Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký về hà nội của tô hoài (Trang 96 - 101)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. Ngôn ngữ trần thuật

Tô Hoài rất coi trọng việc học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc, “thôi xao” kỹ lưỡng. Tô Hoài quan niệm: “ngôn ngữ quần chúng là đó kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà văn viết tiểu thuyết”. “Nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói” [20;195]. Tô Hoài không chỉ tích lũy ngôn ngữ quần chúng mà ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết

văn).

Trong các tác phẩm viết về vùng nội thành và ngoại thành Hà Nội, do luôn luôn tiếp xúc với người lao động, nên Tô Hoài đã khai thác và sử dụng rất nhiều từ ngữ trong tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Tác giả thừa nhận rằng: “Ảnh hưởng đầu tiên đến với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị chính là làng Nghĩa Đô của tôi. Người ta nói thế nào thì tôi cứ thế mà xào xáo thành văn. Các tiếng nói ở trong nhà, trong xóm, ở trong làng của của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu lớn lên nó ăn sâu vào óc mình. Tất cả các tác phẩm đầu tiên của tôi” [19; 429]

Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Trong các cuốn hồi kí về Hà Nội của Tô Hoài, tác giả đã đưa ra một hệ thống từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương, từ ngữ thông tục, và những thành ngữ, quán ngữ rất gần gũi, quen thuộc của một vùng quê ngoại thành Hà Nội.

3.4.1. Từ ngữ địa phương

Trong hồi kí Cỏ dại, Tô Hoài đã dùng một loạt tiếng địa phương, những từ ngữ mà người Kẻ Bưởi vẫn quen dùng. Người đọc có thể lập ra một trường từ vựng của người Kẻ Bưởi, từ những danh từ gọi tên đồ vật, sự vật đến những động từ, tính từ và cả những lời nói của người dân Kẻ Bưởi cũng được tác giả

dẫn trực tiếp vào tác phẩm. Có thể dẫn ra một vài ví dụ trong tác phẩm: ràn

rụa “Mẹ nó mắng nó một câu. Tức thì, nước mắt ràn rụa ra xung quanh mi”; chõm chọe “Mỗi buổi sáng, mỗi sớm mai, cái hứng viết của tôi lại đến ngồi

chõm chọe trên chiếc ghế đẩu kia, hôm nay tươi tắn và hớn hở hơn hôm qua”;

nghim nghỉm “Một bên gian buồng cửa đóng kín nghim nghỉm”; bực cửa

“…có bực cửa cao chắn ngang lối vào nhà”; cái giại “Gian nào cũng có cái

những cái giại tre che kín”; uống ngữ “Ông tôi uống ngữ”; cái rõi cửa “Ông

tôi ra góc nhà, với cái rõi cửa, đuổi theo bà tôi”; tảo bộ “…rồi rách bươm, lại

về nhà tảo bộ khác”; muỗm “Những gốc muỗm thực lão, cành lá sum sê”; him

“Tôi ngoan ngoãn, him hai con mắt, nghe bà tôi nói”; trật khăn “…trong khi

thày tôi cởi áo, trật khăn treo lên mắc”; xắm “Hồ đã biết xắm giấy đỡ u chưa?”;

chuôi vồ “Gian đầu đằng kia cái chuôi vồ ngày trước đã bị một lần sét đánh rơi

trên nóc nhà xuống”; binh nó “Đấy, bà lại binh nó”, đi nhớ “Bây giờ đi nhớ?”;

ruỗi thẳng chân “Tối nào tôi cũng phải cất mấy ô chai, lọ ra khác nơi khác mới

Tiếp đến Cát bụi chân ai, nhà văn cũng sử dụng một loạt ngôn ngữ địa

phương: dận giày “Chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định”; xế lô “Lão xế

lô, lão lục tào xá này nhất định cũng về tề ngụy cũ”; dứt tay “Rõ nhà giàu dứt tay”; nghiến ngả “Chẳng khi nào Nguyễn Tuân bớt nghiến ngả tôi về cái chỗ ở

mới này”; dòng dã “Đến Thượng Yên, Aki sốt rét dòng dã, mặt trắng nhợt”;

ràn rụa “Aki ra thị xã, trở về, đứng trước lán, nước mắt ràn rụa”.

Bên cạnh đó Chuyện cũ Hà Nội, tác giả cũng đã vận dụng một cách

khéo léo, sáng tạo những từ ngữ mang đậm màu sắc địa phương: giựt nóng

“Lúc túng, coi như giựt nóng”; giữ mẽ “Nhưng chẳng gì cũng có khung cửi

đương làm, lại nữa các dì tôi đều chưa chồng, cho nên phải giữ mẽ đôi chút”;

rượu ngữ “Nửa cút rượu ngữ buổi chiều của ông tôi”, “…cứ đến chập tôi ông

tôi cất cả vào chiếc hòm bàn trong gian giữa bày ra phản mâm cơm có cút rượu

trắng, hai người uống ngữ”; chuội “Khổ lụa mộc chưa chuội, bụi hồ rụng

xuống mặt sập, trắng như bột nếp”; trẫm mình “Người chết đuối hay đi trẫm

mình, thật cũng không rõ”…

Trong các từ ngữ trên, đáng chú ý nhất là từ “ngữ” với nghĩa: chừng mực mức độ không chỉ được dùng trong các kết hợp động từ kiểu như: ăn tiêu

có ngữ “Tuy được mua gạo có ngữ, nhưng chẳng biết cái đói còn triền miên

đến bao giờ, cũng không ai dám ăn no” [10; 76] hay “ăn uống có ngần có ngữ” trong tiếng phổ thông mà còn được dùng trong các kết hợp với danh từ, thậm chí được dùng độc lập như một danh từ: “Buổi chiều ông tôi uống rượu, ông tôi uống ngữ, mỗi chiều áng chừng một cút nhỡ bốn xu; Nửa cút rượu ngữ buổi chiều của ông tôi”, ‟cứ đến chập tôi ông tôi cất cả vào chiếc hòm bàn trong gian giữa bày ra phản mâm cơm có cút rượu trắng, hai người uống ngữ” [10;656]. “Nguyễn Tuân uống rượu ngữ kiểu các cụ ta xưa” [8;292]. Cách dùng đó, theo Tô Hoài kể, là dựa theo thói quen trong tiếng nói hàng ngày của nhân dân làng Nghĩa Đô. Vốn là: trước Cách mạng tháng Tám, những người

thợ dệt Nghĩa Đô đi làm thuê thường “ăn cơm ngữ” và “dệt lĩnh lấy tiền tấm”. “Cơm ngữ” là cơm có định mức nhất định theo sự thỏa thuận giữa chủ và người làm thuê. Cách nói này hiện nay vẫn còn được dùng trong lời nói hàng ngày của nhân dân. Việc dùng “cơm ngữ”, “rượu ngữ” thay cho “cơm có định mức”; “rượu có định mức” là một sáng tạo trong lời nói hàng ngày của nhân dân vùng Nghĩa Đô mà tác giả đã học tập được.

Bên cạnh đó còn chú ý tới từ ‟cung cúc”. Theo Từ điển Tiếng Việt, “cung

cúc chỉ dáng đi cắm cúi và nhanh vội” [25;223]. Tô Hoài sử dụng triệt để tạo nên giá trị tạo hình. Khi nói về sự mải chơi quên cả giờ về, u xách roi đi tìm thì mới: “Tôi cung cúc chạy về. Bỏ lại cả gươm với kiếm. Vài hôm lại một lần u vác roi đi tìm tôi như vậy” [6;130]. Trong cái dáng chạy “cung cúc” đó ta thấy cu Bưởi rất sợ, rất ngoan nhưng chỉ vài hôm sau đó lại để “U vác roi đi tìm”. Hay Tô Hoài còn viết “Dì tôi cõng tôi, cung cúc chạy. Vừa chạy, vừa khóc rưng rức. Tôi ngơ ngẩn sợ nép xuống lưng dì” [6;76]

3.4.2 Thành ngữ, từ ngữ điển tích

Cùng với những từ ngữ địa phương, thành ngữ, quán ngữ trở thành một trong những phương tiện thể hiện cuộc sống sinh hoạt muôn màu muôn vẻ trong trang sách Tô Hoài. Tô Hoài đã rất sáng tạo khi đưa những thành ngữ, từ ngữ điển tích vào trong trang văn của mình. Ví dụ trong Chuyện cũ Hà Nội: ăn

trên ngồi trốc, bới béo tìm bọ “Đời sống thành phố cò con, có các ông Tây ăn

trên ngồi trốc. Còn thì, người ta bới bèo tìm bọ, sinh sống trên lưng nhau, nuôi lẫn nhau” [10;48]. Chỉ bằng hai câu văn ngắn gọn nhưng đã diễn tả được sự đối lập cuộc sống của hai tầng lớp: những ông Tây thì nhàn hạ, không làm được tích sự gì cả, còn những người dân nghèo thì vất vả, cực nhọc, kiếm từng

miếng ăn. Ta còn bắt gặp các thành ngữ khác: vô công rồi nghề “Người vô

công rồi nghề, người thất nghiệp đâu cũng nhan nhản” [10;48]; dẹp đét như

mặt mũi “Một luồng nước ào ào trên trần nhà xuống, như đi giữa đường gặp mưa xối xả tối tăm mặt mũi” [6; 665]; phúc bẩy mươi đời ‟Suốt ngày đường, xẩm tối mới tới bệnh viện Thuận Châu – phúc bẩy mươi đời, bệnh viện mới được trang bị đồ mổ và bác sĩ chuyên khoa cũng vừa ở Hà Nội lên, chưa đụng đến dao kéo” [8;188]

Điều đáng chú ý hơn cả là trong những trang văn của mình, Tô Hoài vận dụng dày đặc và rất chính xác, dễ hiểu những từ ngữ của Truyện Kiều: ‟Dì Bảy sang bên vùng Bắc gọi hồn cái Hồ mấy lần. Thỉnh thoảng u tôi nói rằng:

"Độ đầu năm, mở quẻ Kiều có hai câu: Thiếp như hoa đã lìa cành, Chàng như

con bướm liệng vành mà chơi. Nghiệm quá... ới con ơi a…Lại khóc” [6;76].

Cách viết rất tinh tế khi vận dụng câu Kiều vừa cho thấy sự sâu sắc của tác giả. Vừa diễn tả số phận ngắn ngủi không may của của đứa em gái bạc mệnh "Thoắt gãy cành thiên hương”. Vừa cho thấy sức lan toả của bói Kiều trong tín ngưỡng dân gian. Hay vừa có thể cho thấy nỗi đau tiếc không nguôi trong lòng người mẹ mất con, nỗi đau ám ảnh tới mức người mẹ đã cảm nhận được sự đoản mệnh ở mức dự cảm qua câu Kiều. Trên hết vẫn là tình thương của tác giả bàng bạc trên câu chữ. Chúng tôi có thể khẳng định đây là thứ ngôn ngữ tâm hồn của Tô Hoài. Nó được chiết lọc từ kiến thức văn hóa, văn học và thăng hoa trong cảm xúc của ông.

Bằng ngôn ngữ của tâm hồn ấy Tô Hoài đã diễn tả rất tinh tế nỗi lòng của người mẹ và tấm lòng thấu hiểu của mọi người, xung quanh việc đặt tên cho em gái là Ngó. Bởi người cha do hoàn cảnh phải đi xa kiếm việc. Biền biệt thời gian rất ít về đã để lại nỗi chờ đợi khắc khoải của người vợ trẻ và nỗi chờ mong của gia đình, đúng thật là: ‟Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Câu Kiều của Nguyễn Du đã trở thành đắc dụng trong trường hợp này: "Cuối năm ấy, tôi ở Kẻ Chợ về nhà được mấy ngày, u tôi ở cữ em gái tôi. Đi đẻ trên nhà thương Cáo, suýt đẻ rơi nhưng không dám viết thư vào Sài Gòn kể với thày tôi thế.

Ông tôi đặt tên nó là cái Ngó, Sen ngó, đào tơ… mà" [6;110]. Cách viết khi

vận dụng câu Kiều cho thấy sự sâu sắc của tác giả với vốn hiểu biết văn học dân tộc sâu rộng và sự vận dụng tài tình đã làm giàu và đẹp thêm kho từ vựng vốn rất phong phú của Tô Hoài.

Cách vận dụng Truyện Kiều có cả trong miêu tả nhân vật, hình ảnh người cha trong đôi mắt của trẻ thơ thật đẹp, khi người cha xuất hiện dường như một vùng tỏa sáng như chàng Kim Trọng xưa: ‟Thày tôi đến làng u tôi với phong dạng chàng Kim Trọng du xuân trong truyện Thuý Kiều. Người ăn vận chững chưa bao giờ trai làng ở đây chững đến thế. Đầu đội nón dứa chóp bạc. Mắt đeo kính rợp. Áo sa bóng nuột, nổi cái thắt lưng điều đỏ hoe, dài loè xoè thò chấm vạt áo trước. Cái quần là hộp, đôi giầy Chí Long bóng nhoáng. Tay dắt chiếc xe đạp nhẹ nhàng. Cùng với điệu bộ trang nhã, thêm cái danh làm việc Tây ngoài Kẻ Chợ, ôi thôi nhất làng rồi” [6;36]. Nhưng với cái nhìn hiện tại đã trưởng thành thì dường như Tô Hoài đang dùng thủ pháp "tôn cao hạ bệ", khi chêm xen vào câu: "Không bao giờ tôi được biết những thứ sang trọng ấy thày tôi đã đi mượn hay thuê của nhà cầm đồ Vạn Bảo". Tạo nên sự hài hước, dí dỏm rất dễ gặp trong văn phong Tô Hoài làm nên những trang văn sinh động, thành nét riêng trong phong cách của ông. Quả đúng thật Tô Hoài đã để lại dấu ấn riêng trên từng trang viết.

Như vậy từ ngữ thông tục và những thành ngữ đã được Tô Hoài sử dụng rất linh hoạt và khéo léo tạo sắc thái gần gũi, bình dị trên từng trang sách của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký về hà nội của tô hoài (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)