5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thời gian nghệ thuật
3.3.1. Thời gian đồng hiện chồng chéo
Trong tác phẩm Cỏ dại, tác giả kể về cuộc đời của mình từ ấu thơ cho
đến lúc trưởng thành. Tác giả đã kể về những ngày tháng sống và lớn lên ở quê ngoại cụ thể là khoảng thời gian ở nhà ông bà ngoại. Đan xen trong khoảng thời gian đó, tác giả lại quay trở về thời mới sinh ra “Buổi chiều muộn năm Thân ấy, sau tết rằm tháng bảy một ngày, u tôi ở cữ tôi ở cái buồng tối mò ấy. Cụ Dè bên láng giềng sang đỡ cho u tôi…Hai vai tôi nhầy nhớp bẩn bết đen xỉn” [6;22]. Thời gian cứ đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại “Từ khi tôi bé, mới biết nhìn và trong ký ức lẫn lộn mang máng qua bao nhiêu năm này tháng khác, tôi đã thấy ông tôi già rồi” [6;25]. Từ quá khứ lại trở về hiện tại làm cho người đọc nhận thấy cuộc sống của những người trong gia đình cậu bé Sen hiển hiện lên trước mắt. Khi nói về ông ngoại của mình, tác giả quay trở lại với quá khứ của ông với những sự kiện đáng nhớ, đó là một người ông đã từng chém đầu kẻ trộm, đã từng đi phu làm mộ trong Phan Rang, Phan Thiết. Đan xen trong thời gian đó là nói về thầy tôi, u tôi.
Từ thời gian ở với ông bà ngoại, tác giả lại chuyển sang một bước ngoặt khác đó là thời gian nhà văn về với quê nội. Quê nội cũng như quê ngoại làng Nghĩa Đô thật là nghèo “Từ khi ông nội tôi mất, nhà sút dần” [6;44]. Khoảng thời gian đó có lẽ trong cảm nhận của nhà văn đó là khoảng thời gian ấm áp, vui vẻ nhất. Bởi vì ở đó nhà văn được sự quan tâm và tình yêu thương của bà Ba. Trần thuật kết hợp với cảm nhận bằng tâm trạng: ‟Cái thuở xa xôi ấy không còn nữa. Bà Ba tôi mất đã năm sáu năm nay rồi....Từ ngày đó, tôi càng thưa về quê nội. Con đường càng ngại. Con đường càng xa. Sao con đường trở về quê lại xa quá thế! Trong đời, tôi đã qua những đoạn đường dài gấp trăm ngàn nó mà không hề nghĩ ngợi đến nỗi xa xôi như khi tôi bước trên đường về làng nội. Con đường ấy xa hơn hết và xa mãi mãi. Như vẫn dài thăm thẳm từ thuở tôi còn nhỏ, mỗi lần theo u về quê” [6;46].
Đến chương bốn, chúng ta lại thấy thời gian hòa quyện giữa các mốc quá khứ : “Em tôi đấy. Nó đương đứng trước mặt tôi, trong bức ảnh nhỏ mà chúng tôi chụp với u, từ năm tôi lên tám. Lên năm tuổi, tôi chưa dám bước chân xuống đất. Năm mười tuổi, tôi vẫn chưa nói sõi nổi hai tiếng anh em. Lên sáu tuổi, thày tôi xuống Hải Phòng rồi đi tàu thủy vào Nam Kì” [6;47].
Có lẽ đáng nhớ nhất là chương năm, chương tám, đó là thời gian thằng
cu Bưởi sắp đi học “Sang năm tôi đi học. Việc học của tôi đã được định trước từ Tết nguyên đán. Chần chừ qua tết mới được đi học”. Rồi những ngày tháng ở phố Hàng Mã, mang tiếng là đi học nhưng phải làm biết bao nhiêu công việc chẳng ra đâu vào đâu.
Đến chương mười, tác giả trở về cuộc sống của làng Nghĩa Đô. Với công việc ẵm em mà tác giả cảm thấy “thích ẵm em tợn”. Đó là công việc mà cu Bưởi rất yêu thích “Cả nhà, ai cũng khen tôi ẵm em khéo, em không khóc”. Đến nỗi người ông cũng phải thốt lên “Thằng này ẵm em giỏi, sang năm cho đi ở kiếm tiền được rồi” [6;141]. Thằng Cu Bưởi thoát khỏi những ngày làm việc
như người ở, ở phố Hàng Mã và bắt đầu một niềm vui mới “Tôi đương tập huýt sáo, bạn cùng trẻ con khắp xóm. Bắt đầu, những ngày lêu lổng” [6;141].
Trong hồi kí, Tô Hoài thường phá vỡ trình tự trần thuật, không tái hiện sự kiện theo trật tự biên niên mà xáo trộn chúng bằng “dòng ý thức” miên man. Theo dòng hoài niệm, thời gian tâm tưởng cứ tuôn chảy, đôi khi đứt đoạn nhưng lại được móc nối ngay vào khoảnh khắc của hiện tại. Nghệ thuật trong tự truyện, hồi kí Tô Hoài vì thế mà diễn ra sinh động, hấp dẫn: ‟Ba anh em tôi ngồi lù lù đầu hè. Như ba ông đầu rau đen đủi ngồi trong bếp gio. Giờ đây tôi tưởng lại những buổi sáng thiểu não ấy. Nhâm ơi Nhâm! Tôi gọi Nhâm vu vơ dưới ngòi bút, trong ánh đèn dầu đêm mùa xuân này. Có khi nào những dòng kí ức của anh mà em đọc đến, hẳn em không giấu được mỉm cười ngạc nhiên rằng sao anh khéo nhớ ma mãnh thế. Nhâm đã quên và chắc là bây giờ chẳng còn những ngày rầu rĩ như thế. Tôi thì tôi nhớ dai, nhớ lắm, em ạ. Cây viết lê đến dòng kẻ này, mắt tôi nhìn vào bóng đêm câm lặng lẽ vẫn thấy lại buổi sáng chúng tôi ngồi phơi đầu bùn trước hè, bên cạnh bậc hòn đá” [6;134] .
Nhà văn xuất hiện với tần số đậm đặc trong cuốn hồi kí Cát bụi chân ai là “người bạn vong niên” của Tô Hoài - Nguyễn Tuân. Hình ảnh Nguyễn Tuân được xuất hiện bắt đầu từ một mốc thời gian ước lệ: “Năm ấy, Nguyễn Tuân cũng chỉ khoảng trên ba mươi đôi chút” [8;5], nhưng đã có cách ăn mặc, đi đứng khác người. Để khắc họa hình ảnh và cá tính của Nguyễn Tuân, Tô Hoài lựa chọn những mốc thời gian giãn cách. Các sự kiện trong cuộc đời của nhà văn không được miêu tả theo trật tự thời gian xuôi chảy mà theo diễn biến cuộc đời nhân vật theo dòng hồi tưởng của tác giả.
- “Những năm về sau, Nguyễn Tuân vẫn làm việc cho viết, khắc khoải sự viết, mà không viết bao nhiều” [8;7]
- “Năm 1937, Nguyễn Tuân ra Hương Cảng làm tài tử màn bạc” [8;13]. - “Mùa hạ năm 1949, Nguyễn Tuân và tôi theo tiểu đoàn 54 Trung đoàn Thủ
đô tiến quân vào mở chiến dịch tiêu diệt một chuỗi cứ điểm hành lang của địch, các đồn Đại Bục, Đại Phác, Khe Pịa, Ngòi Mác…” [8;16]
-“Năm 1961, Nguyễn Tuân lên Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang - Hoàng Su Phì” [8;34]
Đây là những sự kiện gắn với từng mốc thời gian cụ thể trong cuộc đời của Nguyễn Tuân được tác giả đan xen cùng những câu chuyện đời thường của ông. Tô Hoài không miêu tả đầy đủ chi tiết mà bằng những nét phác họa khái quát, con người và tính cách của nhân vật vẫn hiện lên rõ rệt. Vẫn là một Nguyễn Tuân khắc khoải cho sự đi và viết. Từ những năm trước cách mạng, Nguyễn Tuân đi làm tài tử ở Hương Cảng, rồi những năm tham gia kháng chiến trong Trung đoàn Thủ đô, năm đi Hà Giang dự khánh thành đường Bắc Quang Nguyễn Tuân vẫn thể hiện rõ cá tính của mình. Từ thời gian gần, Tô Hoài bất ngờ quay ngược lại thời gian quá khứ xa, thuở: “Nguyễn Tuân được sinh ra và nhớn nhao lên ở Hàng Bạc. Phố Hàng Bạc, số nhà 49, năm 1910 - Nguyễn Tuân ghi lại như thế ở mép một quyển sách Hướng dẫn du lịch Ba Lan, có lẽ vì đương đọc chợt nghĩ đến một kỷ niệm” [8;81]. Sau rất nhiều sự kiện và bao năm trôi qua, Tô Hoài chợt quay về thời gian xa xưa, quay về năm Nguyễn Tuân ra đời và lớn lên ở phố Hàng Bạc. Chuyện đời thường ở ngã năm, ngã sáu, chuyện ở quán ông lão 81, quán Tiểu Lạc Viên…Tất cả đều trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời nhà văn, và cũng từ những chi tiết vô giá ấy mà người đọc có thể hiểu thêm về tính cách, con người mỗi nhà văn.
Một sự kiện rất quan trọng đối với cuộc đời của mỗi nhà văn đó là khi được kết nạp vào Đảng “Nguyễn Tuân được kết nạp vào Đảng ngày 18 tháng Tư năm 1950”. Đây là cái mốc đáng ghi nhớ đối với mỗi người đặc biệt là Nguyễn Tuân. Khi nhà văn đang hòa mình vào dòng chảy của cuộc kháng chiến thực hiện lý tưởng sống. Nhưng “Mỗi lần cáu kỉnh, Nguyễn Tuân vùng vằng nói: - Thế này thì tao đem trả thẻ Đảng cho Tố Hữu” [8 ;165]. Nguyễn
Tuân nói vậy chứ chưa bao giờ ông làm thế vì suốt cuộc đời ông vẫn lăn lộn, vẫn đi cho dù có lúc sức khỏe cạn kiệt. Cái nhìn đời thường khiến chân dung nhà văn được hiện lên nhiều chiều. Kỷ niệm cuối cùng về Nguyễn Tuân là một sự kiện buồn. Nguyễn Tuân đã ra đi. Đời người thật ngủi, phút chốc đã ra đi. Từ một thanh niên trên “ba mươi đôi chút” nay đã vĩnh biệt thế giới này.
Tô Hoài đã sử dụng nghệ thuật miêu tả thời gian giãn cách để kể lại các sự kiện liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân. Sự đảo ngược trình tự thời gian kể và trình tự các sự kiện trong chuỗi sự kiện gắn với cuộc đời của Nguyễn Tuân tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Với từng mốc thời gian gắn với mỗi chặng đường đã qua của cuộc đời con người, càng để người đọc có thể hình dung đầy đủ hơn về nhân vật. Rõ ràng là, mỗi sự kiện trong cuộc đời nhà văn đều là một sự kiện có ý nghĩa.