7. Kết cấu của luận văn
2.1. Quá trình vận động thành lập FTAA
2.1.2. Các thành phần, nhóm công tác tham gia xây dựng FTAA
Theo ý tưởng thành lập FTAA, đây là khu vực mậu dịch tự do nối kết các nền kinh tế Tây bán cầu gồm 34 nước trải dài từ Anchorage, Alaska đến Tierra del Fuego, Chile (Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Caribbe, trừ Cuba), cụ thể là: Antigua và Barbuda, Guyana, Argentina, Haiti, Bahamas, Honduras, Barbados, Jaimaica, Belize, Mexico, Bolovia, Nicaragua, Brazil, Panama, Canada, Paraguay, Chile, Peru, Colombia, St.Kitts và Nevis, Costa Rica, St Lucia, Dominica, St Vincent và Granadines, Cộng hoà Dominica, Suriname, Ecuador, Trinidad và Tobago, El Salvador, Uruguay, Geenada, Mỹ, Guatemala, Venezuelạ
Với ý tưởng và mục đích ban đầu nêu trên, Hội nghị thượng đỉnh Miami 1994 đã thỏa thuận ba thành phần chính của tiến trình xây dựng FTAA là:
- Các bộ trưởng thương mại vùng Tây bán cầu - những người triển khai kế hoạch hành động toàn diện cho FTAẠ
- Các bộ trưởng kinh tế thành lập 12 nhóm công tác của FTAA, các nhóm công tác này tập hợp và biên soạn thông tin về thực trạng các quan hệ thương mại ở Tây bán cầụ
- Các phó bộ trưởng thương mại ở Tây bán cầu, những người nối kết các nỗ lực của các nhóm công tác và đưa ra các đề xuất về chính sách với các bộ trưởng thương mạị
Diễn đàn doanh nghiệp cũng thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình thành lập Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ. Các doanh nhân từ khắp Tây bán cầu đã tham gia vào các khoá họp toàn thể và hội thảo và đưa ra đề xuất trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến FTAẠ Các đề xuất về Diễn đàn doanh nghiệp cũng đã được đệ trình để các bộ trưởng thương mại xem xét nhằm làm cho các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng phù hợp với các mục tiêu của khu vực kinh doanh.
12 nhóm công tác (Working group) với nhiệm vụ hình thành và thực thi Hiệp định cũng đã được thoả thuận thành lập. Các nhóm này do Bộ
trưởng kinh tế các nước Tây bán cầu thành lập và được Uỷ ban tay ba FTAA hỗ trợ, bao gồm Ngân hàng liên châu Mỹ IDB, Tổ chức các nước châu Mỹ OAS và Uỷ ban kinh tế Liên hiệp quốc vùng Mỹ Latinh và Caribbe (ECLAC).
Tại hội nghị đầu tiên ở Denver năm 1995, các Bộ trưởng thương mại FTAA đã đưa ra một chương trình công tác ban đầu và thiết lập các nhóm công tác để bắt đầu công việc chuẩn bị trong các lĩnh vực sau: Tiếp cận thị trường; Các thủ tục hải quan và Quy chế xuất xứ; Đầu tư; Các tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật với thương mại; Các biện pháp vệ sinh dịch tễ; Trợ cấp, chống bán phá giá và Thuế đối kháng; và Các nền kinh tế nhỏ. Tại hội nghị Bộ trưởng lần hai tổ chức tại Cartagena, Các Bộ trưởng đã thành lập thêm bốn nhóm công tác mới để giải quyết vấn đề Mua sắm của chính phủ, Quyền sở hữu trí tuệ; Dịch vụ; và Chính sách cạnh tranh. Tại hội nghị lần ba ở Belo Horizonte, Brazil năm 1997, các Bộ trưởng đã thành lập một nhóm công tác cuối cùng về Giải quyết tranh chấp.
Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của 12 nhóm công tác phản ánh một số ưu tiên của Mỹ và các nước Tây bán cầu khác. Chẳng hạn như, có nhóm công tác về quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm của chính phủ là các vấn đề thuộc quan tâm chủ yếu của Mỹ; nhóm công tác về trợ cấp, chống bán phá giá, và thuế đối kháng là các lĩnh vực thuộc quan tâm đặc biệt với Argentine; và nhóm công tác về các nền kinh tế nhỏ là một ưu tiên đối với các nước Caribbẹ Mỹ đứng đầu nhóm công tác về mua sắm của chính phủ. Theo các quan chức chính phủ, cũng có một số vấn đề thuộc quan tâm đặc biệt của Mỹ như lao động và môi trường không được đề cập đầy đủ trong bất cứ một nhóm công tác nàọ
12 nhóm công tác này đã tổ chức nhiều cuộc họp ở các địa điểm khác nhau khắp Châu Mỹ. Các nhóm công tác được thành lập để thu thập và chia sẻ thông tin cơ bản về những vấn đề then chốt trong việc chuẩn bị cho các cuộc đàm phán FTAẠ Chương trình công tác của các nhóm công tác này chủ yếu là xem xét các biện pháp liên quan đến thương mại trong mỗi lĩnh vực, mỗi nhóm công tác được các bộ trưởng thương mại hướng dẫn để xem xét các biện
pháp liên quan đến thương mại trong các lĩnh vực tương ứng nhằm xác định các khả năng tiếp cận với các cuộc đàm phán. Các quan chức Mỹ và OAS cho rằng các nhóm công tác là cơ chế thúc đẩy tiến triển trong ưu tiên của các nước tham giạ
Mỗi nhóm công tác đều có nhiệm vụ riêng và phục vụ đắc lực cho quá trình thành lập Khu vực mậu dịch tự do nàỵ
Các nước thuộc khu vực FTAA cũng đã có được nhiều tiến triển trong việc xây dựng cấu trúc cần thiết để tiến hành các cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ tất cả các rào cản trong buôn bán. Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ hai năm 1998 tại Santiago, các Bộ trưởng thương mại đã thành lập 9 nhóm đàm phán để xem xét các vấn đề có liên quan đến tiếp cận thị trường, nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, bảo hộ. Mỗi nhóm đàm phán này đều có nhiệm vụ phản ánh một loạt các mục tiêu và nguyên tắc ban đầu của FTAẠ
Trong việc tổ chức của các cuộc đàm phán thì quyền quyết định cuối cùng thuộc về 34 Nguyên thủ quốc gia các nước FTAẠ Việc giám sát các cuộc đàm phán thuộc trách nhiệm của các Bộ trưởng thương mại, các bộ trưởng thương mại phải gặp nhau ít nhất 18 tháng một lần (lần nữa với Diễn đàn doanh nghiệp châu Mỹ). Giữa các cuộc gặp cấp bộ trưởng, Phó bộ trưởng thương mại cùng kiểm soát, quản lý các cuộc đàm phán hiện thời thông qua TNC, TNC chỉ đạo công việc của 9 nhóm đàm phán và quyết định “cấu trúc tổng thể của hiệp định và các vấn đề về tổ chức”. Các vị trí chủ toạ và phó chủ toạ TNC luân phiên nhau như sau: Canada/Argentine (tháng 5 năm 1998 đến tháng 10 năm 1999), Argentina/Ecuador (tháng 11 năm 1999 đến tháng 4 năm 2001), Ecuador/Chile (tháng 5 năm 2001 đến tháng 11 năm 2002) và Brazil/ Mỹ (đồng chủ toạ, tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004).
Các cuộc đàm phán trọng yếu bắt đầu diễn ra trong phạm vi 9 nhóm đàm phán. Các bộ trưởng thương mại gặp nhau để phê chuẩn và thống nhất các quyết định TNC và để đưa các quyết định đó lên các nguyên thủ quốc giạ
Với việc tất cả 34 nước (cộng với một số khối hiện đang tồn tại) tham gia vào tất cả các vị trí và tuân thủ triệt để nguyên tắc “không có quyết định nào cho đến khi mọi việc được quyết định” (“nothing-decided-until-everything- decided”), tiến trình này vẫn còn rất ngổn ngang.
Tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã kêu gọi thành lập một ban thư ký lâm thời cho các cuộc đàm phán, nhưng họ chỉ cung cấp nguồn tài chính eo hẹp cho cơ quan này, cung cấp trợ giúp về hành chính và hậu cần, chuyển và phiên dịch các dịch vụ và kiểm soát, quản lý các văn bản chính thức.
Theo tuyên bố San Jose, ban thư kí FTAA sẽ được hậu thuẫn bởi các nguồn lực từ Uỷ ban tay ba và nước chủ nhà. Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB), Tổ chức các nước châu Mỹ, Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe của Liên hợp quốc (ECLAC) đã hình thành nên Uỷ ban tay ba nàỵ Uỷ ban này có vai trò rất quan trọng ở giai đoạn chuẩn bị(1994-1997), và tiếp tục đưa ra sự trợ giúp chuyên môn cho các nhóm đàm phán và các nước thành viên (đặc biệt là các nước nhỏ), đồng thời uỷ ban cũng có sự trợ giúp cả về tài chính và chuyên môn cho Ban thư ký.
2.1.3. Quá trình đàm phán hình thành
FTAA được mong đợi là thiết chế đầu tư và thương mại toàn diện nhất thế giớị Một mặt nó sẽ mở rộng cơ chế NAFTA bao gồm tất cả các nước châu Mỹ (trừ Cuba), mặt khác nó sẽ kết hợp chặt chẽ với các quy tắc của WTO, vì thế mở rộng phạm vi FTAA đến nhiều lĩnh vực khác. Và cho đến nay FTAA là một chủ đề chính trong các hội nghị thượng đỉnh của châu Mỹ. Hiệp định này cũng được đưa ra đàm phán trong hàng loạt các cuộc gặp cấp bộ trưởng và dự định được thành lập vào tháng 1 năm 2005 và chính thức hoạt động vào 31 tháng 12 cùng năm. Tiến trình cụ thể của FTAA từ khi ý tưởng này được đưa ra có thể được khái quát qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tiến trình FTAA: Tổng quan
1994
- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần I (tại Miami) - Hội nghị Bộ trưởng Denver
- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ I
1995 - Hội nghị Bộ trưởng Cartagena - Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ II
1996 - Belo Horizonte
- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ III 1997 - Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ IV
1998 - Hội nghị Bộ trưởng San José
- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần II (Santiago)
1999
- I Invitation to Civil Society - Hội nghị Bộ trưởng Toronto
- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ V 2000 - II Invitation to Civil Society
2001
- Hội nghị Bộ trưởng Buenos Aires
- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VI
- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần III (Québec) - III Invitation to Civil Society
- Dự thảo Hiệp định FTAA
2002
- Bắt đầu các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường - Tài liệu về các phương pháp và phương thức đàm phán - Hội nghị Bộ trưởng Quito
- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VII
2003 - Hội nghị Bộ trưởng Miami
- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ lần VIII 2005 - Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần IV
Nguồn: Trích theo SICE - Free Trade of the Americas, www.cicẹoas.org/ftaa-ẹasp.
Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ 1994 mang lại nhiều tham vọng: Lối nói khoa trương đã bị từ bỏ và hội nhập Tây bán cầu có vẻ khả thi hơn. Đây là một sáng kiến về chính sách ngoại giao tham vọng nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ. Kể từ Hội nghị thượng đỉnh lần này, nhiều tiến bộ quan trọng đã đạt được.
Mặc cho các vấn đề kinh tế vĩ mô và các cuộc khủng hoảng chính trị ở một số nước, sáng kiến này vẫn còn có giá trị.
Giai đoạn từ năm 1994 đến 2000: Mỹ đánh mất vai trò tiên phong của mình: Trong suốt sáu năm đầu tiên của FTAA, không có cuộc đàm phán thực sự nào diễn rạ Lý do rất đơn giản là mục tiêu hạn định để hoàn thành hiệp định này còn quá xa, vì thế không nước nào sẵn lòng đưa ra bất cứ đề xuất quan trọng nào, biết trước rằng tất cả các thảo luận thực sự sẽ phải đợi cho đến giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Hơn nữa, các chủ thể quan trọng nhất của FTAA - với các ngoại lệ đáng chú ý là Chile và Canada - đã có các ưu tiên khác trong suốt giai đoạn nàỵ
ở nước Mỹ, sau khi phê chuẩn NAFTA và kết thúc vòng đàm phán Uruguay, chính quyền Bill Clinton đã từ bỏ vai trò lãnh đạo mà nước Mỹ nắm giữ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Gặp phải sự phản đối từ hiệp hội lao động và các khu vực khác của đảng Dân chủ đối với quá trình tự do hoá thương mại hơn nữa đã gây nhiều khó khăn cho chính phủ Mỹ trong việc duy trì động lực này cùng với NAFTẠ Sụp đổ của Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Seatle vào tháng 11 năm 1999 và không có được quyền “đàm phán nhanh” là hai minh chứng điển hình cho các vấn đề mà chính quyền Clinton gặp phải trong lĩnh vực nàỵ
Đối với các nước Mercosur, FTAA không phải là một ưu tiên trong suốt những năm 1990. Bốn nước Argentina, Brazil, Paraguay, và Uruguay lại chủ yếu quan tâm đến thách thức đặt ra từ các cuộc khủng chính trị và kinh tế vĩ mô mà họ gặp phải và bởi các quá trình hội nhập khu vực của riêng mình (Khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ Mercosur).
Mexico cũng không có bất cứ động cơ nào để chia sẻ tiếp cận ưu đãi của mình với thị trường Mỹ, nước này đã sử dụng động lực NAFTA để đàm phán rất nhiều hiệp định thương mại tự do, phát triển hệ thống các hiệp ước tham vọng nhất ở Tây bán cầụ Trong khi đó Chile và Canada mặc dù vẫn duy trì cam kết tham gia tiến trình FTAA, thế nhưng họ đã lợi dụng khoảng trống
lãnh đạo của Mỹ để ký các thoản thuận thương mại tự do (FTA) với các đối tác khu vực.
Tuyên bố San Jose 1998 được coi là khuôn khổ cho các cuộc đàm phán FTAA sau nàỵ Tại San Jose, Costa Rica tháng 3 năm 1998, các Bộ trưởng thương mại đã nhắc các nguyên thủ quốc gia rằng các cuộc đàm phán FTAA chính thức khởi động. Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ cấp Tổng thống tại Santiago một tháng sau đó đã thông qua kế hoạch này, và các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu vào tháng 8 năm 1998 tại Miamị Tại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã đưa ra được mục tiêu của các cuộc đàm phán và nguyên tắc để thực hiện các mục tiêu đó.
Giai đoạn từ năm 2001 - 2004: Đây là giai đoạn Mỹ khôi phục vai trò tiên phong của mình đối với quá trình FTAẠ
Khi nhậm chức vào năm 2001, chính quyền Bush đã tiếp tục sáng kiến của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại sau một thời gian gián đoạn. Họ dành nhiều nỗ lực chính trị cần thiết để đạt được quyền đàm phán đặc biệt và đi tiên phong trong phát động vòng đàm phán đa phương Doha mới vào năm 2001.
Trong tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại lần thứ tư trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở San José, Costa Rica, các nước FTAA đã thoả thuận rằng “Việc khởi xướng, tổ chức và kết quả của các cuộc đàm phán FTAA sẽ được coi như bộ phận của một nhiệm vụ duy nhất (single undertaking) bao gồm cả quyền và nghĩa vụ cùng phải thoả thuận Quyền và nghĩa vụ của FTAA sẽ được tất cả các nước chia sẻ ”. Trên thực tế, nguyên tắc “single undertaking” tỏ ra là một trở ngại chính trong các cuộc đàm phán FTAA, vì nguyên tắc này dành quyền phủ quyết trên thực tế cho mỗi bên tham gia bất kể quy mô hay cam kết của họ với sáng kiến này như thế nàọ Nguyên tắc nhiệm vụ duy nhất và quy tắc đồng thuận đều sẽ làm chậm tốc độ tiến triển của các cuộc đàm phán. Chính vì vậy đến hội nghị Bộ trưởng thương mại Miami 2003, nguyên tắc nhiệm vụ duy nhất đã được sửa đổi, các
bộ trưởng nhất trí rằng các nước khác nhau có thể chọn các mức độ cam kết khác nhaụ Hàm ý của nguyên tắc mới này là xoá bỏ quyền phủ quyết mà mỗi nước có theo kế hoạch ban đầụ
Để thay đổi động lực của các cuộc đàm phán và lấy lại vai trò lãnh đạo của mình, nước Mỹ đã bắt đầu khởi động hàng loạt các cuộc đàm phán có tính cạnh tranh. Ngay khi Tổng thống có được quyền đàm phán nhanh vào tháng 8 năm 2002, đại diện thương mại Mỹ đã kết thúc các thoả thuận song phương với Singapore và Chile, và thông báo khởi động các cuộc đàm phán với Australia, Liên minh hải quan Nam Phi, Trung Mỹ, Morocco, Bahrain, và Cộng hoà Dominicạ Sau đó, tại hội nghị bộ trưởng FTAA tại Miami, các cuộc đàm phán FTA giữa Mỹ và Panama, Colombia, Bolivia, Ecuador và Peru đã được thông báọ
Trước khi một chiến lược mới của Mỹ được chấp thuận, các nước Mỹ Latinh và Caribbe đã nhận thức được rằng FTAA không phải cách nhanh nhất hay duy nhất để có được tự do thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, với việc đưa ra chính sách mới đó, điều trở nên rõ ràng là Mỹ không sẵn sàng đợi cho đến khi sáng kiến Tây bán cầu trở thành hiện thực để có được chương trình nghị sự về