7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật bình đẳng giớ
2.1.7. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạnchế
2.1.7.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do bản thân những người phụ nữ:
Nguyên nhân trình độ học vấn thấp, chủ yếu làm nông nghiệp
Những người phụ nữ dân tộc thiểu số thường có trình độ học vấn thấp. Do được học hành ít, họ thường bỏ học sớm và lấy chồng theo quan niệm của gia đình. Chính vì vậy, số lượng người phụ nữ dân tộc thiểu số có trình độ từ phổ thông trung học trở lên là rất hiếm hoi. Bỏ học sớm và lấy chồng nên người phụ nữ dân tộc thiểu số không được trang bị các kiến thức về quyền lợi của bản thân, không có đủ kiến thức để tự chủ cuộc sống của mình. Sau khi lấy chồng và sinh con, việc của người phụ nữ chỉ gói gọn quanh những công việc chăm sóc gia đình, không có cơ hội giao tiếp với bên ngoài, học hỏi và mở mang kiến thức. Họ coi những việc họ đang làm là những việc thuôc nghĩa vụ bản thân và những người khác cũng đang phải làm giống họ, không có sự phản kháng hay đòi hỏi quyền lợi. Từ đó, việc nhận thức pháp luật về bình đẳng giới cũng trở nên khó khăn bởi những quan niệm đã được cha mẹ in sâu vào trong tâm trí từ bé về nghĩa vụ của người phụ nữ, suốt đời lam lũ vì chồng con, gia đình.
Sự nghiệp đổi mới đang đòi hỏi bên cạnh việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của phụ nữ DTTS như: chân thật, giản dị, chăm chỉ, nhân hậu, khéo léo, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội, thì nay cần hình thành những phẩm chất mới như: năng động, sáng tạo, bản lĩnh, tự tin, tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm đem lại lợi ích cho bản thân và cộng đồng, tác phong lao động linh hoạt, nhanh nhẹn, để ứng phó được những tình huống mới liên tục xuất hiện trong xu thế cạnh tranh, giao lưu, hợp tác. Để có thể khẳng định được vị thế xã hội của mình trong gia đình, đòi hỏi phụ nữ DTTS phải nâng cao hiểu biết, năng lực, phải có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân đạo, để tự tin khẳng định mình. Việc phụ nữ có đủ năng lực và sự chủ động trong việc ra các quyết định
quan trọng về các mặt trong gia đình, sẽ là điều kiện quan trọng để tiến tới bình đẳng giới thực sự trong gia đình. Muốn vậy, gia đình và các các tổ chức xã hội cần phải tạo những cơ hội và điều kiện thuận lợi để phụ nữ DTTS có điều kiện và cơ hội tham gia các lớp tập huấn, các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn liên quan đến hoạt động sản xuất, giúp họ tham gia và trực tiếp ra các quyết định liên quan đến kinh tế hộ gia đình như đối với hoạt động vay vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Có chính sách thoả đáng đối với họ khi tham gia học tập tại các trường lớp, nâng cao trình độ trên các địa bàn này, tiến tới xoá bỏ dần khoảng cách và sự chênh lệch kiến thức, trình độ giữa phụ nữ các dân tộc và giữa phụ nữ và nam giới. Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ DTTS về chăm sóc sức khoẻ, nuôi dạy con, dân số và kế hoạch hoá gia đình, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình. ây dựng phụ nữ DTTS có sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, tích cực lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Hội phụ nữ cần nêu gương người tốt, việc tốt của phụ nữ DTTS trong các lĩnh vực. Họ là những con người có những phẩm chất cao quý trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt và học tập, là những tấm gương sáng về sự kết hợp giữa hài hoà giữa ý chí kiên cường, lòng dũng cảm đức hi sinh, nghị lực sống và tài năng sáng tạo không ngừng. Những tấm gương đó không chỉ thôi thúc mỗi người phụ nữ noi theo, mà còn góp phần thay đổi những nhận thức chưa đầy đủ về vị trí và vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tổ chức các lễ hội tôn vinh phụ nữ DTTS nhằm tạo dư luận xã hội rộng rãi ủng hộ, khuyến khích các hành động tích cực chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ đồng thời phê phán, loại bỏ những hành vi tiêu cực, những phong tục tập quán, tâm lý, thói quen coi thường, hạ thấp nhân phẩm của phụ nữ,giúp cho phụ nữ nhận thức rằng vị thế xã hội thấp kém của họ so với nam hiện nay, không phải chỉ là do những khác.
Nguyên nhân về rào cản ngôn ngữ và giao tiếp dẫn tới thiếu thông tin:
Bất chấp lý do của tỷ lệ m chữ cao là gì thì rào cản ngôn ngữ này vẫn là phương tiện hữu hiệu trong việc ngăn cản phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội. Nhiều người phụ nữ dân tộc thiểu số không nói được tiếng phổ thông, do vậy, họ không có phượng tiện để giao tiếp và tiếp thu kiến thức. Phụ nữ dân tộc thiếu số tại xã Đại Dực không những ngại tham dự ở cộng đồng mà còn ngại tìm đến những dịch cơ bản như đi khám thai định kỳ và sinh con ở bệnh viện. Phụ nữ chỉ lui tới chợ xã, đi khám bệnh ở Huyện, và rất ít khi tham gia họp thôn trong khi thì nam giới còn lui tới bản khác để uống rượu, đi chợ xa nhà mua bán bò và họp thôn thường xuyên hơn. Đàn ông cũng là người đi chợ thay vợ. Điều này có thể một phần do nam giới ở các thôn/bản nói tiếng phổ thông tốt hơn phụ nữ. Nhưng cũng một phần do tính chất của vai trò giới ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và người phụ nữ ngại giao tiếp. Do đó việc tạo điều kiện, cơ hội cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, tự học hỏi, tự đào tạo để nâng cao kiến thức văn hoá và khắc phục mặc cảm tự ti, xóa bỏ định kiến, để tiến tới chủ động và tích cực phấn đấu nâng cao sự công bằng giới trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội.
Nguyên nhân về sự tự ti, không có động lực nâng cao giá trị bản thân:
Nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ dân tộc thiểu số ít tham gia họp vì họ tự ti,” sự tự ti” này là hậu quả của những chuỗi những khó khăn và hạn chế trong cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Sự vắng mặt thường xuyên trong các hoạt động xã hội khiến người phụ nữ ngại va chạm, không muốn xuất hiện ở chỗ đông người. Việc quanh quẩn ở nhà, ruộng nương, chăm sóc gia đình làm người phụ nữ dân tộc thiểu số chỉ quen làm việc lầm lũi, chứ không quen tham gia hoạt động cộng đồng. Họ coi việc tham gia những việc cộng đồng ấy là quyền của người nam giới. Chính những suy nghĩ ấy đã làm triệt tiêu hết sự tự tin về khả năng tự chủ làm bất cứ việc gì của người phụ nữ dân tộc thiểu số cũng như động lực học hỏi, giao tiếp xã
hội để nâng cao kiến thức, giá trị bản thân. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nhận thức pháp luật về bình đẳng giới của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Có thể thấy vốn xã hội eo hẹp của phụ nữ v ng cao, v ng sâu v ng xa so với phụ nữ ở v ng thấp hơn cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của họ.
Thứ hai, nguyên nhân từ phía các hộ gia đình:
Có một thực tế là người dân đều ý thức khá rõ tầm quan trọng của việc học để xóa m chữ, thoát khỏi nghề nông (làm ruộng, làm nương) vất vả, khổ nhọc. Hầu hết các ông bố, bà mẹ người DTTS trong địa bàn được phỏng vấn, đều nghĩ rằng con gái và con trai cần phải có quyền bình đẳng trong giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, con trai có nhiều cơ hội được đi học hơn con gái, theo kết quả khảo sát của tác giả luận văn có tới 55% người được hỏi cho rằng cần đầu tư cho con trai học hết bậc trung học phổ thông, đối với con gái là 38%. Do cư trú ở v ng sâu, v ng xa đi lại còn nhiều khó khăn, địa bàn thôn bản lại cách xa trường học, nhu cầu lao động trong gia đình rất cao, đặc biệt vào m a vụ trồng trọt hoặc thu hoạch, nên tỷ lệ trẻ em bỏ học và nghỉ học còn nhiều. Phần lớn các em chỉ theo học đến hết cấp 1, phổ biến là lớp 3 và 4, nhất là các em gái. Đặc biệt đối với việc lựa chọn cho người con nào tiếp tục học, thì có tới 16% lựa chọn và ưu tiên cho con trai, trong khi đó con gái chỉ chiếm 1%, có tới 12% cho rằng con gái không cần học cao” là ph hợp. Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng, nếu thu nhập của gia đình thấp và họ thiếu lao động, thì con gái của họ ít khả năng đến trường, mặc d họ rất muốn cho chúng đi học. Trong khi nếu con trai của họ muốn đi học, thì gia đình sẽ cố gắng giúp chúng được đi học. Điều này ph hợp với đánh giá chung của Liên hiệp quốc về tình hình giáo dục ở Việt Nam, trẻ em gái và phụ nữ là những người ít có khả năng tham gia và hưởng lợi từ các chương trình giáo dục” [82, tr.17]. Vậy là, việc đầu tư nâng cao học vấn cho con cái, có sự khác biệt đáng kể giữa con trai và con gái, d chỉ trong dự định, nhìn chung các gia đình mong con trai học cao hơn con gái.
Trên thực tế tại xã Đại Dực hiện nay, vẫn nhiều gia đình còn có tình trạng định kiến giới của các bậc cha mẹ biểu hiện như: quan niệm cho rằng các con gái không cần có học vấn cao mà cần phải làm việc nội trợ giúp gia đình; do đó họ thường khuyến khích người con trai trong gia đình tích cực học tập thay vì khuyến khích con gái học cao hơn. Điều này dẫn đến sự phân biệt trong ý thức hệ, tạo cho người phụ nữ bị hạn chế về cơ hội được học tập và tiếp cận với các công việc chuyên môn đòi hỏi có sự đầu tư chất xám lớn. Hệ quả của việc này là tại xã Đại Dực có sự phân công lao động theo giới, tạo sự bất bình đẳng tự nhiên trong lao động, việc làm.
Trong nhiều hộ nghèo, lao động của trẻ em nhất là của trẻ em gái có giá trị hơn nhiều so với việc tới trường. Lợi ích dài hạn của giáo dục không thể b đắp được những tổn thất về thu nhập trong ngắn hạn. Những hộ gia đình nghèo nhất không thể đáp ứng những nhu cầu tiêu d ng hiện tại, nếu không có nguồn thu nhập do lao động trẻ em mang lại, vì vậy học vấn của trẻ em và triển vọng thoát nghèo phải nhường chỗ cho sự tồn tại trước mắt. Các chi phí cơ hội của việc không có lao động trẻ em làm việc gia đình, ngăn cản các hộ gia đình nghèo đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là cho con gái - những người mà các chi phí cơ hội này lớn hơn. Hộ gia đình có mức sống càng thấp, thì con cái càng hay bỏ học và đi học muộn hơn so với tuổi, mức sống và khoảng thời gian đi học của trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, điều này có nghĩa rằng việc tiếp cận và duy trì học vấn của trẻ em, nhất là trẻ em gái phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện kinh tế gia đình. Ngoài lý do kinh tế thì các em gái DTTS thiệt thòi hơn em trai trong việc học hành, do những quan niệm truyền thống về vai trò giới và hiện tượng tảo hôn ở nhiều địa phương. Có quan niệm cho rằng, con gái khi ở nhà với bố mẹ chủ yếu là để đi làm nương, khi lấy chồng phải làm nương nuôi chồng, con, phải chăm sóc gia đình, không cần phải đi học cao. Chính sự thiên lệch trong hướng đầu tư giáo dục cho con cái của nhiều hộ gia đình, do quan niệm truyền thống, dẫn tới thực trạng trẻ em gái là những người chịu thiệt thòi trong cơ hội đến trường, cơ hội tìm kiếm
việc làm và cơ hội hòa nhập xã hội. Điều này đã làm gia tăng thêm khoảng cách bất BĐG trong cơ hội hưởng thụ các thành quả giáo dục của nam giới và nữ giới, là mối nguy hiểm khiến sự chênh lệch về trình độ học vấn giữa hai giới, quá trình tiến tới BĐG ở Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn lâu dài.
Ở xã Đại Dực, vấn đề ngược đãi phụ nữ trong một số gia đình vẫn tồn tại trong tất cả các nhóm xã hội và vẫn còn quan niệm cho rằng đó là chuyện riêng tư, việc nội bộ trong gia đình, nên những nỗ lực của các cơ quan chức năng, đoàn thể chưa mang lại hiệu quả cao.
Thứ ba, về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục bình đẳng giới cho phụ nữ
Cán bộ lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; ngại đi tập huấn, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; thiếu sâu sát, coi công tác tiến bộ phụ nữ không phải là trọng tâm công tác của chính quyền, của người đứng đầu, của lãnh đạo các cấp, các ngành, mà chỉ là của riêng nữ giới, dẫn đến hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ chỉ mang tính hình thức. Khi xây dựng kế hoạch hành động đã tham vọng và đề ra quá nhiều chỉ tiêu chưa ph hợp với khả năng thực hiện, do đó tính khả thi không cao. Kinh phí tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn... còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ về bình đẳng giới còn hạn chế.
Số lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn mỏng so với yêu cầu hiện nay (trong lúc đó số lượng được biên chế chưa nhiều). Chất lượng, trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, về cơ bản chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức pháp luật nói chung và luật bình đẳng nói riêng. Đặc biệt đội ngũ cán bộ Hội cấp Chi, tổ là người trực tiếp gần gũi, tư vấn, hoà giải, tuyên truyền, hỗ trợ hội viên hàng ngày về kiến thức luật pháp… chưa được đào tạo,
bồi dưỡng, cung cấp kiến thức pháp luật nói chung và về Luật bình đẳng giới nói riêng thường xuyên và kịp thời, 100% cán bộ chi, tổ chưa có trình độ gì về luật pháp.
Trình độ năng lực của cán bộ các cấp Hội về quản lý hội viên chưa đáp ứng và theo kịp yêu cầu nên khó khăn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ. Hiện tại, một bộ phận cán bộ, Hội viên phụ nữ trong các cấp Hội chưa nhận thức và hiểu biết một cách đầy đủ, thấu đáo các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật liên quan đến phụ nữ nói riêng, dẫn đến việc chấp hành chưa nghiêm. Vậy nên, trong quá trình tổ chức tuyên tuyền, phổ biến giáo dục bình pháp luật về bình đẳng giới nói chung gặp nhiều khó khăn trong nghiệp vụ, kỹ năng tuyên truyền, đặc biệt khi có những vấn đề vướng mắc, khó khăn thì cần tới sự can thiệp của các cấp, các ngành.
2.1.7.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất,những nguyên nhân về nhận thức xã hội:
Do nhận thức chung của xã hội về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn tồn tại tập tục mang nặng tính trọng nam khinh nữ”, phân biệt đối xử với phụ nữ. Ðịnh kiến về giới còn tồn tại dai dẳng trong nhận thức chung của xã hội do ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo và tập tục phong kiến lạc hậu từ lâu đời.
Tư tưởng mang tính định kiến về giới còn tồn tại khá phổ biến trong