5. Cấu trúc của luận văn
3.5. Giọng điệu trần thuật
3.5.1. Giọng điệu hóm hỉnh
Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh tế. Rất hiếm khi ta thấy
Tô Hoài cao giọng. Những triết lý về đời sống của Tô Hoài bắt nguồn từ những câu chuyện đã từng xảy ra đâu đó trong đời chứ không phải là sản phẩm của những tư biện xám màu. Đây cũng là một bí quyết chinh phục độc giả của Tô Hoài. Đọc ông người ta không thấy gượng, không thấy giả cũng vì lẽ đó. Có cảm giác như Tô Hoài biết nuôi dưỡng một bí mật: những chuyện kể, những hồi ức trong tác phẩm của ông là những chuyện mà ông đã nhập tâm, đã biết tỏng tự đời nào, bây giờ ông “mới hé cho khách hồng trần thử soi”. Sự đời nó thế, dâu bể cũng là đấy mà ngọt ngào phởn chí cũng từ đấy. Chuyện về đời cũng là chuyện về chính bản thân ông.
Ai đã từng đọc hồi kí Tô Hoài, hẳn không thể không ấn tượng với một Tô Hoài hóm hỉnh mà thông minh. Rất tự nhiên, ông đi hết từ chuyện này sang chuyện khác, có chỗ tưởng như “lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị”. Từng câu nói, từng tiếng cười, giọng điệu của từng nhân vật, từng con người ngoài đời như thế nào thì ông để cho thật tự nhiên đi vào tác phẩm như thế. Tất cả những điều ấy thể hiện một nghệ thuật trần thuật đặc sắc ở hồi kí Tô Hoài.
Từ ngay chất liệu rất “tươi mới” của đời thường, nhà văn có một cách riêng khi xây dựng cốt truyện.
Điều làm ta thú vị khi đọc hồi kí của Tô Hoài là mặc dù giọng hồi tưởng nhẩn nha mà không đơn điệu vì giọng kể chuyện dí dóm, hài hước. Khi tác giả biến những điều thiêng liêng thành cái buồn cười, khôi hài khiến người đọc thấy vui: “Về việc đi theo đạo, bà tôi thường kể lại một câu chuyện buồn cười. Chặp tối, các dì tôi quì cầu kinh giữa nhà. Thầy giáo làm lễ bên cạnh. Thầy để
ý nghe lời cầu kinh của dì tôi. Thầy nghe tiếng rì rầm đều đều Đức Chúa…
Đức Chúa Lời... có mười cái răng... Đức Chúa Lời có mười cái răng... Đức...
Dì tôi quì, hai mắt nhắm tịt, cái đầu gật gưỡng. Tan lễ, thầy giáo gọi dì tôi đến, bảo đọc lại câu kinh. Dì tôi đọc lại: Đức chúa Lời có mười cái răng. Cả nhà không ai dám cười. Thầy giáo nghiêm trang bảo: "Bận sau, nhớ cầu Đức chúa Lời có mười điều răn...Đọc lại nào" [6;22]. Sự khôi hài đó làm người đọc phải bật cười theo.
Giọng hài hước, dí dỏm sinh động, chân thật đến mức hồn nhiên trong
Cỏ dại. Ai đã qua tuổi thơ cũng bắt gặp mình trong đó. Đọc những trang văn
của Tô Hoài ta vừa thấy buồn cười vừa thấy thương quá về tuổi thơ. Có lẽ vì sự hài hước, hóm hỉnh này mà Tô Hoài trở thành nhà văn của nhiều lứa tuổi. Trong dòng hồi tưởng về ấu thơ ta đã nhận ra chất giọng hài hước, dí dỏm, một cái nhìn giễu cợt về mình: “Một buổi kia, ngồi trong lớp, tôi chợt nghe mình buồn buồn đi đái. Ôi đích thực. Thôi chết. Có những đứa lên khoanh tay, thò đầu bên bàn thầy, thưa xin thầy cho đi giải. Tôi chỉ việc lên thưa thầy một câu, cũng sẽ được hả hê như vậy. Nhưng tôi không dám. Tôi ngồi yên, đôi chốc nheo mặt nhìn trộm thầy giáo…” [6;65]. Giọng điệu hóm hỉnh khi các dì nói về mình “giời để cho làm người, ngày sau chim gái ra phết đây” [6;23]. Hay “Thỉnh thoảng có thư thầy tôi gửi về. Bác phu trạm tận Hoài Đức lại vào nhà tôi đưa thư…Bóng bác đã ra ngõ, bên rổ tơ, dì Năm và dì Bảy còn cười rinh rích.
Người như củ súng thế mà lại định chim con gái làng này” [6;68]. Cách so sánh của những cô gái đậm chất khẩu ngữ đời thường, lại ẩn trong đó cả niềm kiêu hãnh của những cô gái đang có trong mình quãng đời đẹp nhất của tuổi trẻ.
Chuyện cũ Hà Nội cũng giọng điệu kể chuyện vừa nhẩn nha, vừa hóm hỉnh
“Ở lớp học có nhiều cái sợ, nhưng phải đi khám ghẻ thì hãi hơn cả. Vì không may mà bị ghẻ lại phải dẫn đến tận đâu, mới nghe bàn tán đã khiếp. Chỉ có thằng nào lên quai bị thì sướng. Tự dưng, một bên má sưng vếu – mà chúng nó bảo không đâu, thế là trường cho nghỉ đúng hai mươi mốt ngày. Cứ đứa nào lên quai bị thì được nghỉ thế. Tôi mong tôi được lên quai bị. Nghe nói ở lớp ba có đứa nhờ đấm vào hàm cho sưng lên, giả làm bệnh quai bị. Không biết có được không” [10;662].
Đến Cát bụi chân ai, người đọc cũng rất hào hứng với lối kể chuyện của Tô Hoài. Cuộc trò chuyện giữa ông xích lô và lão 81, Tô Hoài kể chuyện thật hóm hỉnh:
- “Này ông bít tất, năm nay tuổi giờ cụ được bao nhiêu? - Thưa ông nhà cháu thất thập rưỡi
- Thế thì cái thằng Grapphơi của cụ xuống chơi với giun lâu rồi” [8;37]
Khi nhà văn và Nguyễn Tuân chuyển từ núi Là sang cánh rừng Thượng Yên, nhiều người đã bị sốt rét. Nguyễn Tuân đã không dứt ca cẩm “Ối giời ơi, ông ở chợ Rã, ở Tủm Tó, ông nằm đất, ông rang bọ hung ông ăn, ông xơi thịt lợn không muối thối um lên, ông uống rượu men lá cũng khỏi ốm, ông còn thiết, còn nghĩ đến ai” [8;39].
Tô Hoài tưởng nhớ lại những phút bọn Quốc dân Đảng bị bắn, trong cái chết đau thương vẫn có giọng điệu hóm hỉnh, châm biếm ở trong đó “Phút hốt hooảng khủng khiếp bất thần đến. Tiếng kêu la thất thanh trong tiếng súng vang từng chặp. Tôi nghe rõ tiếng lão đội Thất: Chưa trúng tôi! Chưa trúng! Ối giời ơi, tôi oan, tôi oan…” [8;183]
Cuộc nói chuyện giữa Nguyễn Tuân với ông Hy Chả cá trong nhà hát cũng thật hóm hỉnh:
“Ông Hy trầm ngâm nói:
- Cái tay còn nghề lắm. Vẫn hút hả?
Rồi ông Hy nhồi điếu thuốc mới, mời Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân lắc đầu - Tiên sư ông, bàn tĩnh tại gia đây, sợ chó gì!
- Không phải, thấy không thích” [8;186].
Với giọng điệu hóm hỉnh, Tô Hoài đã cho người đọc những tiếng cười
sảng khoái, thú vị đồng thời biểu lộ được thái độ của nhà văn trước cuộc sống đời thường.