5. Cấu trúc của luận văn
3.3. Thời gian nghệ thuật
3.3.2. Thời gian lịch sử
Nghiên cứu về Cát bụi chân ai, tác giả Đặng Thị Hạnh đi sâu tìm hiểu
cấu trúc thời gian và chỉ ra: “Dòng hoài niệm trong Cát bụi chân ai chạy lan
man, rối rắm như ba mươi sáu phố phường, những phố hẹp của Hà Nội cổ đan xen nhau dày đặc, với những rẽ ngoặt quanh co…,vương quốc của Tô Hoài, Nguyễn Tuân (người sáng tạo ra từ “phố Phái”) và bạn bè. Thời gian hồi tưởng như ngẫu hứng, cũng chạy lông bông theo dòng hoài niệm, móc vào đâu đấy, dừng lại một lát rồi lại đi, vấp phải một câu nói, có khi chỉ là một từ, tên con tàu Chantilly chẳng hạn, chứ không hẳn phải là một bóng chiều trên sóng hồ lăn tăn nhà Thủy Tạ, là đã có thể đổi chiều, đi ngược về trước hoặc lùi về sau, có khi hàng chục năm. Tưởng đó cũng là bình thường khi “trò chơi lớn”của văn viết hồi ký là đặt chồng lên nhau các lớp thời gian, cách viết này đã được nhiều nhà văn các nước, trước tiên là Chateaubriand “khánh thành”từ thế kỷ trước. Đối với giới nghiên cứu phương Tây điều này đánh dấu sự chuyển đổi vị trí (nghĩa là tầm quan trọng) của cái tôi nhân chứng trong các sự kiện lịch sử
thời hiện đại: Việc không còn tuân thủ trình tự biên niên như hồi ký cổ điển khiến cho không gian và thời gian truyện kể được đặt cao hơn không gian và thời gian các sự cố được kể” [19; 417]
Chương một, có lẽ là chương hay nhất của tác phẩm, bước chuyển thời gian khiến trình tự biên niên bị phá vỡ, có sáu bước chuyển: đầu thập kỉ 40 – Hà Nội quanh Hồ Gươm; trước những năm 60 – Ngã Sáu Hàng Kèn; năm 49 – Chiến dịch sông Thao, trận Đại Bục; sau 54 – Ngã sáu Hàng Kèn; thời kháng chiến chống Pháp – Rừng Thượng Yên, sau 54 – ngã sáu hàng Kèn.
Vòng cuộn thời gian cuối chương một lại đưa vào trang viết cuộc chia tay với Aki – người bạn Nhật sắp trở lại quê hương. Rừng Thượng Yên hiện về qua câu hò Phú Ơn ngơ ngẩn não lòng, quá khứ nhập vào hiện tại: “Aki ngồi yên, nước mắt lã chã. Aki lại khóc” [8;44]. Rồi những câu văn hờ hững, bỏ lửng: “Nguyễn Tuân nhìn Aki. Nguyễn Tuân rút khăn tay chấm mắt…Làm sao hiểu được những giọt nước mắt kia vì nỗi niềm ai” [8;45] để dẫn ta trở về với gương mặt của trung tâm, cũng để trả lời điệp khúc thường trở đi trở lại trên trang giấy: “Cái này tôi phải viết…Cái này ông phải viết…Viết chứ!” [8;46]
Chương hai, đó là thời kì kháng chiến, nhà văn “Nguyên Hồng và Kim Lân đã đưa gia đình tản cư lên ấp Cầu Đen trên Nhã Nam. Về Hà Nội, Nguyên Hồng và vợ con thuê cái gác hai một nhà ở phố Miriben cũ bên cạnh viện Mắt gần chợ Hôm” [8;47]. Sự kiện lịch sử này mãi mãi in đậm trong trí nhớ mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là các nhà văn. Các nhà văn và gia đình của họ theo dòng tản cư về mọi miền quê hòa vào không khí chung của cách mạng. Tiếp đến “Giữa năm 1957, Hội Nhà Văn được thành lập. Nguyên Hồng phụ trách tuần báo Văn của Hội. Đã nhiều năm làm nghề viết và trong kháng chiến có làm báo, làm xuất bản nhưng cũng là ngồi trong rừng điều khiển đôi quang gánh sách báo đi các chiến khu, chúng tôi bỡ ngỡ và háo hức những công việc mới” [8;48]. Đó là một sự kiện quan trọng cho cả đất nước, đặc biệt là cho nền
văn học của nước nhà. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Bởi từ đây cách mạng đã trao cho họ một sứ mệnh riêng. Ngòi bút các nhà văn trở thành vũ khí chiến đấu. Họ viết trong kháng chiến, họ làm báo, làm xuất bản, phục vụ cho chiến khu.
Cũng chẳng rõ vào năm nào nữa, chỉ biết rằng “Năm cùng tháng tận, tết
nhất đến nơi mà thành phố vẫn phấp phỏng không biết những trận đánh trên trời ập xuống lúc nào”. Những trận đánh ác liệt đặc biệt là “Trận địa 57 đầu bãi Nghĩa Dũng. Mười khẩu cao xạ 57 bóng nhoáng lỗ chỗ như đầu rắn mai gầm…Trận địa 37 thì lênh đênh giữa Hồ Tây, chỗ chùa Trấn Quốc trông ra. Những thùng đựng tên lửa kết thành nền bè phao, lát phên nứa. Tám khẩu 37 xếp hàng đôi dọc bè” [8;223-248].
Thời gian trong hồi kí của Tô Hoài được lồng ghép, đan cài vào nhau. Các sự kiện nối chồng chéo chằng chịt khiến cùng một lúc, người đọc có thể được chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử. Khi là thời gian ở rừng Thượng Yên, khi lại là những sự kiện báo chí làm ầm ĩ cả giới văn nghệ sĩ: “Chúng tôi bị kiểm điểm qua loa: Bỏ lớp học quan trọng đi ăn mừng đường xe lửa được khôi phục, việc không cần thiết. Báo Nhân Văn ra đến số 6 bị tịch thu tại nhà in. Các báo hoan nghênh việc đó. Một số văn nghệ sĩ chúng tôi chẳng biết ai chủ trương cũng ra tuyên bố tán thành sự tịch thu báo Nhân Văn. Nhà xuất bản Minh Đức đóng cửa. Hồi ấy, báo in còn ít, chỉ tính số 91 nghìn. Nhưng một tờ báo bị cấm thì ầm ĩ ngay. Bấy giờ, cuối năm 1956” [8;70]. Sự kiện này có tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhiều nhà văn cũng như độc giả. Vào thời điểm lịch sử lúc bấy giờ việc tịch thu báo Nhân Văn được sự ủng hộ của rất nhiều người. Đó là thời điểm “cuối năm 1956”. Thời gian này miền Bắc đã hòa bình, cuộc kháng chiến trường kì chín năm đã kết thúc bằng một chiến thắng làm chấn động địa cầu: chiến thắng Điện Biên Phủ. Việc một tờ báo bị cấm trở thành sự kiện “ầm ĩ”. Và những hệ lụy của sự kiện
này sẽ không bao giờ lịch sử có thể quên. Sự kiện này không chỉ thể hiện cái nhìn của chân thực của tác giả mà còn là cái mốc lịch sử không quên. Những sự kiện ấy ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người và gây không ít ảnh hưởng trong giới văn nghệ sĩ một thời gian dài.