7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Nội dung và hình thức của giáo dục pháp luật vềbình đẳng giới trong lĩnh vực
trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số
1.3.1. Nội dung của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới bao gồm:
-Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, bao gồm cả các chính sách và biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;
-Kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới;
-Tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; công tác đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới;
-Biện pháp, kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới;
-Các nội dung khác có liên quan đến giới và bình đẳng giới.
Cụ thể, định kiến giới và tư tưởng trọng nam giới hơn phụ nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình một bộ phận dân cư trong xã hội với các biểu hiện như thích đẻ con trai hơn con gái, coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ, khi chia tài sản thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn, ưu tiên đầu tư vào con trai, quan niệm nam giới là người trụ cột, quyết định chính trong gia đình và đóng vai trò chính trong các quan hệ xã hội bên ngoài gia đình. Trong đó, quan niệm quy định bất thành văn về thời gian công việc phải làm của người phụ nữ và tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình ảnh hưởng lớn nhất đến quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình.
* Thời gian làm việc của phụ nữ thƣờng dài hơn nam giới
Mặc dù, pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo cho con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế,
nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là thiên chức” của phụ nữ.
Tính chất bảo thủ của sự phân công lao động truyền thống theo giới ở các mức độ khác nhau vẫn còn được bảo lưu trong một bộ phận gia đình Việt Nam đã làm hạn chế các cơ hội học hành của trẻ em gái, cản trở phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội và có địa vị, thu nhập bình đẳng như nam giới. Các kết quả thống kê cho thấy, trung bình thời gian làm việc một ngày của phụ nữ là 13 giờ, trong khi của nam giới là khoảng 9 giờ. Sự chênh lệch này chủ yếu do phụ nữ còn đảm nhiệm chính công việc nội trợ, chăm sóc con cái ngoài vai trò sản xuất và công tác như nam giới. Phân công lao động trong gia đình ở nhiều vùng miền trên cả nước còn mang tính chất phân biệt theo giới rõ rệt, công việc gia đình vẫn tập trung vào vai người phụ nữ là chủ yếu. Do đó, phụ nữ ít có cơ hội để học tập nâng cao trình độ, nghỉ ngơi giải trí hay tham gia các hoạt động xã hội. Ở một số vùng theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ không chỉ gánh vác hầu hết mọi công việc gia đình, chăm sóc con cái, mà đồng thời còn là lao động chính trong gia đình. Đây thực sự là gánh nặng quá tải, gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khoẻ của phụ nữ.
* Trong gia đình, phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định thấp hơn nam giới
Mặc d đã có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung phụ nữ ít được quyền quyết định công việc gia đình so với nam giới. Quyền lực cao hơn của một người chồng thể hiện ở quyền quyết định ở một số việc như mua sắm, sản xuất kinh doanh, quan hệ họ hàng, còn người vợ thường chỉ có tiếng nói ở những việc như sử dụng biện pháp tránh thai, việc học của con hay các công việc nội trợ của gia đình.
Trong một số trường hợp, người phụ nữ còn bị bạo hành về thể chất và tinh thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người và chất lượng cuộc sống người phụ nữ.
Nội dung của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số chính là tuyên truyền, giáo dục người phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của bản thân trong cuộc sống gia đình, từ đó có những ứng xử phù hợp để được coi trọng trong gia đình, phòng chống bạo lực gia đình, tìm được sự bình đẳng trong gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
1.3.2. Hình thức của giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số
Hình thức thông tin, truyền thông về giới và bình đẳng giới, gồm: - Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên;
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, loa truyền thanh cơ sở;
- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền;
- Thông qua các loại hình văn hóa truyền thống, văn hóa quần chúng, sáng tác văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng;
- Thông qua việc tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; - Thông qua sinh hoạt của các loại hình câu lạc bộ;
- Lồng ghép trong hoạt động của các tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội; - Các hình thức thông tin, truyền thông khác.
Hình thức giáo dục về giới và bình đẳng giới, gồm:
- Đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân ph hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo;
- Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp;
Một số hoạt động tuyên truyền, giáo dục bình đẳng giới
Để góp phần đưa pháp luật đến với hội viên, phụ nữ, Hội LHPN các tỉnh thành đã phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý tổ chức được nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tư vấn lưu động cho phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số về các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến phụ nữ, gia đình, bình đẳng giới và các chế độ chính sách cho phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số như: pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân gia đình và pháp luật về đất đai, bảo hiểm y tế,... Thông qua đó, chị em có cơ hội tiếp cận thông tin, tìm hiểu pháp luật, chia sẻ khó khăn, vướng mắc, các tình huống trong cuộc sống và được các báo cáo viên, tư vấn viên trung tâm trợ giúp pháp lý giải đáp, giúp đỡ tháo gỡ tận tình.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật:
Tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ cơ sở, nhất là phụ nữ v ng sâu v ng xa, v ng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, dân tộc thiểu số là chương trình mà các cấp Hội LHPN tỉnh hết sức quan tâm để giúp chị em có khả năng tự bảo vệ bản thân trong gia đình và ngoài xã hội cũng như chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Với chủ trương đưa luật đến gần với hội viên phụ nữ, nhiều năm trở lại đây, các cấp Hội không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho phụ nữ ở các địa phương; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ báo cáo viên cấp tỉnh, cán bộ Hội các cấp về kiến thức, pháp luật liên quan đến phụ nữ, trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Bởi trình độ nhận thức cũng như điều kiện, cơ hội, khả năng tiếp cận kiến thức pháp luật của phụ nữ dân tộc thiểu số còn khá hạn chế nên công việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bình đẳng giới được tổ chức thường xuyên và chi tiết về nội dụng.
Những năm gần đây, các vấn đề về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; các luật pháp, chính sách liên quan đến đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số... được các cấp Hội tập trung tuyên truyền phổ biến. Cụ thể:
Thực hiện Nghị quyết 06/NQ-BCH Hội LHPN Việt Nam khóa I về “tăng cường công tác vận động phụ nữ dân tộc thiểu số trong tình hình hiện nay”[15], các cấp Hội đã tập trung truyền thông đến v ng đồng bào Khơ me, nắm chắc đặc điểm và diễn biến tình hình dân tộc, tôn giáo khu vực Tây Nam Bộ, Tây Nguyên để tuyên truyền đến hội viên, phụ nữ về di cư tự do bất hợp pháp; tuyên truyền về luật Hôn nhân và Gia đình với vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; các luật pháp, chính sách liên quan đến đời sống phụ nữ dân tộc thiểu số, tôn giáo, trong đó có chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số...
Góp phần tích cực "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho phụ nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số", các cấp Hội đã chú trọng xây dựng nhiều mô hình như: Câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật, tủ sách và phong trào đọc sách pháp luật, nhóm nòng cốt tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trung tâm tư vấn, cơ sở tư vấn pháp luật, địa chỉ tin cậy… Từ năm 2009 đến nay đã xây dựng được 20 câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật tại 10 tỉnh. Các mô hình đã nhận được đánh giá cao của cấp ủy, chính quyền địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của hội viên, phụ nữ nông dân và phụ nữ dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, Hội còn xây dựng mô hình câu lạc bộ không thách cưới, không tảo hôn, gia đình 5 không, 3 sạch… ở các thôn, buôn để tuyên truyền, vận động chị em từ bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh, kết hôn đúng độ tuổi theo quy định của Luật Hôn nhân - Gia đình.
Thông qua các hoạt động của Hội đã không chỉ góp phần cung cấp kiến thức pháp luật mà còn tạo ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật
trong phụ nữ nông dân, phụ nữ dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư tại các địa phương.
Thời gian tới, Hội LHPN các cấp dự kiến tiếp tục triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ bằng nội dung, hình thức ph hợp; nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả; tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ nữ nghèo, chính sách, ở v ng sâu, v ng xa, hải đảo nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, trình độ văn hóa, pháp lý của phụ nữ trên phạm vi cả nước; đổi mới sinh hoạt và hoạt động của các mô hình câu lạc bộ theo hướng đa dạng hóa cách thức, nội dung sinh hoạt; mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động tư vấn pháp luật.
- Trợ giúp pháp lý cho phụ nữ :
Ngoài tuyên truyền, việc tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý cũng được các cấp Hội chú trọng. Ở các địa phương, Hội Phụ nữ c ng các cấp chính quyền, đoàn thể tích cực tham gia hòa giải các vụ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình, dân sự, đất đai… góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, xây dựng gia đình hạnh phúc, giảm thiểu tình trạng khiếu kiện vượt cấp. Đặc biệt ở cấp tỉnh, Câu lạc bộ (CLB) Tư vấn, hỗ trợ pháp luật phụ nữ tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Hội LHPN các tỉnh.
Theo đánh giá thì hoạt động trợ lý pháp lý đã phát huy tốt vai trò tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý cho đông đảo hội viên phụ nữ trong tỉnh trên các lĩnh vực giúp chị em nắm bắt, cập nhật nhiều kiến thức về pháp luật cũng như kiến thức về văn hóa, xã hội, gia đình... để tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoạt động trợ lý pháp lý nhắm đến đối tượng nữ là nạn nhân bị bạo lực gia đình, tư vấn hỗ trợ về hôn nhân gia đình cho phụ nữ (chủ yếu là tư vấn, can thiệp ly hôn, phân chia tài sản ly hôn, phân chia tài sản sau ly hôn)…
Trong thời gian tới, dự kiến sẽ thực hiện hỗ trợ pháp luật cho phụ nữ tỉnh tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh; tích cực phối hợp tuyên truyền, tư vấn, phổ biến các văn bản pháp luật như: Hiến pháp, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Phòng, chống tội phạm mua bán người… tại một số xã khó khăn, v ng sâu, v ng xa, v ng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tăng cường phối hợp với các hội phụ nữ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý ở cơ sở và các CLB ở địa phương khác trong việc tư vấn, hỗ trợ pháp luật cho phụ nữ. Qua đó góp phần hạn chế những mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư, giảm thiểu tình trạng đơn thư vượt cấp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương.
1.4. Vai trò hoạt động công tác xã hội trong giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số
Hoạt động công tác xã hội trong giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số góp phần quan trọng, mang tính quyết định trong việc giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số. Thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp cho các cơ quan, tổ chức, cán bộ công chức và công dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới nói chung và bất bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng đang ngăn cản sự phát triển của đất nước, từ đó có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng.
Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình còn nhiều hạn chế, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hoạt động công tác xã hội trong việc giáo dục pháp luật và tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm
chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong công cuộc đổi mới, hoạt động công tác xã hội góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã