1.3.1 .Mứt đông
1.4. Nghiên cứu trong và ngoài nước
- Nghiên cứu ngoài nước:
Năm 2002, Wong và cộng sự đã nghiên cứu về: Các đặc điểm hóa lý của đài hoa Atiso đỏ, “Physio-chemical charateristics of roselle (Hibiscus sabdariffa)” và thu được kết quả là xác định và định lượng các chất chống oxy hóa tự nhiên hiệu quả nhất về mặt sinh học có trong atiso đỏ. Axit ascorbic, B-carotene và lycopene, được tách, xác định và định lượng bằng HPLC[27].
H.A. Wahabi và cộng sự (2010), đã nghiên cứu hiệu quả của atiso đỏ trong việc điều trị tăng huyết áp. Nghiên cứu đã xem xét bằng chứng về tính hiệu quả và an tồn của atiso đỏ trong điều trị tăng huyết áp[23].
Zahra S. Ahmed và cộng sự, đã nghiên cứu về bánh quy bổ sung atiso đỏ có chứa chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu đã tìm ra được việc xử dụng bã atiso đỏ cịn sót lạt sau q trình trích ly để làm nước giải khác để bổ sung vào bánh quy để tăng hương vị và lợi ích cho sức khỏe[31].
V. H. Shruthi và cộng sự (2016), đã nghiên cứu trong hoa atiso đỏ có nguồn Anthocyanins là flavonoid tự nhiên hòa tan trong nước. Thu được kết quả là đây là một chất màu tự nhiên có thể bổ sung làm chất tạo màu trong các sản phẩm dược phẩm[29].
- Nghiên cứu trong nước:
Đặng Thị Yến và cộng sự (2018), đã nghiên cứu quy trình sản xuất trà bụt giấm hịa tan khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian đến sự cô đặc dịch chiết bụt giấm, tỷ lệ phối trộn maltodextrin, nhiệt độ sấy phun, tỷ lệ phối trộn bột bụt giấm, đường, bột hương dâu để tăng hiệu quả trích ly và tạo thành sản phẩm trà bụt giấm hòa tan[16].
Năm 1992, Giáo sư Jnoen (Giám đốc hãng Raublinh Bad Kneumach, CHDC Đức cũ) đưa vào Việt Nam giống cây này với mục đích đưa ra sản phẩm mới là đài quả khô hoặc bột màu chiết xuất từ đài quả, nhưng Việt Nam vẫn chưa chú trọng đến các sản phẩm đó.
Năm 1993, ở Việt Nam nó đã được trồng tại một số vùng của tỉnh Hà Tây (tỉnh Hà Tây cũ bây giờ là Hà Nội). Sở Khoa học và Công nghệ Môi trường đã triển khai 2 đề tài do tỉnh cấp:
1- “Chiết xuất chất màu thiên nhiên từ đài quả atiso đỏ để dùng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm”
2- “Chiết xuất các chất sinh học trong atiso đỏ để làm thuốc chữa bệnh”[38].
Nguyễn Thị Huệ (2012), đã nghiên cứu quy trình sản xuất nước giải khát từ đài hoa bụp giấm, nghiên cứu các quá trình chế biến nhằm đưa ra sản phẩm nước giải khát từ đài hoa Bụp giấm có giá trị dinh dưỡng cao và cảm quan tốt với người tiêu dùng[4].
Đặng Huỳnh Đức và cộng sự (2021), đã nghiên cứu quá trình tạo bột bụp giấm từ đài hoa bụp giấm khô, nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện trích ly hợp chất hịa tan từ bụp giấm, khảo sát các thông số công nghệ ảnh hưởng đến quá trình sấy phun bột bụp giấm[3].