NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 98 - 110)

3.1. Nhận xét

Nhìn lại quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 nổi lên những ưu điểm, hạn chế.

3.1.1. Ưu điểm

Thứ nhất, chủ trương xây dựng lực lượng An ninh miền Nam là chủ trương đúng đắn của Trung ương Đảng, đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng.

Ngay từ khi ra đời, tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, trong Chính cương, sách lược vắn tắt của Đảng đã đề cập đến vấn đề xây dựng lực lượng “quân đội công nông”, “vũ trang công nông”. Chủ tịch Hồ Chí Minh-Người sáng lập, lãnh đạo cao nhất của Đảng đã coi các tổ chức vũ trang của công nông là công cụ của Đảng để “chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách mạng phát triển thắng lợi” [52, tr. 39]. Người khẳng định: “Công an và quân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của chính phủ, của vô sản chuyên chính”. Quân đội và công an vũ trang là hai lực lượng của công nông, xong có nhiệm vụ chính trị khác nhau: “lúc có chiến tranh thì quân đội đánh giặc, lúc hòa bình thì luyện tập. Còn công an thì phải đánh địch thường xuyên, lúc chiến tranh có việc, lúc hòa bình lại càng nhiều việc... công việc của công an phải thường xuyên không phải từng đợt, từng lúc” [56, tr. 385]. Trong điều kiện sau Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, Mỹ không thi hành mà tìm mọi cách

phá hoại hiệp định, được sự giúp đỡ của Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm điên cuồng chống phá cách mạng, đàn áp dã man những người yêu nước với những thủ đoạn tàn ác. Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu phải có lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ lực lượng cách mạng. Tháng 10/1954, Xứ uỷ Nam Bộ thành lập Ban An ninh xứ uỷ. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động trong lòng địch, theo sự chỉ đạo của Đảng, Ban Địch tình Xứ uỷ cùng nhân dân chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Cách mạng được thổi bùng lên từ phong trào “Đồng khởi” cuối năm 1959 và năm 1960. Trước tình hình cách mạng phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử, cần có lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng cũng như chủ động điều tra, tấn công địch, tháng 7/1960, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ ra Chỉ thị 01 thành lập Ban Bảo vệ An ninh Xứ uỷ và Ban An ninh các cấp, nơi nào có điều kiện thì hình thành ngay, không cần tuần tự từ trên xuống. Nguồn cán bộ cốt cán tập hợp từ những cán bộ công an vũ trang và những cán bộ từ các ban, ngành, đoàn thể do các cấp ủy chọn lọc đưa sang để có thể nhanh chóng lập thành tổ chức an ninh các cấp. Do phong trào quần chúng sôi động khắp nơi, tổ chức an ninh cơ sở được xây dựng rộng khắp nên nguồn bổ sung của lực lượng an ninh khá chắc chắn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam, lực lượng an ninh được xây dựng từ Trung ương Cục đến hệ thống an ninh các cấp. Vượt qua hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, thiếu thốn, lực lượng an ninh được xây dựng đáp ứng kịp thời, hiệu quả yêu cầu bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời là lực lượng nòng cốt, xung kích trong điều tra, tấn công địch. Từ 1965-1975, Đảng lãnh đạo củng cố, kiện toàn bộ máy an ninh các cấp, làm bộ máy ngày càng hoàn thiện, phát huy tốt vai trò, phát huy tốt vai trò là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, vừa là lực lượng xung kích, góp phần quan trọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thứ hai, để xây dựng lực lượng An ninh miền Nam vững mạnh, Đảng coi công tác cán bộ có tầm quan trọng hàng đầu

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha đã ý thức rõ việc dùng người là quốc sách. Đó không chỉ là nguyên nhân duy nhất nhưng có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Phát huy phương sách dùng người của cha ông để lại, Đảng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người viết: “thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, “cán bộ là cái gốc của mọi việc”. Quán triệt và thực hiện quan điểm đó, trong xây dựng lực lượng an ninh miền Nam, Đảng đặc biệt chú trọng đến công tác cán bộ. Ngay từ tháng 8/1961, Xứ uỷ Nam Bộ ra Chỉ thị nhấn mạnh điều kiện chung để tuyển chọn cán bộ an ninh là những người: tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, có lý lịch trong sạch, thành phần cơ bản, nếu là thành phần khác phải trải qua cải tạo, thử thách, phải có tinh thần chiến đấu dũng cảm. Vì có định hướng cụ thể ngay từ đầu cho việc tuyển chọn cán bộ an ninh các cấp, nên lực lượng này đã đáp ứng được đòi hỏi của cách mạng.

Xác định công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, để hình thành bộ khung an ninh có vai trò đặc biệt quan trọng, Đảng tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng. Nguyên tắc khi xây dựng các Ban An ninh là đồng chí bí thư hoặc thường vụ cấp uỷ làm trưởng ban, bên cạnh đó Bộ lựa chọn số cán bộ giữ chức vụ ở miền Bắc đang giữ chức vụ Phó Cục trưởng, Phó Trưởng ty, Trưởng, Phó phòng, Trưởng, phó huyện, thị xã vào miền Nam hình thành bộ khung an ninh từ Trung ương Cục đến Khu, tỉnh. Do sự quan tâm đặc biệt của Đảng đến đội ngũ lãnh đạo, hình thành bộ khung an ninh, nên lực lượng An

ninh miền Nam đã đủ lực lượng hình thành bộ máy an ninh từ Trung ương Cục đến cơ sở.

Không chỉ chú trọng đến lãnh đạo các ban an ninh, trong thời gian 1960-1975, trong công tác xây dựng cán bộ, Đảng còn đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt, tháng 6/1961, Trung ương Cục mở lớp bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ an ninh tại căn cứ Bời Lời, Trảng Bàng, Tây Ninh. Tháng 8/1961, Ban Bảo vệ An ninh Trung ương Cục mở lớp huấn luyện cán bộ an ninh các tỉnh miền Đông và đặc khu Sài Gòn- Gia Định, khu Tây Nam Bộ. Xác định công tác đào tạo cán bộ có tầm quan trọng đặc biệt. Tháng 9/1963, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Trường Đào tạo cán bộ An ninh miền Nam nhằm đào tạo cán bộ tại chỗ cho lực lượng an ninh.

Những năm tiếp theo, do đòi hỏi khách quan của cách mạng, với phương châm “cần gì học nấy”, Ban an ninh Khu, tỉnh liên tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nghiệp vụ: thành lập Trường Nghiệp vụ Khu V (1965); mở lớp cho an ninh huyện, an ninh vũ trang, trinh sát bảo vệ chính trị ở Đông Nam Bộ...

Trong xây dựng lực lượng An ninh miền Nam, Đảng chủ trương xây dựng lực lượng nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, đồng thời có nhiệm vụ diệt ác, trừ gian, luồn sâu vào trong lòng địch để nắm tin tức, kế hoạch hoạt động, vận động những người lầm đường, lạc lối quay trở về với cách mạng, đánh phá địch từ bên trong. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, tháng 8/1964, An ninh Trung ương Cục có kế hoạch tổ chức và đẩy mạnh công tác điệp báo và an ninh đô thị, đồng thời quyết định thành lập lực lượng trinh sát vũ trang với nhiệm vụ diệt ác, trừ gian, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược. Các tổ điệp báo được Bộ Công an bố trí từ trước, nay được

bố trí lại và xây dựng thêm, chỉ tính từ năm 1969 đến năm 1971, từ Ban An ninh Trung ương Cục đến các khu, tỉnh, thành phố củng cố, xây dựng được 1.542 cơ sở tình báo. Lực lượng này rất khôn khéo bởi chỉ cần một sơ hở nhỏ là bị địch phát hiện.

Công tác cán bộ được Đảng quan tâm chỉ đạo nên lúc đầu, lực lượng an ninh rất nhỏ so với bộ máy chiến tranh gián điệp của Mỹ và tay sai nhưng dần dần đã được bổ sung, củng cố, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cách mạng, đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ. Nguồn cán bộ của lực lượng an ninh được chú trọng ngay từ khi tuyển chọn, đảm bảo đủ tiêu chuẩn, trong đó đặc biệt chú ý là phẩm chất chính trị và lập trường giai cấp, ý chí đấu tranh, lòng nhiệt tình cách mạng. Từ nguồn cán bộ đó tiếp tục được ban an ninh đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nghiệp vụ. Chính những con người đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vang dội giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thứ ba, trong quá trình chỉ đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam Đảng hết sức coi trọng lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng.

Lịch sử đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự Việt Nam đã chứng minh sự lớn mạnh của lực lượng Công an nhân dân bao giờ cũng bắt đầu từ sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng. Mọi thành tích của cán bộ, chiến sĩ công an đều bắt nguồn từ quan điểm, tư tưởng đúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhiều lần nhắc đi nhắc lại vấn đề này trong các bài nói và viết: “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm” [58, tr. 243]; “tư tưởng có thống nhất, hành động mới thống nhất” [58, tr. 206]; Người coi “Lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất. Phải hiểu tư tưởng của mỗi cán bộ để giúp đỡ thiết thực cho công tác, vì tư tưởng thông suốt thì làm tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc” [60, tr.319]. Như vậy, công tác tư tưởng có tầm quan trọng đặc biệt, nó định hướng cho quá trình công tác của

mỗi cán bộ, chiến sĩ; hành động có đúng hay không trước hết phải bắt nguồn từ tư tưởng có đúng đắn hay sai lầm.

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt đó, nhất là trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh của nhân dân lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn, một trong những khó khăn là lực lượng cách mạng quá nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu lại phải đương đầu với đế quốc sừng sỏ, có kinh nghiệm trong chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý, với trang bị vũ khí hiện đại, có tiềm lực về kinh tế. Trong điều kiện đó, nếu không làm tốt công tác chính trị tư tưởng sẽ hoang mang, dao động.

Qua các giai đoạn cách mạng từ năm 1960 đến năm 1975, tuỳ theo tình hình cụ thể, Đảng có những chủ trương, biện pháp, với nhiều hình thức thích hợp để lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng.

Ngay từ những ngày đầu Mỹ phá hoại hiệp định Giơnevơ và tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Trung ương Cục mở cuộc vận động chính trị sâu rộng trong toàn quân, toàn dân, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của cách mạng, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, xây dựng quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ, tránh mọi biểu hiện cầu an, dao động, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng, các cấp uỷ Đảng ra nhiều Chỉ thị về công tác này: Chỉ thị số 67/CT-TW ngày 15/2/1966 của Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định “phải giáo dục và động viên tư tưởng các lực lượng vũ trang... phải nhận thức rõ nhiệm vụ nặng nề của mình trong hoàn cảnh hiện nay, nêu cao truyền thống quyết chiến, quyết thắng, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu...”; Ban An ninh Trung ương Cục ra Chỉ thị số 05/CT-AN71 về tăng cường công tác chính trị, tư tưởng. Các cấp uỷ Đảng, ban an ninh các khu và tỉnh tăng cượng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ, kết hợp với thường xuyên phổ biến tình

hình thời sự, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, nắm vững tình hình và yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.

Trong hoàn cảnh chiến tranh diễn ra ác liệt trên các chiến trường, từ năm 1960 đến năm 1975, Bộ Công an thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”; phong trào “Thanh niên 3 sẵn sàng”; phong trào “Thanh niên xung kích”; “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Diệt ác, phá kìm” thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ hưởng ứng, tạo động lực to lớn thúc đẩy mỗi cá nhân, tập thể trong lực lượng. Bộ Công an hai lần tổ chức Đại hội thi đua “Vì an ninh Tổ quốc quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trong toàn lực lượng Công an nhân dân: lần thứ nhất tháng 10/1966, lần thứ hai 6/1970. Các đại hội đều kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nội dung phong trào thi đua, biểu dương thành tích của các điển hình tiên tiến, tập thể và cá nhân anh hùng và phát động phong trào thi đua đuổi kịp và vượt các điển hình tiên tiến, noi gương các tập thể, cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua. Việc tổ chức đại hội thi đua có tác dụng vừa rút kinh nghiệm trong công tác, động viên tinh thần cho cán bộ chiến sĩ, đồng thời phát động phong trào thi đua mới.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia “Phòng gian bảo mật”, làm cho các tầng lớp nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ địch.

Bên cạnh đó, trong công tác chính trị, tư tưởng, công tác xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức chuyên trách để thường xuyên nắm bắt kịp thời và cụ thể hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tư tưởng phù hợp với đặc điểm, tình hình công tác, chiến đấu của lực lượng công an. Một trong những hình thức đạt hiệu quả cao là sử dụng phương tiện thông tin đại chúng:

phát sóng buổi đầu tiên chương trình phát thanh “Vì An ninh Tổ quốc” (17 giờ 15 phút ngày 24/12/1965); phát sóng buổi đầu tiên chương trình truyền hình “Vì An ninh Tổ quốc” ngày 10/8/1972... có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến thời sự, nhiệm vụ cách mạng đến nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác chính trị, tư tưởng được triển khai liên tục, sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh cũng như trong quần chúng nhân dân trên khắp chiến trường miền Nam, đặc biệt trong những thời điểm bước ngoặt, những giai đoạn có nhiều khó khăn, thử thách ác liệt, những lúc phong trào cách mạng bị tổn thất. Công tác chính trị tư tưởng đã bám sát mục tiêu: quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Công tác chính trị tư tưởng trong thời kỳ 1960-1975 bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục đã tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động của lực lượng công an, xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ công an tinh thần quyết đánh, quyết thắng các thế lực tình báo, gián điệp, biệt kích của Mỹ và chính quyền tay sai.

Thứ tư, trong quá trình xây dựng lực lượng từ năm 1960-1975, Đảng chú trọng chỉ đạo công tác chi viện cho An ninh miền Nam

Sau khi Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền: miền Bắc hòa bình, miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân chủ nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 98 - 110)