Các hoạt động lồng ghép giáo dục pháp luật vềbình đẳng giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Các hoạt động lồng ghép giáo dục pháp luật vềbình đẳng giới

2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật bình đẳng giớ

2.1.4.Các hoạt động lồng ghép giáo dục pháp luật vềbình đẳng giới

* Hòa giải, giúp đỡ, hỗ trợ những nạn nhân bị bạo hành gia đình:

Công tác trợ giúp pháp lý cho hội viên phụ nữ cũng được các cấp Hội trong huyện quan tâm thực hiện theo Chỉ thị số 02/CT-TLĐ ngày 28/5/2009 của đoàn Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam về việc đẩy mạnh tư vấn pháp luật của tổ chức Hội phụ nữ. Tính đến tháng 7/2015, các cấp Hội liên hiệp phụ nữ huyện Tiên Yên đã hướng dẫn và ra mắt thành lập 14 "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" tại 06/12 xã, thị trấn, trong đó có xã Đại Dực nhằm hỗ trợ giúp chị em trong trường hợp có bạo lực gia đình, mỗi địa chỉ tin cậy có từ 10 - 12 thành viên gồm thành viên của các ban, phòng, ngành đoàn thể có liên quan giúp đỡ về mặt pháp lý cho chị em, hòa giải các mâu thuẫn trong gia đình. Việc làm này hết sức quan trọng giúp hòa giải, tư vấn pháp luật chủ yếu là tư vấn các nội dung liên quan đến hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, các chính sách mới ban hành…. Định kỳ 6 tháng, các tổ tư vấn, hòa giải, các địa chỉ tin cậy họp rút kinh nghiệm một lần. Trong 03 năm qua (năm 2014 - tháng 7/2017, các tổ tư vấn đã hòa giải thành công 223 trường hợp, đã giúp ngăn chặn được nhiều vụ ly hôn,... Trong đó, tại xã Đại Dực đã hòa giải thành công trên 10 vụ ly hôn.

* Kết hợp khám sức khỏe sinh sản và tuyên truyền pháp luật bình đẳng giới:

Theo quy định tại Điều 17 Luật Bình đẳng giới, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế cũng như bình đẳng trong lựa chọn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Luật quy định như vậy và thực tiễn cũng cho thấy phụ nữ và nam giới đều cần được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản như nhau. Nhưng trước đây và bây giờ cũng vậy nhiều đấng mày râu vẫn cho rằng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là chuyện chỉ dành cho phụ nữ và gắn liền với phụ nữ.

Trong 2 ngày 22, 23/10/2014, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hội Kế hoạch hoá gia đình tỉnh tổ chức truyên truyền kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và khám sức khoẻ cho phụ nữ dân tộc tại xã Đại Dực huyện Tiên Yên. Đã có 300 chị được khám, tư vấn sức khỏe, nhiều chị được phát hiện bệnh và cấp thuốc điều trị miễm phí khám. Ngoài ra chị em được cấp miễn phí bao cao su, thuốc tránh thai.

Phát biểu, trao đổi với phụ nữ xã Đại Dực, đồng chí Chủ tịch Hội LHPN tỉnh đã đề nghị chị em cần quan tâm đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, gắn với nâng cao vai trò của phụ nữ về bình đẳng giới, đặc biệt là đảm bảo vệ sinh cá nhân, chủ động áp dụng các biện pháp tránh thai để không sinh con thứ 3 góp phần thực hiện các tiêu chí ây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

* Gắn tuyên truyền về bình đẳng giới với công tác xóa đói giảm nghèo:

Bà Trần Thị Liên, chủ tịch Hội phụ nữ xã Đại Dực cho rằng: Bình đẳng giới có mối quan hệ mật thiết với nạn đói nghèo và không chỉ riêng vấn đề đói nghèo của phụ nữ. Bất bình đẳng vừa là nguyên nhân của tình trạng đói

nghèo, lạc hậu, vừa là rào cản chính đối với phát triển bền vững, và cuối cùng gây tác động tiêu cực tới mọi thành viên trong xã hội và các thiệt hại khác. Xã hội có mức bình đẳng giới càng cao thì thành quả tăng trưởng kinh tế càng phục vụ tốt cho công tác giảm nghèo”

Để góp phần hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số xã Đại Dực nâng cao chất lượng đời sống, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc bền vững, các cấp Hội tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xóa đói giảm nghèo có địa chỉ đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, tổ chức tốt các hoạt động tiết kiệm trong hội viên, phụ nữ nhằm tạo nguồn vốn tại chỗ để chị em phát triển sản xuất, qua đó góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình. Đến nay đã có 5/5 chi hội cơ sở thực hiện mô hình Thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”. Đồng thời, tổ chức Hội còn hướng dẫn chị em chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN-PTNT.

* Gắn tuyên truyền về bình đẳng giới thông qua sinh hoạt cộng đồng:

Bảng 2.1: Tỷ lệ nam giới và phụ nữ tham gia sinh hoạt cộng đồng

Hoạt động cộng đồng Nam giới (%) Phụ nữ (%)

Họp xã, họp huyện 78.9 21.1 Tham gia các buổi hội thảo/đào tạo 80.8 19.2 Tham gia công việc của xã 63.3 36.7

Nguồn: Khảo sát của đề tài

Các buổi họp xã, họp thôn bản ở Đại Dực đều được lồng ghép thêm một phần về tuyên truyền bình đẳng giới, quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, theo khảo sát tại xã Đại Dực, huyện Tiên Yên thì các hoạt động cộng đồng như họp xã, họp huyện,tham gia các khóa đào tạo, các công việc cộng đồng chủ yếu là nam giới. Tỷ lệ người phụ nữ được tham gia cá hoạt động đào tạo tập trung, hội thảo chỉ chiếm dưới 20%.

Đồng chí Hoàng Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên cho biết: Ngoài việc có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành trong thực hiện công tác tuyên truyền về BĐG, UBND huyện cũng đẩy mạnh nâng cao năng lực cho nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ lãnh đạo các cấp. Chủ động rà soát, giới thiệu những phụ nữ tiêu biểu, xuất sắc trên các lĩnh vực tại địa phương để xem xét, cơ cấu nữ đại biểu HĐND các cấp. Vừa qua, huyện đã tham mưu, giới thiệu được 14 nữ ứng cử viên tham gia HĐND cấp huyện, cơ sở giới thiệu được 148 nữ ứng cử tham gia HĐND xã, thị trấn. Đối với những phụ nữ v ng dân tộc thiểu số, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ huyện đã tổ chức các hoạt động trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho chị em và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 45 - 48)