Điều chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng trong những năm 1969-

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 64 - 75)

1973

Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân của quân và dân miền Nam đã giáng một đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Thất bại nặng nề về mặt quân sự cùng với sức ép về dư luận buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút quân về nước, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán thương lượng. Nhưng với bản chất ngoan cố và hiếu chiến, đế quốc Mỹ vẫn chưa từ bỏ âm mưu duy trì chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam. Ngày 20/1/1969, Nich-xơn nhậm chức Tổng thống cho ra đời “Học thuyết Ních-xơn” và chiến

lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam. Mục tiêu cơ bản của chiến lược này là rút quân Mỹ khỏi miền Nam, duy trì quân đội và chính quyền tay sai bản xứ, nhằm thay đổi “màu da trên xác chết”. Biện pháp chủ yếu thực hiện chiến lược là xây dựng quân Sài Gòn thành một đội quân tay sai làm lực lượng chủ yếu trong chiến tranh thay thế quân đội Mỹ trên bộ. Các lực lượng tình báo, gián điệp, cảnh sát, bảo an, phòng vệ, dân sự được phát triển mạnh phục vụ nhiệm vụ bình định, kìm kẹp quần chúng, tạo điều kiện cho quân chủ lực cơ động tác chiến. Để củng cố ngụy quyền, Mỹ tiếp tục duy trì chính quyền Thiệu-Kỳ. Chúng tích cực tập hợp lực lượng phản động, thành lập “Mặt trận quốc gia xã hội” để mở rộng cơ sở cho chính quyền Sài Gòn.

Mỹ và tay sai tăng cường chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý, chiêu hồi, chiêu hàng. Chiến tranh gián điệp giữ vị trí quan trọng trong “Việt Nam hóa chiến tranh”, nhằm đánh phá lực lượng cách mạng ở cơ sở, kìm kẹp quần chúng và đẩy lùi lực lượng cách mạng ra xa các thành phố, thị xã. Năm 1969 chúng xây dựng và phát triển lực lượng cảnh sát Sài Gòn lên tới 25.000 tên và 200 tổ chức tình báo, gián điệp. Chi nhánh Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở miền Nam núp dưới danh nghĩa cơ quan nghiên cứu tổng hợp đặt trong tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn. Chi nhánh Cục Điều tra liên bang (FBI) núp dưới danh nghĩa các đoàn viện trợ kinh tế, cơ quan hành chính. Chi nhánh Cục Tình báo quân sự (DIA) ngụy trang dưới hình thức cố vấn quân sự từ Bộ Tổng tham mưu đến các quân khu, quân đoàn, sư đoàn xuống đến đại đội. Các tổ chức tình báo, gián điệp của Mỹ vừa hoạt động riêng, vừa chỉ đạo tình báo, gián điệp, cảnh sát Sài Gòn, chi phối các đảng phái phản động, các tôn giáo và phe nhóm phản động ở miền Nam.

Nhằm đẩy mạnh công cuộc bình định, từ tháng 7/1968, Mỹ và tay sai thành lập Ủy ban phượng hoàng từ Trung ương xuống đến cơ sở. Đây là một tổ chức hỗn hợp do CIA chỉ đạo, được mệnh danh là “Con chim của thần

chết”. Từ tháng 8/1968, Mỹ và tay sai mở nhiều chiến dịch Phượng hoàng lấy tên là Phượng hoàng 1,2, Đồng Tiến…Phương thức hoạt động của chúng là nghiên cứu tin tức tình báo để xây dựng sơ đồ trận triệt hạ tầng cơ sở Việt cộng ở từng xã, ấp; lập danh sách cán bộ, những người nghi có quan hệ với cách mạng, sau đó chúng tiến hành khoanh vùng, chia ô vây ráp, lục soát, tra hỏi hàng loạt. Chúng còn sử dụng bọn đầu hàng nhận mặt cán bộ hoặc dùng kỹ thuật phát hiện căn cước giả, nếu nghi ngờ bọn thẩm vấn trong các cuộc hành quân sẽ tra tấn tại chỗ với nhiều thủ đoạn dã man.

Đầu năm 1970, Mỹ thành lập Bộ Tư lệnh Cảnh sát quốc gia, phát triển lực lượng Cảnh sát đặc biệt, Cảnh sát dã chiến và tổ chức đến cấp quận. Lực lượng tình báo quân đội hoạt động đến tận cơ sở để thu thập tin tức phục vụ cho các cuộc hành quân càn quét đánh phá vùng giải phóng, căn cứ, kho tàng và hành lang vận chuyển.

Tháng 8/1969, Mỹ và tay sai lập tổ chức “Biệt đội Thiên Nga” (nữ tình báo) làm nhiệm vụ thu thập tin tức, chiến tranh tâm lý, chia rẽ, phá hoại các tổ chức quần chúng.

Mỹ và tay sai tập trung lực lượng tiến hành phản kích rất quyết liệt. Mục tiêu của chúng là khống chế và kìm kẹp phần lớn nhân dân miền Nam, làm cho chiến tranh cách mạng suy yếu, dẫn đến bị tàn lụi, tạo thế mạnh cho cuộc chiến tranh xâm lược giành thắng lợi.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ lúc đầu đã gây cho cách mạng nhiều khó khăn, tổn thất. Trong những năm 1969-1970, trước sự phản kích quyết liệt của kẻ thù, cơ sở cách mạng bị đánh phá nặng nề, phong trào cách mạng bị sa sút, vùng giải phóng bị địch phá hoại, đời sống của bộ đội, an ninh và nhân dân cực kỳ khó khăn. Máy bay, pháo binh địch liên tục bắn phá; biệt kích, thám báo tăng cường lùng sục. Việc bổ sung lực lượng, tiếp tế lương thực, vũ khí, thuốc men rất khó. Phong trào cách mạng tạm thời

lắng xuống. Lực lượng An ninh miền Nam sau cuộc Tổng tiến công 1968 cũng nằm trong tình hình chung đó. Phần lớn các cơ sở điệp báo, trinh sát vũ trang, an ninh đô thị bị lộ, bị địch bắt và hy sinh; số cán bộ an ninh hoạt động hợp pháp trong lòng địch bị lộ phải thay đổi chỗ ở, bật đất, chuyển vùng hoặc phải trở về vùng căn cứ. Tuy nắm được kế hoạch “bình định cấp tốc”, “chiến lược Phượng Hoàng” của địch, song Trung ương Đảng không kịp thời chuyển hướng, vẫn chỉ đạo tấn công từ ngoài vào vùng ven và đô thị. Trong khi đó địch đã có kế hoạch phòng thủ chặt chẽ nên lực lượng cách mạng càng gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Các ban an ninh huyện phần lớn bị tan vỡ, an ninh xã, ấp, vùng ven bị thiệt hại nhiều. Đời sống cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn: sản xuất bị địch đánh phá, mua lương thực bị địch phong tỏa, việc tiếp tế từ trên xuống hạn chế có lúc bị gián đoạn. Bên cạnh đó chúng còn rải chất độc hoá học xuống các tỉnh miền Nam Việt Nam.

Tháng 4/1969, trong Nghị quyết về tình hình, nhiệm vụ trước mắt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, Bộ Chính trị khẳng định thắng lợi của quân và dân từ cuộc Tổng tiến công, nổi dậy Mậu Thân 1968 là hết sức to lớn và có ý nghĩa chiến lược, đồng thời cũng nêu những khó khăn trước sự phản kích của địch. Bộ Chính trị nêu rõ, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân là phải giữ vững, phát triển thế chiến lược tiến công một cách toàn diện, liên tục và mạnh mẽ, đánh bại âm mưu của địch, giành thắng lợi quyết định tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 30/6/1969, Trung ương Cục ra Chỉ thị “Phát huy thắng lợi Xuân-Hè, đẩy mạnh tấn công quân sự, ngoại giao”. Chỉ thị nêu rõ: “đẩy mạnh tấn công quân sự đồng loạt của ba thứ quân trên cả ba vùng, kết hợp với đưa phong trào đấu tranh và nổi dậy lên cao ở nông thôn và phát triển một bước mới ở đô thị” nhằm “tiêu diệt một bộ

phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, phá kế hoạch bình định nông thôn, mở rộng vùng giải phóng” [46, tr. 731].

Ngày 30/12/1968, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 23 được tổ chức. Hội nghị nhận định: Đế quốc Mỹ tuy thất bại nặng nhưng vẫn ngoan cố tăng cường hoạt động chính trị, quân sự để tìm giải pháp chính trị trên thế mạnh, do đó cuộc chiến tranh ở Việt Nam sẽ quyết liệt hơn. Ở miền Bắc có thể có chiến tranh nếu địch ném bom bắn phá trở lại, có thể hòa bình nếu địch chấp nhận giải pháp chính trị. Tuy nhiên, dù trong tình huống nào thì hoạt động gián điệp, chiến tranh tâm lý của địch sẽ tăng lên và phải rất cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của chúng. Hội nghị vạch rõ: phải tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của công an là: kiên quyết đánh bại âm mưu, phương thức và thủ đoạn hoạt động của các loại gián điệp, triệt để làm tan rã bọn phản động trong nước; đẩy mạnh công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ kinh tế, bảo vệ văn hóa tư tưởng và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Về xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Hội nghị nhấn mạnh: “phải nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng Công an trên mọi phương diện về chính trị tư tưởng, tổ chức cũng như đào tạo cán bộ, nghiệp vụ và hậu cần” [73, tr. 327].

Thực hiện chủ trương trên, các cấp ủy Đảng chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thường xuyên phổ biến tình hình thời sự, chủ trương, chính sách của Đảng. Thông qua các buổi sinh hoạt đảng, giúp cán bộ, chiến sĩ rèn luyện lập trường, quan điểm cũng như đạo đức cách mạng. Qua đợt phê bình và tự phê bình trong toàn Ngành làm chuyển biến một bước quan trọng về nâng cao nhận thức tư tưởng, đường lối chính sách, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Các phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Người tốt việc tốt”, nhất là cuộc thi đua tổng kết 4 năm chống Mỹ, cứu nước có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua chung, tạo không khí phấn khởi thực hiện công tác chuyên môn. Qua tổ chức 10 năm

thành lập Công an nhân dân và ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (3/3/1959-3/3/1969), vận động “nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh công tác và chiến đấu”, có tác dụng động viên cán bộ, chiến sỹ thúc đẩy các mặt công tác của lực lượng Công an nhân dân.

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân đang diễn ra gay go, quyết liệt, ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc qua đời. Đây là tổn thất vô cùng to lớn đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

Biến đau thương thành hành động cách mạng, ngày 29/9/1969 Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở đợt sinh hoạt chính trị để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, lãnh đạo Bộ Công an chủ trương tổ chức đợt sinh hoạt chính trị trong toàn lực lượng Công an nhân dân học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 7/1969, Trung ương Cục họp hội nghị lần thứ 9, hội nghị phân tích tình hình và nêu rõ: đẩy mạnh tấn công quân sự và xây dựng lực lượng vũ trang, coi đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất; Tăng cường công tác dân vận làm cơ sở cho phong trào đấu tranh chính trị và binh vận; phát huy vai trò chính quyền cách mạng trong việc lãnh đạo các mặt an ninh, kinh tế, tài chính, mở rộng vùng căn cứ cách mạng; xây dựng Đảng mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong tình hình mới [46, tr. 747].

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chính trị tư tưởng, các cấp ủy Đảng, ban an ninh các khu và tỉnh đã tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ âm mưu của địch, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm vững tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Thực hiện chủ trương của Đảng, an ninh các tỉnh phân tán nhỏ lực lượng, bám dân, bám địa bàn, tổ chức quần chúng đấu tranh chống địch càn quét đánh phá. Nhiều nơi, địch lùng sục càn quét liên miên nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ, duy trì và bảo vệ phong trào cách mạng. Tiêu biểu là đội trinh sát vũ trang huyện Sa Đéc, trải qua hàng tháng trời ròng rã, vượt qua mọi gian khổ, nguy hiểm, đêm về xã ấp, kiên trì tuyên truyền giác ngộ và vận động quần chúng nổi dậy diệt ác, phá kèm, giành quyền làm chủ. Tại các tỉnh Trị Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Đà trong tình hình địch kiểm soát gắt gao các ngả đường vào thành phố, thị xã, lực lượng trinh sát vẫn tìm mọi cách tuyên truyền, giác ngộ từng người, tranh thủ cảm hóa, từ đó gây dựng cơ sở, phong trào cách mạng vượt qua những khó khăn thử thách, từng bước phục hồi. An ninh tỉnh Bến Tre, Long Xuyên, Đồng Nai, Tây Ninh… phân tán thành các đội công tác bám địa bàn phát động quần chúng phòng gian, bảo mật, phục hồi cơ sở cách mạng. Nhiều nơi quần chúng tham gia giáo dục, thuyết phục và vận động số tề ngụy, phòng vệ quân sự, bọn phản động không làm tay sai cho địch trở về với nhân dân.

Giữa lúc cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, để động viên và tuyên dương những tập thể và cá nhân anh hùng, tháng 6/1970, Bộ Công an tổ chức Đại hội thi đua “Vì an ninh tổ quốc, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” lần thứ hai. Đại hội tiến hành tổng kết phong trào thi đua 5 năm (1966-1970), biểu dương thành tích của các tập thể, cá nhân anh hùng, chiến sĩ thi đua, tiêu biểu. Đại hội phát động phong trào thi đua đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến, noi gương anh hùng của lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 10/10/1971, Ban An ninh Trung ương Cục ra Chỉ thị số 05/CT- AN71 về tăng cường công tác chính trị, nỗ lực đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ an ninh có lập trường giai cấp, có trình độ chính trị sắc sảo, thông thạo về nghiệp vụ và giỏi về quân sự, bảo đảm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng giao. Phương châm huấn luyện, đào tạo là lấy giáo dục chính trị làm gốc, lãnh đạo tư tưởng là hàng đầu, cần gì học nấy, vừa chiến đấu vừa xây dựng [47, tr. 188].

Thực hiện Chỉ thị trên, an ninh các cấp đẩy mạnh công tác chính trị tư tưởng, nâng cao ý chí phấn đấu quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, bám dân, bám địa bàn, củng cố và gây dựng lại cơ sở và phong trào cách mạng. Việc lãnh đạo của các cấp ủy Đảng được tăng cường, các ban an ninh có thêm kinh nghiệm trong công tác đấu tranh chống địch phản kích, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng.

Tháng 4/1972, Bộ Công an ra Chỉ thị 54/CT-CA, mở cuộc sinh hoạt chính trị “Động viên cán bộ chiến sĩ toàn ngành công an trước tình hình mới”. Nội dung đợt sinh hoạt chính trị nhằm quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ công an ra sức thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, đồng thời chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ công an miền Bắc khẩn trương sắp xếp công việc, thu xếp gia đình, tranh thủ học tập các tài liệu cần thiết và rèn luyện sức khỏe, sẵn sàng khi có lệnh là lên đường ra tiền tuyến.

Sau khi có Nghị quyết số 165/TV/KBN, ngày 15/3/1972 của Thường vụ Trung ương Cục về những vấn đề cơ bản của công tác An ninh miền Nam, Ban An ninh Trung ương Cục mở nhiều lớp tập huấn quán triệt nội dung nghị quyết cho cán bộ, chiến sĩ và cụ thể hóa từng lĩnh vực công tác an ninh như: điệp báo, bảo vệ chính trị, trinh sát vũ trang, bảo vệ nội bộ, an ninh đô thị, chấp pháp… đẩy mạnh công tác an ninh trên các chiến trường, đánh bại kế hoạch bình định của địch.

Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trong tình hình mới, Ban An ninh Trung ương Cục giải thể Ban An ninh Khu trọng điểm, sáp nhập vào

Ban An ninh Trung ương Cục. Lãnh đạo An ninh Trung ương Cục, gồm: Phạm Thái Bường (Ba Bình) làm Trưởng ban, Cao Đăng Chiếm (Sáu Hoàng), Lâm Văn Thê (Ba Hương), Nguyễn Quang Việt (Ba Nam) làm Phó ban. Các ủy viên: Nguyễn Văn Còn (Mười Thạnh), Nguyễn Hoàn (Hai An), Huỳnh Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 64 - 75)