Đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 75 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng hoạt động thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà nước

4.1.6. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà

Nhà nước Nghệ An

4.1.6.1. Một số tồn tại hạn chế

Trong những năm qua, công tác thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước tại tỉnh Nghệ An đã phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý nhiều sai phạm, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và tập thể, cá nhân, đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những khuyết điểm, sơ hở trong cơng tác quản lý, góp phần phát triển kinh tế và tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội. Các cuộc thanh tra được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm. Việc chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra sâu sát, cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng hơn; Hầu hết kết quả các cuộc thanh tra đã được các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhất trí, dư luận đồng tình, ủng hộ, vì thế vai trò, vị thế của cơ quan Thanh tra được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên hoạt động thanh tra trong thời gian vừa qua vẫn còn một số tồn tại dẫn tới hiệu quả của hoạt động thanh tra chưa cao như sau:

Thứ nhất, thấy rõ sự phụ thuộc quá lớn của các cơ quan thanh tra nhà

nước vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về về tổ chức, nhân sự, kinh phí, trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý. Điều này phần nào ảnh hưởng đến tính chủ động và độc lập trong hoạt động thanh tra.

Thứ hai, thời hạn các cuộc thanh tra thường không phù hợp với đối tượng

thanh tra, nội dung thanh tra, không đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Hàng năm, số lượng Đồn thanh tra khơng thực hiện đúng kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt và phải điều chỉnh kế hoạch chiếm tỷ lệ khá cao. Thực trạng này do một số nguyên nhân:

- Việc phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm chưa được tốt, chuẩn bị trước khi tiến hành thanh tra còn hạn chế, việc nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận.

tạp của nó nên khơng chủ động để thực hiện. Việc duy trì chế độ thơng tin và xử lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chưa được sâu sát, chưa được thảo luận kỹ nên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị.

- Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.

- Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như không bị xử lý hoặc khơng xử lý được vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ ba, về việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận

thanh tra:

Trưởng đồn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thì báo cáo kết quả thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp”. Một thực tế trong thời gian vừa qua, sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo thường kéo dài hơn so với quy định. Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật được tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các nội dung nêu trong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liên quan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đồn thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáo kết quả thanh tra còn hạn chế.

4.1.6.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tính hiệu quả của hoạt động thanh tra chưa cao, tuy nhiên khi xem xét sự quan trọng của các nhóm yếu tố thì đã có nhiều ý kiến khác nhau của các cán bộ, được tổng hợp trong bảng.

Bảng 4.10 cho thấy hai yếu tố sự chỉ đạo, giám sát thực hiện chưa sát sao của các đơn vị chưa nghiêm túc thực hiện được các cán bộ đánh giá là hai nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao công tác quản lý cán bộ, công chức, biện pháp giáo dục, phòng ngừa chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh, triệt để đối với các hành vi tiêu cực.

Bảng 4.10. Ý kiến của cán bộ điều tra về nguyên nhân hiệu quả hoạt động thanh tra chưa cao

TT Yếu tố Số ý kiến (n=85) Tỷ lệ (%) Xếp hạng

1 Kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt 57 67,5 3

2 Cán bộ các đơn vị chưa chỉ đạo sát sao 60 70,83 2

3 Các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc 66 77,5 1

4 Các quy định xử phạt chưa mang tính răn đe 52 60,83 4

5 Dư luận, tiêu cực xã hội 49 57,5 5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2018) Sau khi đưa ra kết luận thanh tra, thì cơ quan thanh tra sẽ yêu cầu các đơn vị được thanh tra và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý mà cơ quan thanh tra kiến nghị, và đề nghị KBNN huyện có trách nhiệm giám sát việc thực hiện của các đơn vị trong huyện, sau đó báo cáo lại bằng văn bản với KBNN Nghệ An. Do đó, kết luận thanh tra có hiệu lực hay khơng, có được thực hiện hay khơng là do các đơn vị có nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ của mình theo kết luận thanh tra.

Yếu tố kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt cũng là một nguyên nhân lớn dẫn đến tính hiệu lực của hoạt động thanh tra chưa cao. Có thể nói, kết quả hoạt động thanh tra chưa tốt, chưa phát hiện hết sai phạm, vẫn còn e dè, chưa khách quan, trung thực dẫn đến tính thuyết phục của các kết luận thanh tra khơng cao. Khi không thuyết phục được các đơn vị thực hiện, cũng nhưđơn vị giám sát, chỉ đạo thì các đơn vị này sẽ không nghiêm túc thực hiện, và có thể sẽ khiếu nại, phản đối các kết luận thanh tra đã đưa ra.

Các quy định xử phạt chưa mang tính răn đe có ảnh hưởng tới hiệu lực của hoạt động thanh tra, khi các khung hình phạt quá nhẹ, thì các cá nhân và đơn vị liên quan đến hoạt động chi ngân sách cấp huyện không sợ gánh trách nhiệm mà làm ẩu, làm sai dẫn đến các sai phạm trong quản lý chi ngân sách cấp huyện.

Dư luận xã hội ln ln có tính hai mặt ảnh hưởng đến hiệu lực của hoạt động thanh tra. Dư luận xã hội tích cực, đúng đắn sẽ giúp ích cho q trình điều tra và đưa ra kết luận, đồng thời cũng là một cơ quan giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra của cơ quản quản lý nhà nước. Tuy nhiên do trình độ dân trí chưa cao, nên dư luận xã hội bị các kẻ xấu lợi dụng tung tin phá hoại sẽ làm cản trở quá trình thanh tra, cũng như gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các kết luận thanh tra. Dẫn tới hiệu lực của hoạt động thanh tra không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)