Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 38 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về tăng cường thanh tra chuyên ngành của Kho bạc Nhà

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc

bạc Nhà nước

2.1.5.1. Yếu tố thuộc về chủ trương chính sách

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra: Cơ chế hoạt động, hành lang pháp lý, quy trình thanh tra kiểm tra phù hợp sẽ góp phần giải quyết nhanh, dứt điểm trong q trình thanh tra; hạn chế được các vướng mắc trong hoạt động thanh tra.

Các hoạt động Thanh tra chuyên ngành cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nếu pháp luật chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, cụ thể; quy trình, thủ tục cịn phức tạp, khơng minh bạch khó hiểu, khó vận dụng khơng chỉ làm cản trở tới việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định mà cịn gây tốn kém chi phí và thời gian quản lý của cơ quan thanh tra. Tuy không là căn cứ trực tiếp của hoạt động thanh tra Thanh tra chuyên ngành nhưng pháp luật, chính sách là yếu tố trực tiếp chi phối hiệu quả quản lý nhà nước về Thanh tra chuyên ngành và hiệu quả của thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước. Pháp luật, chính sách chi phối tới hoạt động thanh tra chuyên ngành là:

+ Lựa chọn đối tượng để thanh tra

+ Yêu cầu đối tượng cần thanh tra giải trình và cung cấp hồ sơ có liên quan đến các hoạt động Thanh tra chuyên ngành liên quan.

+ Đưa ra quyết định về thực trạng chấp hành các chính sách và pháp luật trong hoạt động Thanh tra chuyên ngành sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra.

+ Đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền và các đối tượng thanh tra thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm pháp luật.

2.1.5.2. Các yếu tố thuộc về cơ quan thanh tra - Chất lượng nguồn nhân lực

Cán bộ thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước là người trực tiếp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thanh tra các hoạt động thanh tra chuyên ngành đối với các đối tượng, trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của cán bộ tranh tra có ảnh hưởng tới các hoạt động của cơng tác thanh tra trên các góc độ sau:

Một là, đề xuất đối tượng thanh tra, nội dung cần thanh tra chính xác, đúng mục đích.

Hai là, các quyết định đưa ra và yêu cầu đối với các đối tượng hoạt động

trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành trong quá trình thanh tra, kiểm tra chính xác hoặc khơng chính xác, khơng phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị được thanh tra.

Ba là, các quyết định xử lý vi phạm của cán bộ thanh tra chuyên ngành

được đưa ra đúng hoặc không đúng so với các quy định của pháp luật và phải đảm bảo thời gian quy định.

Bốn là, tiết kiệm thời gian thanh tra, kiểm tra.

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác thanh tra

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra giúp cán bộ thanh tra xác định chính xác chất lượng công tác thanh tra. Các trang thiết bị được trang bị cho cán bộ thanh tra càng tốt thì hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thanh tra chuyên ngành ngày càng tăng lên, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại như máy tính, những máy chuyên dụng ngành tài chính và kiểm tra hồ sơ, sổ sách để thuận tiện cho công tác thanh tra.

- Cơ cấu tổ chức, phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra

Thanh tra, kiểm tra các hoạt động thanh tra chuyên ngành là nội dung của hoạt động của quản lý nhà nước đối với các hoạt động chuyên ngành của KBNN. Bởi vậy, cơ chế quản lý các hoạt động Thanh tra chuyên ngành có ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra Thanh tra chuyên ngành trên các phương diện sau:

+ Tính khách quan của hoạt động thanh tra chuyên ngành .

+ Ảnh hưởng tới việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực chun mơn, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra đối với cán bộ thanh tra chuyên ngành. Trong mỗi cơ chế quản lý khác nhau việc phân cơng, bố trí cán bộ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong các hoạt động của thanh tra chuyên ngành có khác nhau.

2.1.5.3. Các yếu tố thuộc về đối tượng thanh tra

Đối tượng của thanh tra KBNN là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của KBNN. Như vậy, hoạt động thanh tra của KBNN chủ yếu nhằm vào bản thân bộ máy quản lý, xem xét, đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, quy trình, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống KBNN. Điều đó thể hiện sự kiểm tra, giám sát của KBNN cấp trên đối với KBNN cấp dưới trong hệ thống KBNN. Theo dõi, đánh giá, đôn đốc KBNN cấp dưới thực hiện nhiệm vụ là một nội dung hết sức quan trọng của công tác thanh tra KBNN. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra KBNN Trung ương: Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các sai phạm trong lĩnh vực quản lý nhà nước của KBNN theo quy định của pháp luật. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra thuộc phạm vi quản lý của KBNN.

2.1.5.4. Các yếu tố thuộc về các cơ quan liên quan

Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành có liên quan như: Cơng an tỉnh, Sở Cơng Thương, Sở Y tế tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành tại các cơ quan có sử dụng ngân sách nhà nước như các Sở, ban, ngành, các trường học các bệnh viện, các trung tâm hành chính sự nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)