăng lên, năm 2015 có 1.382 cuộc, tăng 20,1% so với năm 2014, năm 2016 có 1.500 cuộc tăng 8,5% so với năm 2015.

Việc hỗ trợ bằng văn bản tại Chi cục cũng luôn kịp thời đảm bảo về số lượng, thời gian và chất lượng. Năm 2014 có 82 văn bản được trả lời, năm 2015 có 72 văn bản được trả lời, giảm 12,2% so với năm 2014. Năm 2016 có 110 văn bản được trả lời, tăng 52,7% so với năm 2015. Tỷ lệ % số văn bản được trả lời và trả lời đúng hạn luôn là 100%. Không có trường hợp trả lời nào không nhận được sự đồng thuận của DN.

Năm 2014 căn cứ Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2014; chỉ thị 03/CT- BTC ngày 20/5/2014 của Bộ tài chính; Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 19/8/201 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế; Thực hiện công văn số 42619/CT-HTr ngày 3/9/2014 của Cục Thuế TP Hà Nội về việc triển khai tập huấn chính sách thuế mới... Chi cục Thuế quận Long Biên đã tiến hành tổ chức 4 lớp tập huấn nhằm kịp thời tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong công tác chấp hành chính sách pháp luật thuế. Cũng trong năm đó, Chi cục còn tổ chức 02 buổi đối thoại doanh nghiệp về thuế theo công văn số 10323/CT-HTr ngày 27/3/2014 của Cục thuế TP Hà Nội nhằm giải đáp các vướng mắc kiến nghị về thuế của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện luật quản lý thuế, sửa đổi bổ sung một số điều luật quản lý thuế.

Năm 2015 thực hiện theo công văn số 8333/CT-HTr ngày 9/3/2015 của Cục Thuế TP Hà Nội, Chi cục Thuế quận Long Biên đã tổ chức 06 lớp tập huấn chính sách thuế mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận. Đồng thời truyền tải thông tin, thông báo và mời tập huấn đối với những doanh nghiệp mới thành lập tham gia các lớp tập huấn của Cục Thuế tổ chức. Quý 1/2015 số doanh nghiệp đã tham gia trên tổng số doanh nghiệp mới thành lập là 132/138, đạt 95.6%, quý 2/2015 là 140/145, đạt 96,5%.

Năm 2016 thực hiện chỉ đạo của Cục Thuế TP Hà Nội về việc triển khai “Tháng cao điểm hỗ trợ NNT thực hiện chính sách thuế năm 2016 và quyết toán thuế năm 2015” Chi cục Thuế quận Long Biên đã bố trí khu vực riêng để hỗ trợ NNT. Cụ thể tại bộ phận “một cửa” CCT quận Long Biên đã bố trí bàn làm việc, 02 máy tính có kết nối mạng và có cán bộ hỗ trợ trực tiếp nếu NNT có yêu cầu hỗ trợ.

Như vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế ngày càng được quan tâm và mở rộng. Hoạt động hỗ trợ NNT diễn ra thường xuyên và tổ

chức có quy củ giúp cho DN thuận lợi hơn trong thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế.

4.2.1.3. Trình độ của cán bộ công chức

Hiện nay một số bộ phận CBCC làm công tác kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; kỹ năng và nghiệp vụ kiểm tra còn nhiều hạn chế; trình độ ngoại ngữ và tin học còn yếu. Một bộ phận công chức làm công tác kiểm tra còn chậm đổi mới để thích ứng với công tác kiểm tra trong cơ chế tự khai tự nộp; chưa thường xuyên nghiên cứu, cập nhật chính sách pháp luật thuế; chưa thành thạo về kế toán và phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện các gian lận về thuế. Tình trạng vụ lợi cá nhân, lợi dụng kiểm ra để gây phiền hà, sách nhiễu NNT vẫn còn diễn ra và chưa được xử lý triệt để.

Tổ chức bộ máy kiểm tra còn mỏng, chưa tương xứng với khối lượng công việc và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Lực lượng công chức chuyên trách công tác kiểm tra hiện nay là 36/135 công chức (chiếm 26,6% công chức toàn ngành), trong khi đó tỷ lệ này ở các nước cùng khu vực hiện nay là 30% - 35%.

Hệ thống thông tin hỗ trợ công tác kiểm tra thuế còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Các phần mềm quản lý thuế (TIN C, QLT, QTT, TMS…) chưa thực sự có mối quan hệ gắn kết và thừa hưởng các thông tin của nhau. Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT còn nghèo nàn, thiếu tính chính xác và chưa thường xuyên cập nhật các thông tin thay đổi. Các chương trình phần mềm ứng dụng hỗ trợ công tác kiểm tra thuế bước đầu đã được xây dựng (BCTC, TTR…) nhưng chưa hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Công tác quản lý đối tượng NNT ở một số bộ phận còn lỏng lẻo, chưa thật sự sát sao; việc theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hồ sơ khai thuế và các kênh thông tin khác (ngân hàng; các doanh nghiệp có cùng quy, mô ngành nghề; các bên có quan hệ mua bán, giao dịch liên kết…) còn chậm, chưa kịp thời và chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác phối hợp giữa các đội (Đội Kiểm tra thuế, đội Kê khai & Kế toán thuế, Đội Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế), giữa CQT và các cơ quan chức năng liên quan đôi khi còn chậm, chưa kịp thời và hiệu quả.

Cơ quan thuế chưa được giao chức năng điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế mà đều phải qua cơ quan Công an. Trong khi đó, lực lượng Công an không có đầy đủ dữ liệu, thông tin ngươi nộp thuế, thiếu chuyên môn về quản lý thuế vì vậy công tác điều tra khởi tố các vụ án trốn thuế chưa được kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế quận long biên thành phố hà nội (Trang 64 - 69)