Hoạt động tuyên truyền của Hội LHPN huyện Tiên Yên và Hội LHPN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật bình đẳng giớ

2.1.1. Hoạt động tuyên truyền của Hội LHPN huyện Tiên Yên và Hội LHPN

LHPN xã Đại Dực

Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Trong công cuộc đổi mới, công tác này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội.

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tiên Yên và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đại Dực cũng đã rất nỗ lực trong việc tuyên truyền thông tin pháp luật về bình đẳng giới nói chung và trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại đây đã được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức sau:

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở: Việc phát thanh thường xuyên các thông tin về pháp luật bình đẳng giới qua kênh loa truyền thông cơ sở được thực hiện hàng tuần với hy vọng góp phần nâng cao hiểu biết của người phụ nữ dân tộc thiểu số về bình đẳng giới.

- Phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền đến từng nhà: các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền ngắn gọn, xúc tích được tuyên truyền viên mang đến tận nhà cho từng phụ nữ dân tộc thiểu số tham khảo và thực hiện.

Hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng của Hội Liên hiệp Phụ nữ gồm: thông tin Hội Liên hiệp Phụ nữ (lưu hành nội bộ), tờ rơi, trang thông tin điện tử của Tổ chức Hội (web), Sổ tay pháp luật, loa phóng thanh tại đơn vị, bản tin, pa nô, áp phích…. là công cụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật kịp thời và hiệu quả đến Hội viên. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện thường xuyên phối hợp với Đài Truyền thanh, truyền hình huyện với chuyên trang "Phụ nữ với cuộc sống", "Vì sự tiến bộ của phụ nữ" một tháng/1 - 2 lần… những hoạt động đó đã đóng góp tích cực cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới đến cán bộ, hội viên phụ nữ.

Ngoài ra, các tờ tin, chuyên trang Phụ nữ và chuyên mục giải đáp pháp luật trên Đài Phát thanh truyền hình huyện và Đài Truyền thanh xã Đại Dực đã phát các phóng sự, bản tin với nhiều gương điển hình, mô hình thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật...qua đó góp phần rất tốt cho việc chuyển tải đến cán bộ, hội viên phụ nữ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.

Tuy nhiên, nhận thức vấn đề bình đẳng giới trong các nhóm xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã, dân tộc, nghề nghiệp) vẫn còn thiếu sự thống nhất. Tư tưởng“trọng nam khinh nữ”ngự trị dai dẳng trong xã hội vẫn tiếp tục là hệ quả xấu đối với nam giới trong đối xử với nữ giới, là rào cản trong quá trình thực hiện bình đẳng giới. Sự bất bình đẳng giới vẫn tồn tại trong nhiều lĩnh vực như về quyền lợi, nghĩa vụ, phân công lao động, cơ hội việc làm, tiền lương, thu nhập, cơ hội thăng tiến giữa nam và nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động công tác xã hội đối với giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân gia đình cho phụ nữ dân tộc thiểu số tại xã đại dực, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh hiện nay (Trang 40 - 41)