Lãnh đạo xây dựng và rèn luyện lực lượng, kiện toàn bộ máy tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 114 - 117)

tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến

Qua thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Mỹ nói chung và đấu tranh chống các âm mưu hoạt động tình báo gián điệp của chúng nói riêng thì yếu tố quyết định trước hết là sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng. Nhưng triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và phát huy định hướng lãnh đạo của Đảng ra sao còn tùy thuộc một phần quan trọng vào sự xây dựng bản thân lực lượng an ninh.

Lực lượng an ninh vừa là công cụ chiến đấu và là công cụ chuyên chính sắc bén của Đảng, vừa là lực lượng xung kích nòng cốt trong mặt trận toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc do Đảng lãnh đạo. Hơn nữa lực lượng an ninh phải đương đầu với Mỹ là tên đế quốc đầu sỏ có cả một hệ thống tổ chức tình báo, gián điệp khổng lồ đầy kinh nghiệm và được trang bị hiện đại, trực tiếp chỉ huy bọn cảnh sát, do thám, mật vụ ... của ngụy quyền tay sai với quy mô đông đảo, rộng khắp và không kém phần thâm độc, tàn ác. Trong khi đó lực lượng an ninh miền Nam từ khi thành lập (7/1960) đến năm 1965 tổng số chỉ có 149 cán bộ chiến sĩ [80]. Số lượng đó quá nhỏ so với bộ máy tình báo gián điệp khổng lồ của địch song thực tế chính chúng là kẻ chiến bại.

Sức mạnh của An ninh miền Nam bắt nguồn từ Đảng lãnh đạo, từ toàn dân tiếp sức và chính từ sự vận động của An ninh miền Nam. Về nguồn cán bộ của lực lượng An ninh miền Nam lúc đầu là tập hợp số cán bộ công an cũ được phân công ở lại qua các đợt tố cộng đẫm máu của địch còn vững vàng bám trụ; từ một số cán bộ cốt cán ở các ban ngành, đoàn thể do các cấp ủy chọn lọc đưa sang để có thể nhanh chóng thành lập tổ chức an ninh, từ số cán bộ công an cũ tập kết ra Bắc nóng lòng vì quê hương bị giặc dày xéo mà nhất thiết trở về, còn lại phần đông là cán bộ cốt cán công an từ hậu phương lớn miền Bắc được Bộ Công an chọn lọc, bồi dưỡng, tự nguyện rời quê hương, gia đình xung phong vào miền Nam chia lửa với đồng bào, đồng chí, đồng đội của mình. Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành, được các cấp ủy Đảng quan tâm, An ninh miền Nam lại tuyển mộ thêm nhiều cán bộ chiến sĩ trẻ, rèn luyện thử thách trong chiến đấu và phong trào quần chúng sôi nổi khắp nơi, tổ chức an ninh cơ sở được xây dựng rộng khắp, những thanh niên không chịu chung sống trong chế độ Mỹ và chính quyền Sài Gòn hăng hái thoát ly để tham gia kháng chiến với nhiệt huyết giải phóng quê hương, đều là nguồn bổ sung cho sự phát triển an ninh. Chính vì thành phần và nguồn gốc ưu việt ấy mà An ninh miền Nam tuy số lượng không nhiều nhưng đã tạo nên chất lượng cao để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Dù có thuận lợi như trên nhưng không thể thay thế cho công tác chính trị, tư tưởng. Quá trình sinh hoạt nội bộ và triển khai chiến đấu, lực lượng an ninh miền Nam đã không ngừng học tập và nâng cao nhận thức về mục tiêu cách mạng và quán triệt sâu sắc nhiệm vụ chính trị để phân hóa hàng ngũ địch để phục vụ cho phá ấp mở vùng đến bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của Đảng, căn cứ cách mạng, các lực lượng chính trị, vũ trang và các hành lang chiến lược… Mọi hoạt động, mọi khâu công tác đều đòi hỏi mưu trí, dũng cảm và sẵn sàng chấp nhận hy sinh của nhiều cán bộ an ninh. Chính nhờ những tấm gương sáng ngời ấy đã tác động tốt cho nội

bộ, quần chúng nhân dân khâm phục càng tin tưởng hơn đội ngũ an ninh nên số lượng tổn thất trong chiến đấu luôn được bổ sung và tăng cường.

Về mặt tổ chức, An ninh miền Nam luôn chú ý xây dựng lực lượng thích ứng với nhiệm vụ chính trị của Đảng qua từng thời kỳ. Cơ cấu của bộ máy an ninh gọn nhẹ, có sức chiến đấu cao, thích ứng với yêu cầu và phương thức hoạt động trên từng vùng. Qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cách mạng, theo yêu cầu chiến đấu an ninh phải xây dựng thêm để đảm nhận việc nắm tình hình và các loại đối tượng khác nhau của địch như xây dựng lực lượng an ninh xã làm hạt nhân an ninh cho chính quyền cơ sở, xây dựng lực lượng trinh sát vũ trang bí mật (A3), giao thông liên lạc bí mật (A2), cơ sở điệp báo bí mật (A1), bố trí nội tuyến vào các mục tiêu đối tượng của an ninh và cắm ở các địa bàn xung yếu… để đáp ứng với nhu cầu của cuộc chiến tranh. Căn cứ vào mục tiêu mà Hội nghị xây dựng lực lượng lần thứ 2 (5/1962) nêu ra là: “việc đào tạo, nâng cao nhiệt tình cách mạng, tinh thần chiến đấu và trình độ mọi mặt cho cán bộ là vấn đề mấu chốt, cấp bách nhất trong công tác cán bộ”, An ninh miền Nam dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đã ra sức đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, làm cho đội ngũ của ngành phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Việc tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng, đề bạt cán bộ đã đảm bảo tính chất giai cấp của Đảng. Đối với việc tuyển chọn, tiêu chuẩn được Ban Bí thư quy định gồm các mặt chính trị, văn hóa, thể lực, đáng chú ý nhất là tiêu chuẩn về chính trị. Nội dung tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn vào an ninh chủ yếu lấy công nông làm cốt cán, đồng thời chú trọng những người ưu tú trong các thành phần lao động khác với phương châm trọng chất hơn lượng và phát triển đi đôi với củng cố. Việc sử dụng đề bạt phải theo phương hướng “yếu còn hơn nhiều, thiếu còn hơn ẩu”, quá trình phân phối cán bộ không những phải hợp lý mà còn phải quán xuyến các địa bàn. Việc quản lý cán bộ cũng

được các cấp an ninh miền Nam rất quan tâm vì chỉ có quản lý tốt cán bộ mới thực hiện tốt việc sử dụng, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mới đảm bảo cho đường lối chính sách cán bộ của ngành được thực hiện nghiêm chỉnh. Công tác quản lý cán bộ chính là khâu mấu chốt trong các khâu khác của công tác cán bộ. Song thực tế trong điều kiện nhiều lực lượng hoạt động độc lập, chiến trường bị chia cắt, công tác này là khâu khó.

Về công tác của ngành chủ yếu an ninh phải lo chuyển trang bị và cải tiến một số súng, mìn, lựu đạn cho thích ứng với phương thức luồn sâu diệt ác ở vùng sâu kể cả trong trung tâm địch. Ngoài ra hậu cần an ninh còn phải tập trung vào 2 nhiệm vụ là sản xuất lương thực, tiếp phẩm và vận tải. Hai nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng trong tình thế chiến trường bị chia cắt và bị địch bao vây, phong tỏa ngặt nghèo. Phát huy lực lượng tại chỗ là truyền thống của lực lượng an ninh miền Nam, nó trở thành nghĩa vụ tự giác của mỗi cán bộ chiến sĩ để đủ sức phục vụ cho yêu cầu chiến đấu trên cả ba vùng. Thành tích hậu cần thầm lặng, không vang dội như chiến công diệt ác, đánh đồn nhưng cần được đánh giá đúng mức những đóng góp bằng cả mồ hôi và xương máu của cán bộ chiến sĩ hậu cần vào thắng lợi của ngành an ninh.

Nhìn chung quá trình xây dựng lực lượng trong bước chuyển biến của giai đoạn cách mạng này là quá trình lực lượng an ninh miền Nam vừa chiến đấu, vừa xây dựng, là quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn yêu cầu phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng, là quá trình giải quyết yêu cầu trước mắt và tính toán lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 114 - 117)