5. Cấu trúc của luận văn
3.5. Giọng điệu trần thuật
3.5.2. Giọng điệu suồng sã tự nhiên
Trong tác phẩm Cát bụi chân ai, Tô Hoài đã thể hiện được giọng điệu
khá phong phú, đa dạng. Đó là giọng điệu suồng sã tự nhiên. Những cảnh Nguyên Hồng quỳ trước Tô Hoài, rồi cứ phủ phục, khóc thút thít, sau khi đọc bài báo của Tô Hoài đăng hồi tháng ba 1958 và thét lên:
-“Tiên sư mày, thằng Câu Tiễn ông thì không, Nguyên Hồng thì không”
và sau đó:
- “Tao về Nhã Nam - Về Nhã Nam?
- Ừ Nhã Nam. Đủ, đủ lắm rồi. Ông đ. chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã Nam” [8;136].
Rồi cảnh Nguyễn Sáng đến chơi với Nguyễn Tuân mùng ba Tết, họ là bạn chí cốt. Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với Nguyễn Sáng. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Rồi đột nhiên, rượu vào, Nguyễn Sáng hét: “Chỉ có một thằng Sáng thôi. Còn thì cứt hết”. Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa: “Đi ngay”. Nguyễn Sáng vẫn hăng: Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở. Ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện không có nhân vật, vứt đi” [8;159].
Sau trận trên, Nguyễn Sáng tìm về nhà Tô Hoài khóc với con gái ông: “Người ta vừa đuổi chú. Năm mới mà chú bị người ta đuổi”. Lí do mà có cuộc tranh cãi đó là do Nguyễn Tuân không chấp nhận được cái kiểu không ai bằng mình của Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn: “Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người” [8;159]. “Cả sinh hoạt lẫn xử thế, lắm cái cứ như trẻ con, buồn cười”. Nguyễn Tuân nhiếc Tô Hoài: “chúa ghét cái thằng bia rượu mà hàng ngày lại uống nước lạnh”; “Không mấy khi Nguyễn Tuân mời tôi uống chè. Không bao giờ cho tôi thuốc lá. Mày hút phí thuốc lá. Muốn hút chơi thì tôi phải xin. Thường nói, vừa khôi hài vừa mỉm: Chó biết thằng này thế nào là thật! Tao ghét cái cười mủm mỉm hiền lành không hiền lành của mày” [8;159]. Tô Hoài phải tìm cách ra cách chọc tức lại: “Này ông chửi tôi giả rượu, giả thuốc, ăn bọ hung, ăn thịt chuột” và chìa trang Sử kí ra trước mặt Nguyễn Tuân.
Khi Tô Hoài sử dụng đại từ nhân xưng, người đọc mới thấy rõ các từ ngữ thông tục. Từ ngữ thông tục càng là cho giọng điệu thêm suồng sã, tự nhiên. Khi bực bội giận dữ thì gọi là con đĩ, tiên sư…‟Tiên sư ông, bàn tĩnh tại gia đây, sợ chó gì!” [8;186]. Tô Hoài miêu tả cái cảnh một ông say rượu ngồi đống gạch chửi lên cái loa phóng thanh: “- Tắt bố mày đi! Không trông hàng phố chết rồi à… Tiên sư cái thành phố nhà mày, trông mả nhớn mả bé kia kìa...” [8;268]. Nói về những tên Kít, Tô Hoài đã chửi vào mặt hắn “Kít sẽ thăm Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai. Ôi! Thằng bỏ mẹ! [8;271]. Rồi “Chẳng biết ra thế nào? Nhưng có điều đích xác là các quán bia mấy hôm nay đóng cửa. Người ta kháo nhau rằng công an sợ các bợm bia bốc bên kéo ra chặn xe ném cốc vào mặt lão Kít. Không thể, ai cũng còn đương ngỡ ngàng cái thằng kẻ cướp bỗng hoá ra con mèo hiền lành, sao lại đã sang Hà Nội còn hôi hổi hơi bom của nó thế này! Đám trẻ đùa bên tường hầm trú ẩn. Chúng nó gọi nhau: Kít? Kít! Rồi cười the thé. Một đứa thò đầu vào dây phơi quần áo như
cái mành mành buông. Nhà nó đã ra ẩn ở đấy. Bà ơi! Thằng Kitsingiơ sang hỏi thăm bà đấy - Con đẻ mẹ mày, kít với chẳng két!” [8;271.
Tô Hoài ngồi uống bia trước ga Hàng Cỏ, những chuyến tàu cuối cùng đã tải hết những đoàn người về quê ăn tết, chỉ còn thấy “trong nhà ga vẫn nhốn nháo người, những kẻ lang thang, những gái điếm”. Ở trong cảnh ga đó, nổi bật lên hình ảnh của lão Vinh “làm vườn và quét vôi bệnh viện độc thân trong ngõ phố vẫn giặt xì líp, nịt vú cho bọn gái điếm”. Tô Hoài đã thể hiện một giọng điệu rất suồng sã, gần với đời thường “Có lẽ đêm nay yên. Mấy con đĩ rỗi hơi và say rượu đang cong cớn tranh nhau xỉa xói, kể lể mắng tưởng tượng cái thằng phi công Mỹ ngồi ngay trước mặt. Quân khốn nạn kia, mày độc ác quanh năm rồi, cũng phải nghỉ bom cho người ta thong thả nuốt được cái Tết chứ” [8;244].
Tô Hoài lại tả cái cảnh về “Mới mùng bốn đã lao xao và gay gắt như mọi ngày trong năm. Mụ mắt cú vọ đứng sắp hàng mua cá bể muối từ Hải Phòng đưa lên đã đóng tảng trước quầy cửa chợ. Gần đến nơi, trỏ tay, hỏi. Cô nhà mậu lạnh lùng bảo cá bán theo phiếu cán bộ. Mụ quay ra giữa hè, mặt phừng lên, vô vô: - Cha tiên nhân cái mặt này! Sao mày không đẻ ra cán bộ, chỉ đẻ ra thằng nhân dân! Cha tiên nhân...” [8;224]
Trong Chuyện cũ Hà Nội, Tô Hoài gọi mấy con mụ Tú Bà với giọng điệu khinh bạc, phê phán: ‟Mụ thì gày đét cá mắm, mụ thì béo tròn như cái cối xay. Nước da thì xám xỉn, con mắt đảo điên, đứng đây mà nhớn nhác nhìn ra tận đằng kia”. Lại một giọng điệu suồng sã tự nhiên, ấy là khi bọn trẻ con chế giễu dì Bảy có bầu với bác phó Ngạ tức thì “Bao nhiêu cái tức tối, cáu kỉnh tôi dồn cả vào bác phó Ngạ. Tôi chửi thầm tiên sư thằng phó Ngạ chim gái, tôi phải nện cho..” [10;658].