Tin tưởng và dựa chắc vào quần chúng để phát triển lực lượng, xây dựng mạng lưới an ninh rộng khắp tạo nên sức mạnh tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 117 - 120)

lượng, xây dựng mạng lưới an ninh rộng khắp tạo nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi âm mưu thủ đoạn của địch.

Sống, chiến đấu trên chiến trường gian khổ, ác liệt, cán bộ chiến sĩ An ninh miền Nam càng hiểu rõ muốn tồn tại, hoạt động và phát triển lực lượng

phải biết dựa vào quần chúng nhân dân. Nhân dân là gốc của mọi phong trào. Nhân dân và cán bộ như cá với nước. Nếu không có nhân dân thì cán bộ không thể hoạt động được. Vì vậy Mỹ và tay sai luôn tìm mọi thủ đoạn “tát nước bắt cá” nhằm tách cán bộ ra khỏi quần chúng nhân dân để dễ bề tiêu diệt.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại, cán bộ chiến sĩ an ninh luôn được sự đùm bọc, che chở, nuôi nấng của quần chúng nhân dân, ngay cả những ngày đen tối nhất của phong trào cách mạng, đồng bào vẫn tìm cách che giấu cán bộ chiến sĩ an ninh tồn tại để tiếp tục hoạt động.

Chính nhờ sự che chở, giúp đỡ của nhân dân mà lực lượng an ninh đã bám trụ được ở những địa bàn địch đánh phá ác liệt, kiểm soát ngặt nghèo, nắm tình hình địch, diệt trừ được đầu sỏ, ác ôn tạo điều kiện cho nhân dân nổi dậy phá ấp gỡ kìm, giành chính quyền làm chủ và mở rộng vùng giải phóng, phát triển lực lượng cách mạng. Từ kết quả đó lại tác động thúc đẩy phong trào tiến lên, hình thành một vùng không ngừng mở rộng và nâng cao của phong trào toàn dân kháng chiến cứu nước mà lực lượng an ninh là một mắt xích tích cực. Ở miền núi, đồng bào dân tộc trải qua kháng chiến cũng luôn hướng về cách mạng và gắn bó với cán bộ, trong đó có những chiến sĩ an ninh. Tuy sống trong cảnh kìm kẹp của địch và ngay cả trong lúc bị dồn vào trại tập trung, đồng bào vẫn thương nhớ và mưu trí đánh lừa địch để tiếp tế cho cán bộ, nhờ đó mà cán bộ bám được dân, phát động đấu tranh phá trại tập trung về lại buôn làng cũ, làm thất bại âm mưu “tát nước bắt cá” của địch. Cuộc vận động phá banh khu tập trung Bắc Ruộng (Tánh Linh, Bình Thuận) là một minh chứng cụ thể, sinh động.

Ở các căn cứ cách mạng, lực lượng an ninh miền Nam từ chỗ tích cực bám dân để phát triển lực lượng đã xây dựng mạng lưới an ninh rộng khắp, tạo thành một thứ “thiên la địa võng” mà bất cứ kẻ địch nào cũng khó lọt qua.

Với âm mưu phá hoại căn cứ, kẻ địch thường xuyên mở rộng càn quét kết hợp với tung gián điệp do tham vào phá hoại ngầm, nhưng chúng đã luôn gặp phải thất bại trước tinh thần cảnh giác của nhân dân. Trong cảnh đói cơm lạt muối, đồng bào vẫn san sẻ cho cán bộ an ninh từng ngọn rau rừng, từng đọt măng đắng. Qua đó càng nhận rõ tình cảm thân thương của đồng bào dân tộc giành cho cán bộ chiến sĩ an ninh đã từng gắn bó với mình và chính từ mối liên hệ thắm thiết này mà chiến sĩ an ninh đã có nhiều thuận lợi trong việc vận động đồng bào hăng hái bố phòng, tuần tra canh gác bảo vệ căn cứ chống lại mọi âm mưu đánh phá của kẻ thù.

Lực lượng an ninh càng nhận rõ khả năng vô hạn của nhân dân, càng tin tưởng và dựa vào dân phối hợp cùng với các đoàn thể, ngành, giới không ngừng đẩy mạnh phong trào bảo mật phòng gian và tăng cường công tác bảo vệ nội bộ, ngăn ngừa địch đánh phá và cài cắm tay sai vào nội bộ. Mạng lưới an ninh nhân dân được bủa giăng rộng khắp: “mỗi người dân là một chiến sĩ an ninh” tạo thành phòng tuyến vững chắc mà kẻ thù dù xảo quyệt liều lĩnh cũng khó vượt qua được. Từ trong phong trào ấy quần chúng nhân dân đã động viên những người con ưu tú nhất của mình tham gia vào lực lượng an ninh. Từ đó mà lực lượng an ninh luôn có nguồn bổ sung kịp thời đáp ứng được yêu cầu của cuộc chiến đấu.

Kinh nghiệm thực tiễn đã giúp lực lượng an ninh nhận rõ và tin tưởng vào khả năng vô hạn và sức mạnh vạn năng của nhân dân, nhưng mặt khác cũng cho thấy cán bộ chiến sĩ an ninh nào quan liêu hoặc trót làm mất lòng dân thì khó mà khai thác được khả năng to lớn và quý báu ấy.

Kinh nghiệm này còn chỉ cho chúng ta thấy rõ ý thức cảnh giác và tỉnh táo cách mạng là một loại vũ khí vô hình nhưng rất hiệu năng, song càng gần đến thắng lợi hoặc một khi đã giành được quyền làm chủ thì vũ khí này có thể bị buông lơi, nếu không kịp thời quan tâm, giáo dục, rèn luyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng An ninh miền Nam từ năm 1960 đến năm 1975 (Trang 117 - 120)