Đặc điểm phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 25 - 27)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Địa bàn nghiên cứu

1.2.3. Đặc điểm phụ nữ dân tộc Sán Chỉ ở xã Đại Dực, huyện Tiên Yên,

tỉnh Quảng Ninh

1.2.3.1. Đặc điểm kinh tế

Làng xóm của người Sán Chỉ thường tập trung một vài hộ gia đình đến vài chục hộ gia đình t y vào thời gian sinh sống hay thời gian hình thành của làng, họ sống gắn bó đoàn kết với nhau. Người Sán Chỉ làm ruộng nước là chính, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, vì điều kiện không có ruộng nên nghề chính của những người dân vẫn là nghề làm nương rẫy (lúa nương). Ngoài ra, người dân tộc Sán Chỉ còn tham gia chăn nuôi và trồng trọt. Đây là nghề chính đem lại thu nhập chủ yếu cho từng gia đình người Sán Chỉ. Bên cạnh đó, họ có nghề thủ công như làm mộc, đan lát mây tre, rèn. Tuy nhiên, những sản phẩm này chỉ mang tính tự cung, tự cấp trong cộng đồng, chưa trở thành hàng hóa phổ biến. Nhiều nghề thủ công hiện vẫn được người Sán Chỉ giữ gìn và phát triển. Do vai trò của người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ phụ thuộc vào người chồng - là chủ trong gia đình nên người phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào người chồng. Trong gia đình, người phụ nữ dân tộc Sán Chỉ thường là lao động chính của nghề làm ruộng, ngoài ra họ còn làm các nghề thủ công và tự may trang phục mặc thường ngày cho cả gia đình.

1.2.3.2. Phong tục tập quán

Trong gia đình người Sán Chỉ, người cha là chủ nhà. Tuy nhà trai tổ chức cưới vợ cho con nhưng sau cưới, cô dâu lại về ở với cha mẹ đẻ, thỉnh thoảng mới về nhà chồng, cho đến khi mang thai mới về hẳn với chồng. Người Sán Chỉ ăn cơm tẻ là chính. Rượu cũng được d ng nhiều, nhất là trong

ngày tết, ngày lễ, đàn ông thường hút thuốc lào còn phụ nữ ăn trầu. Người Sán Chỉ thường ở nhà vách đất hoặc xây bằng gạch không nung. Ngày nay kinh tế, xã hội phát triển, nhà ở của người Sán Chỉ cũng đã thay đổi cả về chất liệu xây dựng và kiểu dáng. Nhà tranh được thay bằng nhà gạch xây theo kiểu hiện đại. Nhiều hộ gia đình người Sán Chỉ còn xây nhà cao tầng, mái bê tông kiên cố như của người Kinh. Người Sán Chỉ thờ cúng tổ tiên và chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Phổ biến nhất là thờ Ngọc Hoàng, Phật Nam Hoa, Táo Quân. Ðám ma do thầy tào chủ trì gồm nhiều nghi lễ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ðạo giáo và Phật giáo.

1.2.3.3. Đời sống văn hóa

Dân tộc Sán Chỉ có nhiều truyện cổ, thơ ca, hò, vè, tục ngữ, ngạn ngữ. Đặc biệt sình ca là hình thức sinh hoạt văn nghệ phong phú hấp dẫn nhất của người Sán Chay. Các điệu múa Sán Chay có: múa trống, múa xúc tép, múa chim gâu, múa đâm cá, múa thắp đèn... Nhạc cụ cũng phong phú, gồm các loại thanh la, não bạt, trống, chuông, kèn... Trước đây dân tộc Sán chỉ trên địa bàn huyện Tiên Yên thường gặp gỡ giao lưu thông qua hội Slạm nhịt hụi”. Đó là ngày hội của những làn điệu Soóng cọ (hát giao duyên), tìm bạn tình và gặp gỡ người thương vì lý do nào đó phải cách xa... Từ nhiều năm gần đây Lễ hội văn hóa thể thao dân tộc Sán Chỉ đã trở thành truyền thống, với quy mô lớn đã thay thế hội Slạm nhịt hụi”, được tổ chức vào dịp rằm tháng giêng, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc Sán Chỉ ở Tiên Yên.

Sự phong phú của đời sống văn hóa của người phụ nữ Sán Chỉ được thể hiện tập trung ở trang phục của họ. Trang phục của người Sán Chỉ thường giống người Kinh hoặc người Tày. Thường ngày phụ nữ Sán Chay d ng chiếc dây đeo bao dao thay cho thắt lưng. Trong những dịp lễ tết, hội hè, các cô gái thường thắt 2-3 chiếc thắt lưng bằng lụa hoặc bằng nhiễu, với những màu khác nhau. Trang phục của người Sán Chỉ do những bàn tay khéo léo của phụ

nữ Sán Chỉ làm ra, đơn giản và không rực rỡ như trang phục của người Mông, người Dao, nhưng vẫn có những nét độc đáo riêng biệt. Mặc trang phục truyền thống của dân tộc, phụ nữ Sán Chỉ phải vấn tóc, đội khăn màu đen và kèm theo các đồ trang sức như: vòng cổ, vòng tay bằng bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)