Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng an ninh trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của nhân dân miền Nam, tạo nên sức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 120 - 131)

đấu tranh chống phản cách mạng của nhân dân miền Nam, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng địch trên khắp các mặt trận

Sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng của lực lượng an ninh miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là sức mạnh của toàn dân được tổ chức thành: “tầng tầng lớp lớp mạng lưới an ninh nhân dân” tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược (miền núi, đồng bằng, đô thị) bằng cả ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) tạo điều kiện phát triển, củng cố thế và lực về mọi mặt, giữ nguyên quyền chủ động tiến công địch.

Quán triệt phương châm của Đảng và xác định rõ đối tượng của an ninh là bọn công an, cảnh sát, tình báo gián điệp và những tên ác ôn trong bộ máy kìm kẹp của Mỹ và tay sai, lực lượng an ninh miền Nam đã vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể ở từng địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể chủ động tiến công địch trên cả 3 vùng và 3 mũi (chính trị, quân sự, binh vận). Ở vùng miền núi, căn cứ giải phóng, an ninh đã tích cực phát động quần chúng nhân dân đẩy mạnh phong trào bảo mật phòng gian, tiến hành quản lý chắc các đối tượng phức tạp kết hợp với các lực lượng vũ trang bẻ gãy nhiều cuộc càn quét của địch, bắt diệt bọn tình báo gián điệp con thoi, vừa chăm lo xây dựng lực lượng công an xã, thôn và bảo vệ an toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng; đồng thời vừa nghiên cứu điều kiện khả năng triển khai hoạt động vào vùng tranh chấp, mở rộng phạm vi làm chủ hoặc luồn sâu quấy rối địch hậu, hạn chế chúng bung ra đánh phá cách mạng.

Ở vùng nông thôn và đồng bằng, lực lượng an ninh đã phối hợp với các lực lượng khác lập thế bám trụ, trừng trị những tên ác ôn, phát động quần chúng nổi dậy phá lỏng, phá rã ấp chiến lược, góp phần từng bước đập tan kế hoạch bình định của Mỹ và tay sai thu hẹp vùng địch kiểm soát, mở rộng

vùng làm chủ, tạo thế liên hoàn củng cố vùng, căn cứ giải phóng. Khác với thời kỳ chống Pháp, lực lượng an ninh không thể đứng chân ở ngoài để tấn công vào thành phố, thị xã, thị trấn mà trực tiếp luồn sâu, tiếp cận sào huyệt của kẻ thù để xây dựng cơ sở nội tuyến hoặc chỉ đạo diệt ác kết hợp tấn công chính trị vào ngay trung tâm địch.

Ngay trong các nội đô, lực lượng an ninh đã khéo léo cổ vũ quần chúng nổi dậy đấu tranh chính trị chống các cuộc đàn áp của địch, đồng thời tranh thủ xây dựng cơ sở nắm tình hình địch để báo cáo và tham mưu cho Đảng chủ động đối phó với các ý đồ đánh giá của chúng. Cùng với phong trào diệt bọn ác ôn đầu sỏ của lực lượng an ninh, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân đô thị đã làm cho hậu phương địch không lúc nào yên ổn, nội bộ hoang mang dao động, buộc chúng phải tăng cường phòng thủ hậu cứ, không thể tung lực lượng ra đánh phá vùng làm chủ và căn cứ giải phóng. Từ đó các vùng này càng có điều kiện củng cố và mở rộng để dồn sức tấn công vào đô thị, góp phần tăng nhanh sự khủng hoảng chính trị của chế độ địch, tạo đà cho lực lượng an ninh đánh mạnh trong các địa bàn khác.

Với phương châm hoạt động “3 vùng phối hợp” của lực lượng an ninh làm cho địch luôn luôn căng kéo, dàn mỏng, thường xuyên lo ngại bị tấn công từ nhiều phía vào bất cứ lúc nào. Quán triệt phương châm: “3 vùng phối hợp”, lực lượng an ninh đã triển khai tốt chức năng, nhiệm vụ của an ninh trên cả 3 vùng: miền núi, đồng bằng và đô thị. Bên cạnh đó lực lượng an ninh miền Nam còn vận dụng sáng tạo phương châm “2 chân, 3 mũi” để đấu tranh có hiệu quả trên từng địa bàn, từng loại đối tượng, thậm chí từng tên địch. Nhờ vậy mà lực lượng an ninh miền Nam đã ngày càng nâng cao hiệu quả trong nhiệm vụ diệt ác, phá kìm, mở rộng vùng giải phóng góp phần vào thắng lợi chung của các lực lượng trên toàn miền.

Kinh nghiệm từ thực tế lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho thấy ở đâu các cấp ủy Đảng nắm chắc tình hình, tổ chức lực lượng tốt, bố trí, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các lực lượng thì ở đó lực lượng an ninh phối hợp được tốt với các lực lượng khác đánh địch có hiệu quả.

Tiểu kết

Từ năm 1960 đến năm 1975, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng, An ninh miền Nam đã xây dựng được lực lượng từ không đến có trở thành hệ thống từ An ninh Trung ương Cục miền Nam đến các khu, tỉnh, huyện, xã. Đây là thời kỳ lực lượng an ninh từng bước trưởng thành trong khó khăn, gian khổ, thiếu thốn với vất vả, hy sinh, để đối đầu với kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần. An ninh miền Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt, xung kích, đấu tranh quyết liệt với các chiến dịch chiến tranh của Mỹ và tay sai. Trưởng thành trong máu lửa của chiến tranh, lực lượng an ninh miền Nam đã khẳng định được vai trò của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam, Đảng đã lãnh đạo thành công trên nhiều mặt, điều đó quyết định thắng lợi với sự trưởng thành của lực lượng An ninh, nhưng bên cạnh đó bộc lộ một số hạn chế. Từ thành công và hạn chế để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho xây dựng lực lượng Công an nhân dân hiện nay.

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1960 đến năm 1975 lực lượng An ninh miền Nam đã xây dựng từ không đến có, từ ít đến nhiều, trở thành một bộ phận trọng yếu, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Nhân tố quyết định quá trình trưởng thành và phát triển ấy chính là do lực lượng an ninh miền Nam đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, xây dựng trở thành công cụ bạo lực đáng tin cậy của Đảng.

Những nội dung cơ bản lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam được Đảng quán triệt theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về chuyên chính vô sản, được vận dụng sáng tạo vào cách mạng miền Nam; bên cạnh đó Đảng còn vận dụng những kinh nghiệm chiến đấu trong quá trình xây dựng lực lượng Công an từ Cách mạng tháng Tám đến hết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đảng đã khẳng định rằng: công cuộc củng cố và tăng cường lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng An ninh miền Nam nói riêng bao gồm nhiều mặt, trong đó tăng cường về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức là quan trọng nhất. Lực lượng An ninh miền Nam phải lấy chính trị làm gốc, lấy chính trị chỉ đạo nghiệp vụ trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và lập trường của giai cấp công nhân để thực hiện đầy đủ và tốt nhất chức năng, nhiệm vụ Đảng giao cho.

Qua thực tiễn cách mạng miền Nam, sự trưởng thành về mặt tổ chức và chính trị của lực lượng an ninh miền Nam chính là động lực thúc đẩy nghiệp vụ phát triển. Nghiệp vụ phát triển trên cơ sở chính trị là một đảm bảo vững chắc nhất cho công tác đấu tranh của lực lượng An ninh miền Nam không bị

chệch hướng, không phạm sai lầm về chính trị, đồng thời cũng là một đảm bảo chắc chắn nhất để đánh đúng, đánh mạnh vào các đối tượng của an ninh. Sự trưởng thành về chính trị còn làm cho lực lượng An ninh miền Nam nhạy bén và sắc bén trước quân thù, vững vàng trong mọi tình huống.

Là một bộ phận của lực lượng Công an nhân Việt Nam, lực lượng An ninh miền Nam vừa xây dựng, vừa chiến đấu, vừa trưởng thành, đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, dũng cảm mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu. Ở mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng đều định ra những nhiệm cụ cụ thể cho lực lượng an ninh trong đó có vấn đề cơ bản về xây dựng tổ chức. Đây là lực lượng trực tiếp chiến đấu nên phải có tổ chức chặt chẽ. Sự thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức là nhân tố quan trọng để lực lượng An ninh miền Nam vượt qua khó khăn, gian khổ, có kỷ luật chặt chẽ, có sức chiến đấu cao.

Được Đảng giáo dục và rèn luyện lực lượng An ninh miền Nam ngày càng trưởng thành về chính trị và nghiệp vụ. Mỗi cán bộ chiến sĩ An ninh miền Nam trong bất cứ tình huống nào cũng luôn ghi nhớ lời căn dặn của đồng chí Lê Duẩn-Tổng Bí thư Đảng: “Đảng lựa chọn cán bộ Công an trong những người trung thành nhất của Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng là còn mình”.

Ra đời trong bão táp của cách mạng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Đảng, lực lượng An ninh miền Nam không ngừng lớn mạnh về tổ chức góp phần vào thắng lợi của toàn dân tộc. Từ đó đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong việc Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng Công an đặc biệt trong tình hình đất nước đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Do hoàn cảnh lịch sử sau năm 1954 đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau, lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ

Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng ở miền Nam là lực lượng an ninh nhân dân. Lực lượng này dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Trải qua 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ, an ninh miền Nam đã không ngừng lớn mạnh, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của dân tộc. Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội trong diễn văn tuyên dương công trạng tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam “Công an nhân dân Việt Nam luôn luôn trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với chính quyền cách mạng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, không ngại hy sinh gian khổ, đoàn kết chặt chẽ, công tác tận tụy, chiến đấu dũng cảm, mưu trí nêu nhiều tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần xứng đáng cùng toàn dân, toàn quân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ...” [47, tr.271].

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An ninh miền Nam thời kỳ chống Mỹ, cứu nước(1954-1975) (1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Bác Hồ với Công an nhân dân-Công an nhân dân với Bác Hồ

(1990), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Ban Bí thư (1955), Chỉthị số 64/CT/TW ngày 2/11/1955.

4. Ban Bí thư (1959), Chỉ thị gửi Xứ ủy Nam Bộ ngày 7/5/1959 về phương hướng và một số công tác cụ thể cho cách mạng Việt Nam.

5. Ban Nghiên cứu tổng kết Bộ Công an (1969), Tổng kết công tác đấu tranh chống phản cách mạng.

6. Ban Nghiên cứu tổng kết lịch sử CAND, 2000 Những văn bản của Trung ương Cục về An ninh trật tự miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1965), (1965-1975). Tài liệu lưu trữ tại Viện Lịch sử Công an.

7. Biên niên sự kiện lịch sử An ninh Khu VI thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2002), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

8. Biên niên sự kiện lịch sử Công an thành phố Hồ Chí Minh (1954- 1975) (2000). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Biên niên sự kiện lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân

(2001), Nxb Công an nhân dân.

10. Biên niên sự kiện Công an thành phố Đà Nẵng (2000), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

11. Biên niên sự kiện lịch sử Công an Tây Ninh (1954-1975) (1998), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

12. Biên niên sự kiện lịch sử Công an Bạc Liêu (1954-1975) (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Bộ Chính trị (1962), Nghị quyết số 40/NQ/TW về vấn đề củng cố và tăng cường lực lượng công an (ngày 20/1/1962).

14. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bài nói tại lớp nghiên cứu khóa một và lớp bổ túc VI trường công an Trung ương.

15. Chủ tịch Hồ Chí Minh với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

(2001), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Lê Duẩn(1959), Bài nói tại Hội nghị công an toàn quốc lần thứ 13.

17. Lê Duẩn(1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên dành những thắng lợi mới, Nxb sự thật, Hà Nội.

18. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, Nxb sự thật, Hà Nội

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng, toàn tập, tập 16, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện toàn Đảng, toàn tập, tập 27 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện toàn Đảng, toàn tập, tập 20 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện toàn Đảng, toàn tập, tập 21 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện toàn Đảng, toàn tập, tập 22 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 34 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 35 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Đảng cộng sản Việt Nam (1960), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3.

28. Hồ Chí Minh về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang nhân dân

(1970), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

29. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Tập bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội.

30. Kỷ yếu Hội thảo khoa học lịch sử Công an nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (2010), Nxb Công an nhân dân.

31. Vũ Linh (2000), Hồi ký đồng chí Vũ Linh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 32. Lưu Văn Lợi (`1976), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam (1954- 1995), Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

33. Lịch sử An ninh Khu V thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) (2008), Nxb Công an nhân dân.

34. Lịch sử An ninh khu Đông Nam Bộ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (2010), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

35. Lịch sử An ninh Khu VI thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1962-1975) (2007), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

36. Lịch sử Công an nhân dân Bình Thuận (1995), Nxb Trần Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

37. Lịch sử Công an nhân dân Lâm Đồng (1995), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Lịch sử Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (1977), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Lịch sử Công an nhân dân Đồng Nai (1954- 1975) (1997) , Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

40. Lịch sử lực lượng An ninh nhân dân 1954-1965 (2008), Nxb Công an nhân dân.

41. Lịch sử Công an nhân dân Bình Định Tập 2, (1977), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

42. Lịch sử Công an Trà Vinh (1977), Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

43. Lịch sử biên niên CAND Phú Yên (1945- 1975) (1997), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

44. Lịch sử Công an nhân dân tỉnh Đồng Tháp (1954- 1975) (1997), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

45. Lịch sử Công an nhân dân Việt nam (2000), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

46. Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung Ương Cục miền Nam (1954- 1975) (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Lịch sử Xây dựng lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, tập II

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 120 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)