Quy trình kết thúc thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 33 - 52)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp theo quy trình thanh tra chuyên ngành của KBNN Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên

Đoàn thanh tra

Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra

Ký và ban hành kết luận thanh tra

Công khai kết luận thanh tra Kết thúc thanh tra

Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

(2) Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra và kết quả nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, Trưởng đồn thanh tra chủ trì xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đồn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chun mơn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trong quá trình xây dựng báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra, khi cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tham khảo ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bảo đảm cho việc nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý được chính xác, khách quan.

Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra thực hiện theo Mẫu số 33- TTr ban hành kèm theo quyết định 4088/QĐ-KBNN ngày 29/08/2017.

(3) Xem xét báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra

Người ra quyết định thanh tra trực tiếp nghiên cứu hoặc giao cho bộ phận chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xem xét các nội dung trong báo cáo kết quả thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra tổ chức thực hiện ý kiến chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra; họp Đoàn thanh tra để thảo luận, hoàn chỉnh báo cáo bổ sung, làm rõ báo cáo kết quả thanh tra.

Trưởng đồn thanh tra trình báo cáo bổ sung, làm rõ thêm báo cáo kết quả thanh tra với người ra quyết định thanh tra kèm theo những ý kiến khác nhau của thành viên Đồn thanh tra (nếu có).

(4) Xây dựng Dự thảo kết luận thanh tra

Người ra quyết định thanh tra chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra dự thảo kết luận thanh tra. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo, giải trình để làm rõ thêm nội dung thanh tra.

Trước khi kết luận chính thức, nếu thấy cần thiết thì người ra quyết định thanh tra lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. Việc giải trình của đối tượng thanh tra được thực hiện bằng văn bản và có các tài liệu chứng minh kèm theo.

(5) Ký và ban hành kết luận thanh tra

Người ra quyết định thanh tra xem xét, xử lý báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra tiếp tục hoàn thiện Dự thảo kết luận thanh tra. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền

Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Kết luận thanh tra thực hiện theo Mẫu số 34-TTr ban hành kèm theo quyết định 4088/QĐ-KBNN ngày 29/08/2017.

(6) Công khai kết luận thanh tra

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.

Trưởng đồn thanh tra có trách nhiệm giúp người ra quyết định thanh tra chuẩn bị nội dung để thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, căn cứ vào phạm vi trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp một phần hay toàn bộ kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra.

(7) Tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra

Trưởng đồn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. Nội dung họp Đoàn thanh tra được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra.

Kết thúc việc tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.

(8) Lập, bàn giao, quản lý, sử dụng hồ sơ thanh tra

Kết thúc q trình thanh tra chun ngành, thành viên Đồn thanh tra có nhiệm vụ bàn giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ.

Việc bàn giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ phải được lập thành Biên bản. Biên bản bản giao hồ sơ thanh tra cho đơn vị lưu trữ thực hiện theo Mẫu số 35-TTr ban hành kèm theo quyết định này.

2.1.4. Nội dung hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà nước tỉnh

Theo quyết định số 2456/QĐ-BTC năm 2014 về quy chế hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

2.1.4.1. Xây dựng và ban hành các văn bản thanh tra chuyên ngành

Số văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra được ban hành tại đơn vị, tóm tắt nội dung văn bản được ban hành: Quyết định thay thế kế hoạch kiểm tra nội bộ năm; Quyết định thanh tra chuyên ngành; Quyết định kiểm tra nội bộ; Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra nội bộ hàng năm và những văn bản khác có liên quan phục vụ cho cơng tác thanh tra chuyên ngành.

Các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ thanh tra theo thẩm quyền thuộc lĩnh vực KBNN; Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ đó.

2.1.4.2. Lập và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành Lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành

1. Kế hoạch thanh tra của KBNN tỉnh được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của KBNN; căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của hệ thống KBNN được Tổng Giám đốc ban hành hằng năm và việc đánh giá, phân tích thơng tin về đối tượng thanh tra.

2. Hồ sơ trình Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt Kế hoạch thanh tra hàng năm bao gồm các tài liệu: thuyết minh căn cứ lập kế hoạch; danh mục đối tượng thanh tra và dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch thanh tra. Trong đó Danh mục đối tượng thanh tra bao gồm: Tên chuyên đề thanh tra; Tên đối tượng thanh tra; Trường hợp cần thiết ghi rõ nội dung thanh tra, thời gian thực hiện.

3. KBNN tỉnh lập kế hoạch thanh tra của mình gửi đến KBNN chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm. Kế hoạch thanh tra của KBNN tỉnh được phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.

Thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành

- Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được KBNN phê duyệt và tuân thủ đầy đủ theo quy trình thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà

nước, bao gồm trình tự thủ tục: Chuẩn bị thanh tra; Tiến hành thanh tra; Kết thúc thanh tra;

- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách Nhà nước thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống KBNN.

- Theo dõi đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra, các quyết định xử lý sau thanh tra.

2.1.4.3. Tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành

KBNN, KBNN tỉnh, thành phố thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về các khoản chi ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống KBNN, việc chấp hành các quy định của pháp luật của các quỹ tài chính do KBNN quản lý.

Xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ mà các đối tượng thanh tra gửi đến KBNN theo quy định để KBNN kiểm soát và thực hiện tạm ứng, thanh toán; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và trong phạm vi dự toán được giao; việc chấp hành quy định về trình tự, thủ tục đối với chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống KBNN; xem xét, xác định việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích.

Đối với khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, KBNN khơng thực hiện thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành định mức, đơn giá, thiết kế, dự tốn, khối lượng, chất lượng, hình thức lựa chọn nhà thầu và nhà cung cấp.

2.1.4.4. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành

- Việc tổ chức thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật thanh tra, quy chế hoạt động thanh tra, quy trình thanh tra và công văn hướng dẫn của KBNN.

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật; chấp hành quy định về trình tự, thủ tục; tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ; đảm bảo các khoản chi theo đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và trong phạm vi dự toán được giao của đối tượng thanh tra.

- Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật qua công tác thanh tra;

- Việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra sau thanh tra;

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách phát hiện trong cơng tác thanh tra

2.1.4.5. Xử lý các sai phạm sau khi thanh tra chuyên ngành

Sau khi thanh tra chuyên ngành cán bộ thanh tra phải có trach nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của KBNN

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho

bạc Nhà nước

2.1.5.1. Yếu tố thuộc về chủ trương chính sách

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra: Cơ chế hoạt động, hành lang pháp lý, quy trình thanh tra kiểm tra phù hợp sẽ góp phần giải quyết nhanh, dứt điểm trong quá trình thanh tra; hạn chế được các vướng mắc trong hoạt động thanh tra.

Các hoạt động Thanh tra chuyên ngành cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu pháp luật chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, cụ thể; quy trình, thủ tục cịn phức tạp, khơng minh bạch khó hiểu, khó vận dụng khơng chỉ làm cản trở tới việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định mà còn gây tốn kém chi phí và thời gian quản lý của cơ quan thanh tra. Tuy không là căn cứ trực tiếp của hoạt động thanh tra Thanh tra chuyên ngành nhưng pháp luật, chính sách là yếu tố trực tiếp chi phối hiệu quả quản lý nhà nước về Thanh tra chuyên ngành và hiệu quả của thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước. Pháp luật, chính sách chi phối tới hoạt động thanh tra chuyên ngành là:

+ Lựa chọn đối tượng để thanh tra

+ Yêu cầu đối tượng cần thanh tra giải trình và cung cấp hồ sơ có liên quan đến các hoạt động Thanh tra chuyên ngành liên quan.

+ Đưa ra quyết định về thực trạng chấp hành các chính sách và pháp luật trong hoạt động Thanh tra chuyên ngành sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra.

+ Đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng thanh tra thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật.

2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan thanh tra - Chất lượng nguồn nhân lực

Cán bộ thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thanh tra các hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các đối tượng, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của cán bộ tranh tra có ảnh hưởng tới các hoạt động của cơng tác thanh tra trên các góc độ sau:

Một là, đề xuất đối tượng thanh tra, nội dung cần thanh tra chính xác, đúng mục đích.

Hai là, các quyết định đưa ra và yêu cầu đối với các đối tượng hoạt động

trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành trong q trình thanh tra, kiểm tra chính xác hoặc khơng chính xác, khơng phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị được thanh tra.

Ba là, các quyết định xử lý vi phạm của cán bộ thanh tra chuyên ngành

được đưa ra đúng hoặc không đúng so với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo thời gian quy định.

Bốn là, tiết kiệm thời gian thanh tra, kiểm tra.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác thanh tra

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra giúp cán bộ thanh tra xác định chính xác chất lượng cơng tác thanh tra. Các trang thiết bị được trang bị cho cán bộ thanh tra càng tốt thì hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành ngày càng tăng lên, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại như máy tính, những máy chuyên dụng ngành tài chính và kiểm tra hồ sơ, sổ sách để thuận tiện cho công tác thanh tra.

- Cơ cấu tổ chức, phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra

Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thanh tra chuyên ngành là nội dung của hoạt động của quản lý nhà nước đối với các hoạt động chuyên ngành của KBNN. Bởi vậy, cơ chế quản lý các hoạt động Thanh tra chuyên ngành có ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra Thanh tra chuyên ngành trên các phương diện sau:

+ Tính khách quan của hoạt động thanh tra chuyên ngành .

+ Ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chun mơn, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ thanh tra chuyên ngành. Trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau việc phân cơng, bố trí cán bộ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong các hoạt động của thanh tra chuyên ngành có khác nhau.

2.1.5.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng thanh tra

Đối tượng của thanh tra KBNN là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của KBNN. Như vậy, hoạt động thanh tra của KBNN chủ yếu nhằm vào bản thân bộ máy quản lý, xem xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy trình, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN. Điều đó thể hiện sự kiểm tra, giám sát của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới trong hệ thống KBNN. Theo dõi, đánh giá, đôn đốc KBNN cấp dưới thực hiện nhiệm vụ là một nội dung hết sức quan trọng của công tác thanh tra KBNN. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra KBNN Trung ương: Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các sai phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước của KBNN theo quy định của pháp luật. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra thuộc phạm vi quản lý của KBNN.

2.1.5.4. Các yếu tố thuộc về các cơ quan liên quan

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan như: Cơng an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Y tế tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cơ quan có sử dụng ngân sách nhà nước như các Sở, ban, ngành, các trường học các bệnh viện, các trung tâm hành chính sự nghiệp.

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH NGÀNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

2.2.1. Kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh trong công tác thanh tra chuyên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)