Kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh trong công tác thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về tăng cường thanh tra chuyên ngành tại Kho bạc Nhà

2.2.1. Kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh trong công tác thanh tra

NGÀNH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

2.2.1. Kinh nghiệm của một số Kho bạc Nhà nước tỉnh trong công tác thanh tra chuyên ngành tra chuyên ngành

KBNN cho biết, cơ quan này đã kiến nghị xử lý về kinh tế thu hồi nộp ngân sách nhà nước (NSNN) với số tiền trên 1,6 tỷ đồng; ban hành 29 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt là 86,25 triệu đồng.

Qua TTCN, KBNN đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước (ĐVSDNS) như: chi không đúng đối tượng; chi vượt định mức; sử dụng tiền tạm ứng không đúng quy định; lập hồ sơ thanh tốn khống khối lượng; khơng chấp hành đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; lập chứng từ chi không đúng nội dung chi; chưa khớp đúng giữa hồ sơ, chứng từ đơn vị kê trên bảng kê thanh toán qua KBNN và hồ sơ, chứng từ thanh toán lưu tại đơn vị... Từ những sai phạm được chỉ ra đã giúp các ĐVSDNS thấy được những tồn tại, sai phạm trong công tác

quản lý tài chính tại đơn vị mình, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Đồng thời, qua hoạt động TTCN KBNN cũng giúp các cơ quan quản lý cấp trên của ĐVSDNS nắm được những tồn tại, sai phạm của đơn vị cấp dưới, là cơ sở để tăng cường công tác kiểm tra, xử lý, nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tài chính của ĐVSDNS, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về NSNN của các đơn vị SDNS.

Ngồi ra, qua cơng tác TTCN, KBNN đã kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách pháp luật chưa phù hợp như: kiến nghị sửa đổi quy trình về kiểm sốt chi tiền lương, kiểm sốt chi theo bảng kê theo ngưỡng phù hợp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hành vi xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) phát sinh trong thực tế triển khai thực hiện hoạt động TTCN nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ...

Theo nhận xét từ phía KBNN, kết quả hoạt động TTCN trong thời gian qua cũng đã giúp các đơn vị trong hệ thống KBNN phát hiện những tồn tại sai sót trong quá trình thực thi nhiệm vụ, những bất cập của cơ chế chính sách đã ban hành, qua đó, có những chấn chỉnh kịp thời đối với những tồn tại, sai sót và đề xuất kiến nghị sửa đổi cơ chế chính sách cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, từ những bất cập này, KBNN đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng cơ chế, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong hệ thống KBNN, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn NSNN.

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Nhận thức được tầm quan trọng và mục đích thiết thực của hoạt động TTCN, lãnh đạo KBNN Đà Nẵng đã rất quan tâm, chỉ đạo sâu sát và kịp thời từ cơng tác chuẩn bị cho đến thí điểm. Bên cạnh đó, KBNN Đà Nẵng cịn tổ chức các cuộc thanh tra tập dượt trong nội bộ trước khi triển khai chính thức các cuộc thanh tra tại các đơn vị sử dụng NSNN theo kế hoạch thanh tra hàng năm được Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt.

Ngồi ra, cơng tác thơng tin, tun truyền về hoạt động TTCN cũng như thông báo kế hoạch thanh tra hàng năm đến lãnh đạo địa phương, các cơ quan thanh tra, các cơ quan chủ quản của các đơn vị được thanh tra được thực hiện kịp thời nhằm tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ từ các cấp lãnh đạo, các ngành có liên quan và

tránh chồng chéo. Đặc biệt, khi triển khai TTCN tại Đà Nẵng đã gặp nhiều thuận lợi khi KBNN Đà Nẵng ln có sự phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị được thanh tra và các cơ quan chủ quản của các đơn vị được thanh tra.

KBNN Đà Nẵng cũng đã xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm bài bản, cụ thể theo đúng định hướng chung của KBNN. Đồng thời, thực hiện khoanh vùng đối tượng các đơn vị giao dịch, xây dựng tiêu thức để chỉ đạo các phòng nghiệp vụ về kiểm soát chi và các KBNN quận, huyện trực thuộc cung cấp thơng tin, tình hình, số liệu kèm theo các đánh giá ban đầu về các đơn vị sử dụng NSNN. Việc làm này đã đem lại thành cơng cho các cuộc thanh tra với 100% hồn thành theo kế hoạch (không phát sinh việc điều chỉnh) và đảm bảo nguyên tắc xuyên suốt trong 2 năm đầu triển khai là “đúng phạm vi thẩm quyền, chậm từng bước, chắc từng cuộc và vững từng kết luận”.

Theo đó, các cuộc thanh tra được thực hiện trong các năm 2016, 2017 tại KBNN Đà Nẵng đều đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của các cấp thẩm quyền, đúng quy chế do Bộ Tài chính ban hành và đúng các bước của quy trình do KBNN ban hành, hướng dẫn thực hiện. Toàn bộ các hồ sơ, tài liệu của các cuộc thanh tra đều được lập đầy đủ, đúng biểu mẫu và tổ chức lưu trữ, bàn giao theo dõi, quản lý theo các quy định hiện hành.

Kết luận của các cuộc thanh tra cũng đã chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại, thiếu sót của các đơn vị sử dụng NSNN khi chấp hành các quy định về kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. Nội dung đã kết luận, kiến nghị đều được các đơn vị được thanh tra thống nhất cao, tiếp thu và tổ chức khắc phục, rút kinh nghiệm, xử lý theo trách nhiệm quy định. Khơng có các trường hợp khiếu nại sau khi tổ chức công bố, công khai các kết luận thanh tra.

Cụ thể là việc lập kế hoạch TTCN hàng năm hiện tại được quy định chung tại Quy chế kèm theo Quyết định số 2456/QĐ-BTC của Bộ Tài chính nên khi triển khai, các đơn vị KBNN chưa có sự thống nhất chung trong các bước thực hiện. Do đó, KBNN Đà Nẵng có kiến nghị, với quy định chung này cần được KBNN cụ thể hóa thành một văn bản hướng dẫn, quy định rõ các bước công việc như: Ban hành định hướng; trách nhiệm phối hợp giữa các đơn vị thuộc, trực thuộc KBNN cấp tỉnh khi cùng tham gia xây dựng kế hoạch, kể cả việc trao đổi, phối hợp, lấy ý kiến các đơn vị chủ quản, các cơ quan thanh tra tại địa phương... để tránh chồng chéo.

Đối với phạm vi, mức độ kiểm tra, đánh giá các nội dung của một cuộc thanh tra cũng cần phải nghiên cứu, xem xét để tiến đến phân định rõ ràng và tách bạch với trách nhiệm kiểm soát chi hiện nay ngay tại trụ sở làm việc của các đơn vị KBNN. Có như vậy, sẽ không xảy ra việc dễ bị “dẫm chân nhau” giữa công chức được giao nhiệm vụ TTCN với công chức được giao nhiệm vụ kiểm sốt chi, giữa các đồn TTCN KBNN với các đơn vị KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN.

Để làm được điều này, cần phải có các văn bản pháp lý quy định rõ 2 mức độ trong q trình KBNN thực hiện kiểm sốt chi theo Luật NSNN. Kiểm soát chi NSNN ở mức độ 1 là mức độ đại trà, thực hiện đối với tất cả các đơn vị sử dụng NSNN với phạm vi kiểm soát, nội dung kiểm sốt như hiện nay và do cơng chức được giao nhiệm vụ kiểm soát chi, do tất cả các đơn vị KBNN thực hiện. Kiểm soát chi NSNN ở mức độ 2 là mức độ đánh giá lại, chuyên sâu hơn, tập trung kiểm tra, kiểm soát các nội dung mà khi thực hiện kiểm soát mức độ 1 chưa thực hiện được.

Thực hiện kiểm soát mức độ 2 chỉ là ngẫu nhiên hoặc khi có nguyên nhân cần thiết tại một số rất ít các đơn vị sử dụng NSNN được lựa chọn đưa vào kế hoạch thanh tra hàng năm và do công chức được giao nhiệm vụ TTCN, do các đồn TTCN thực hiện. Khi đó, TTCN sẽ hồn tồn khơng phải thực hiện lặp lại bất kỳ phần công việc nào của bộ phận kiểm soát chi hiện nay đang làm nữa, sẽ tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả của các cuộc thanh tra./.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thanh Hóa

Theo hướng dẫn từ KBNN (KBNN), KBNN Thanh Hóa đã chủ động xây dựng chương trình và cử đồn cơng tác để phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm tra trên địa bàn như cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Tài chính, các phịng có chức năng thanh tra, kiểm tra của các sở, ban, ngành khác tại địa phương tùy theo định hướng thanh tra hàng năm.

Thực hiện TTCNKB từ năm 2016, từ đó đến nay, KBNN Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành nhằm tránh sự chồng chéo trong công tác thanh tra với các cơ quan khác trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo từ KBNN Thanh Hóa, từ sự chủ động này đã giúp giảm thiểu việc trùng lặp về nội dung, đối tượng thanh tra theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng

Chính phủ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thanh tra chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị.

Qua gần 2 năm thực hiện TTCNKB, KBNN Thanh Hóa đã thực hiện được 17 cuộc TTCN đối với 17 đơn vị. Sau khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, KBNN Thanh Hóa đã thực hiện 64 kiến nghị kết luận thanh tra, trong đó có 1 kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 2,5 triệu đồng; 54 kiến nghị về kỷ luật hành chính; 3 kiến nghị về thực hiện xây dựng văn bản, chế độ của đơn vị; 6 kiến nghị xử lý trách nhiệm về kinh tế với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng.

Theo đánh giá từ UBND tỉnh Thanh Hóa, cơng tác TTCNKB tại Thanh Hóa đã góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc sử dụng vốn NSNN tiết kiệm, hiệu quả và đúng các quy định của Nhà nước. Ngồi ra, cơng tác này còn giúp các đơn vị sử dụng ngân sách kịp thời sửa chữa, khắc phục những mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản lý tài chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bên cạnh đó, TTCNKB cũng giúp lãnh đạo các cơ quan KBNN các cấp kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót vi phạm trong các khâu kiểm sốt chi tại đơn vị mình, từ đó đề ra phương pháp quản lý, điều hành phù hợp để cơng tác kiểm sốt chi của KBNN Thanh Hóa ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh

Mặc dù mới bắt đầu được tổ chức thực hiện (từ 1/1/2016) nhưng hoạt động thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Tĩnh đã được triển khai chặt chẽ, đúng quy trình và đạt kết quả tốt. Hiệu quả cơng tác thanh tra đã giúp các đơn vị được thanh tra có ý thức chấp hành nghiêm các quy tắc luật định, góp phần nâng cao chất lượng về quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Triển khai thực hiện kế hoạch, ngay từ đầu năm, KBNN tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị KBNN cấp huyện và các phòng nghiệp vụ liên quan khảo sát, lựa chọn các đơn vị sử dụng ngân sách làm đối tượng thanh tra. Trên cơ sở đó, KBNN tỉnh lập danh sách đối tượng, lĩnh vực thanh tra đề nghị Tổng Giám đốc KBNN phê duyệt và xin ý kiến của các ngành liên quan để tạo sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ, tránh chồng chéo. Đồng thời, Phòng Thanh tra-kiểm tra khảo sát, nắm tình hình chấp hành pháp luật các khoản chi ngân sách nhà nước thanh toán qua KBNN. Sau đó, lập các Đồn thanh tra xuống các đơn vị là đối tượng thanh tra để kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, chứng từ và thực hiện các biện pháp thanh tra.

Năm 2016, KBNN tỉnh kết thúc thanh tra tại 6 đơn vị thực hiện công tác chi ngân sách qua KBNN thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, Bệnh viện Tâm thần, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, Trường THPT Hồng Lĩnh và Trường THCS Phan Huy Chú (Thạch Hà). Nội dung chủ yếu của hoạt động thanh tra là việc sử dụng các khoản chi ngân sách do KBNN kiểm sốt chi, cơng tác kế tốn tài chính, mua sắm tài sản, xây dựng cơ bản nội ngành.

Kết quả, 3/6 đơn vị có vi phạm về các nguyên tắc chi ngân sách. Trong đó, chủ yếu là khơng thực hiện chế độ chuyển trả các khoản chi trên 5 triệu đồng qua tài khoản cho các đơn vị có tài khoản. Hoặc có một số đơn vị chi sai mục tạm ứng, sử dụng hồ sơ thanh toán sai quy định… Cá biệt, do chưa bố trí được nguồn trợ cấp khó khăn cho học sinh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã sử dụng nguồn quỹ học bổng để chi trả theo kiểu “nóng tay bắt tai”.

Việc chi sai quy định này sau khi KBNN phát hiện, kiến nghị, đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho tạm thực hiện. Với Bệnh viện Tâm thần tỉnh, theo quy định về chính sách thu hút nguồn nhân lực, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ bác sỹ, dược sỹ là 30% lương. Tuy nhiên, với quan điểm cùng mơi trường làm việc, cùng những khó khăn như nhau, khơng nên quá ưu ái cho một bộ phận, gây mất công bằng đối với đại đa số nên Ban Giám đốc Bệnh viện Tâm thần đã “xé rào”, thống nhất định ra mức phụ cấp 15%. Rõ ràng, việc chi ngân sách này sai với chủ trương của tỉnh, tuy nhiên, nó xuất phát trên tinh thần vì cái chung để ổn định cơ sở, khơng vì mục đích vụ lợi, được sự đồng tình nhất trí cao của cán bộ, bác sỹ nên KBNN tỉnh đề nghị UBND tỉnh chấp thuận.

2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Nghệ An trong tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước của các tỉnh trên toàn quốc, tỉnh Nghệ An đã rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Phải tiến hành lập kế hoạch thanh tra chuyên ngành một cách thật chuẩn chỉ về địa điểm, thời gian thanh tra để công tác thanh tra diễn ra theo kế hoạch có chuẩn bị trước và đạt hiệu quả cao

- Trước thanh tra cần đưa ra những quy định, trình tự rõ ràng về cơng tác thanh tra chuyên ngành đối với những cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

- Quá trình thanh tra, kiểm tra cần chi tiết và chính xác, bám sát kế hoạch thanh tra, những quy định ban hành trước khi thanh tra để công tác thanh tra chuyên ngành đạt hiệu quả cao.

- Phải có tổng hợp báo cáo đầy đủ công tác thanh tra chuyên ngành gửi các cơ quan có thẩm quyền từ đó có những tình huống xử lý kịp thời những bất hợp lý, những vi phạm nếu có.

2.2.3. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan

1. Thạc sĩ Lương Ngọc Tuyền (2005) Hồn thiện cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên của NSNN qua KBNN. Trong nghiên cứu này tác giả đưa ra cơng tác kiểm sốt chi ngân sách Nhà nước qua KBNN với thực trạng công tác quản lý cấp phát ngân sách và kiểm soát chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước từ đó đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những tồn tại và góp phần nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo luật định.

2. Nguyễn Thị Bích Vân (2010), “ Nâng cao hiệu quả giám sát từ xa công tác quản lý quỹ NSNN trong điều kiện triển khai TABMIS” tuyển tập tạp chí ngân quỹ quốc gia KBNN số 100 tháng 10 năm 2010 trang 30. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được việc kiểm tra cơng tác hạch tốn sai mục lục NSNN cán bộ thanh tra có thể ngồi tại KBNN tỉnh truy vấn các báo cáo theo từng tiêu thức hoặc yêu cầu cần kiểm tra trên bộ sổ tỉnh trong một lần truy cập báo cáo lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thanh tra chuyên ngành tại kho bạch nhà nước nghệ an (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)