Một số tồn tại, hạnchế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 49 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật bình đẳng giớ

2.1.6. Một số tồn tại, hạnchế

Mặc d , trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ đã có nhiều biện pháp nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nhưng nhìn chung hoạt động công tác xã hội giáo dục pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trên địa bàn xã Đại Dực vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như:

Công tác tuyền truyền, tập huấn, hướng dẫn và thực hiện chính sách pháp luật, cũng như Luật bình đẳng giới cho phụ nữ tại các cấp Hội còn ít, hiệu quả chưa cao. Việc nắm bắt diễn biến tư tưởng của Hội viên phụ nữ trong các cấp Hội chưa kịp thời, phần lớn các vụ việc xảy ra tổ chức Hội nắm

bắt chậm, thậm chí không nắm bắt được. Việc phối hợp triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới cho phụ nữ ở một số ngành chưa được quan tâm nhiều, chưa đa dạng, phong phú, mới chỉ dừng lại ở các Hội nghị triển khai, tập huấn. Các lớp tập huấn, phổ biến luật chưa đầy đủ và chưa đúng thời gian. Hoạt động của các chi hội phụ nữ chất lượng chưa cao do điều kiện địa bàn hiểm trở, khó khăn trong việc tiếp cận các gia đình nên quá trình trao đổi, thông tin hai chiều còn hạn chế, việc phản ánh những bức xúc của hội viên lên cấp trên chưa kịp thời, do đó việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên, phụ nữ còn bất cập.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cấp Hội trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục bình đẳng giới ở cơ sở chưa cao, hoạt động thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra nên hiệu quả chưa đáp ứng được yêu cầu; nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật còn đơn điệu, nặng về hình thức tổ chức nên đối tượng được tuyên truyền cũng bị hạn chế. Chưa xây dựng được nhóm nòng cốt ở cộng đồng dân cư cũng như trong các cấp Hội.

Ngoài ra, việc cập nhật các quy định pháp luật về bình đẳng giới để tuyên truyền, giáo dục cho phụ nữ dân tộc thiểu số ở địa phương vẫn còn thiếu tính kịp thời. Vai trò đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho Hội viên, phụ nữ của một số chi hội hiệu quả chưa cao, công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ, hội viên phụ nữ ở một số đơn vị, địa phương chưa tốt. Hoạt động tư vấn về thực hiện bình đẳng giới, tư vấn giới thiệu việc làm chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, phương pháp hoạt động chưa theo kịp sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Mặt khác, một bộ phận chị em vẫn mang tư tưởng tự ti, an phận thủ thường, thiếu tự tin trong việc tham gia các hoạt động xã hội và chính trị vì suy nghĩ về trọng trách gia đình trong việc giáo dục con cái, các công việc gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)