7. Kết cấu của luận văn
3.3. Xu hướng, triển vọng và giải pháp cho việc thành lập FTAA
3.3.1. Xu hướng, triển vọng
Triển vọng - xu hướng của các cuộc đàm phán FTAA chủ yếu phụ thuộc vào các vấn đề sau:
- Liệu tăng trưởng kinh tế có đủ để duy trì sự ủng hộ của dân chúng cho cải cách về thương mại và các cải cách khác về kinh tế?
- ý chí chính trị của các quốc gia thương mại hàng đầu đối với việc xây dựng một chế độ tự do mậu dịch mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
- Liệu xung đột về chính trị ở một số nơi có làm xói mòn sự ủng hộ cho các cải cách mới về thương mại - hay tồi tệ hơn là quá tiêu cực vì dẫn đến một làn sóng “các quốc gia thất bại” mà hậu quả là không cho phép họ tham gia trong một hiệp định Tây bán cầủ
- Mỹ cam kết tự do hoá như thế nào đối với hàng rào thương mại vững chắc của họ? Đạo luật về nông nghiệp mới của Mỹ và các hỗ trợ nhập khẩu thép, cùng với các yêu cầu của quốc hội về “tăng cường” các luật chống phá giá của Mỹ, gây ra thái độ hoài nghi ở Mỹ Latinh về thái độ sẵn lòng của các quan chức Mỹ đối với việc mở cửa thị trường của họ đối với các đối tác bên ngoàị
Thực tế cho thấy, hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khiến cho các cuộc đàm phán FTAA đang bị đình trệ, đó là:
- Trong khi nhiều nước Nam Mỹ một thời nhiệt thành ủng hộ FTAA thì suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho các nước lớn như Argentina phải tính đến các hàng rào thương mại để bảo vệ nền kinh tế trong nước và coi đó là cách thức duy nhất để ổn định nền kinh tế. Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao của Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Ngoại trưởng Ngoại giao Mỹ đương nhiệm Colin Powell đã nhắc lại năm 2005 là năm mục tiêu để phê chuẩn FTAA, nhưng cuối cùng mục tiêu đó đã không thực hiện được do nhiều chính phủ ở Mỹ Latinh vẫn bày tỏ những hoài nghi sâu sắc.
- Việc thông qua Quyền đàm phán thương mại đặc biệt của Tổng thống Mỹ (TPA) cho Tổng thống Mỹ năm 2002 đã cho phép các quan chức thương mại Mỹ đặt toàn bộ các hàng rào thương mại của Mỹ trên bàn đàm phán mà không có ngoại lệ. Nhưng cho đến tháng 7 năm 2007, chỉ vài giờ sau khi hiệp định tự do thương mại giữa Mỹ và Hàn Quốc được ký, TPA hết hiệu lực và Quốc hội Mỹ quyết định không gia hạn quyền này cho Tổng thống đương nhiệm G.Bush nữạ Đây cũng được coi là một thách thức lớn cho tiến trình đàm phán FTAẠ
- Khó khăn từ yêu cầu đồng thuận: Tiến trình FTAA đang đứng trước thách thức bởi vì nó đòi hỏi phải có sự đồng thuận. Lợi ích của các nước cụ thể hay các khối đàm phán có thể bị bỏ quạ Chẳng hạn như, Mỹ muốn tính đến cả các điều khoản về quyền lao động và môi trường trong FTAẠ Nhiều nước FTAA đã phản đối gay gắt đề xuất này, nhưng cuối cùng Mỹ cũng đã điều chỉnh với việc thành lập thêm Uỷ ban đại diện các chính phủ về sự tham gia của xã hội dân sự. Để đạt được sự đồng thuận trong một khu vực có trình độ phát triển kinh tế đa dạng như châu Mỹ chắc chắc là một việc không dễ dàng.
- Đối phó với việc thay đổi các điều kiện kinh tế và chính trị: Môi trường kinh tế và chính trị trong nước của các nước tham gia không những tác động đến chính trị nội bộ mà còn có tác động đến các nước tham gia khác.
Chính thử thách về kinh tế và bất ổn về chính trị đã khiến nhiều nước tham gia miễn cưỡng theo đuổi một FTAẠ
- Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Mỹ cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bế tắc của tiến trình đàm phán FTAẠ Đây là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất trên thế giới; 1/3 sản lượng mùa màng là dành cho xuất khẩu, nông nghiệp là ngành duy nhất luôn có thặng dư thương mại của Mỹ. Mỹ luôn lớn tiếng đòi hỏi tự do hơn trong tiếp cận thị trường nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu của mình, trong khi luôn tìm cách nâng rào cản thuế quan và phi thuế quan để ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp. Tổng thống Bush ký một luật tăng trợ cấp cho nông dân Mỹ lên tới 70% hồi tháng 5 năm 2002, trong khi đề xuất cắt giảm bảo hộ mạnh mẽ, tình hình bảo hộ của Mỹ vẫn không thay đổị Như thế có thể thấy rõ ràng là chính sách nông nghiệp của Mỹ chứa những mâu thuẫn nội tại và cần cải cách, nếu Mỹ không nhượng bộ trong vấn đề này thì triển vọng của FTAA vẫn còn nhiều thách thức.
Triển vọng lạc quan
Với những khó khăn nói trên, tất cả các nước tham gia đàm phán đều nhận thấy để đạt được hiệp định này thì cần phải có sự thoả hiệp. Tiến trình đàm phán được xây dựng cẩn thận trong nhiều năm và các nhà thương thuyết cần hiểu các đối tác khác rất rõ. Sự trợ giúp về chuyên môn trong đàm phán thương mại được cung cấp cho các nước yếu kém hơn. Có lẽ quan trọng nhất là hầu như tất cả các nước liên quan đều mong muốn nỗ lực hội nhập Tây bán cầu thành công vì họ thấy được điều đó sẽ có lợi cho các nhu cầu phát triển của đất nước mình.
Tuy cho đến thời điểm này, FTAA chưa được thành lập nhưng triển vọng vẫn tích cực vì:
- Các dấu hiệu phục hồi kinh tế ở Mỹ Latinh, một số tiến bộ trong cuộc đàm phán của Tổ chức thương mại thế giới WTO (vì trong các lĩnh vực như cải cách bảo hộ nông nghiệp thì tiến bộ của các cuộc đàm phán WTO là cần
thiết đối với thành công của các cuộc đàm phán FTAA) và các động thái khác gần đây đã tạo nền tảng cho “sự lạc quan mong manh” về tương lai các cuộc đàm phán Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAẠ
- Một số nước LAC bị tác động bởi các chính phủ hoạt động không hiệu quả và đối mặt với sự phản đối chủ nghĩa dân tuý nhưng các vấn đề cai trị của họ dường như không chuyển thành một cuộc khủng hoảng của “các quốc gia thất bại”. Các chế độ dân chủ vẫn còn yếu kém ở một vài nước LAC, thế nhưng các chế độ cánh tả hay cánh hữu có một số lựa chọn có thể thực hiện được để tiếp tục theo đuổi các cải cách thương mại và đầu tư nếu như các ngành và đội ngũ công nhân của họ sánh kịp với các nhà cạnh tranh toàn cầụ Các chính sách thay thế nhập khẩu đã thất bại trong các thập kỷ qua và thậm chí không thể thực hiện được trong một thế giới của thị trường ngày càng toàn cầu hoá, ngày nay các nước cần phải thích nghi nhanh chóng hơn đối với các động thái thay đổi chóng mặt trong các thị trường toàn cầu, không thay đổi có nghĩa là tụt hậụ Hơn nữa, các nước có nền kinh tế tương đối khép kín như Brazil và Argentina, cần phải nhanh chóng mở rộng xuất khẩu để đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình - và các cuộc đàm phán FTAA, WTO đem lại triển vọng cho việc tiếp cận ngày càng lớn đối với các thị trường lớn nhất thế giớị
- Đại diện của hai nước đồng chủ toạ của FTAA, Mỹ và Brazil, đã gặp nhau vào cuối tháng 2 năm 2005 để bàn về việc mở lại các vòng đàm phán FTAẠ Trong đầu năm 2005 chính phủ Mỹ đã thông báo khả năng sẽ cắt giảm các bảo hộ nông nghiệp - một vấn đề xung đột chính đã làm tê liệt các cuộc đàm phán trước đây giữa Mỹ và Brazil. Động thái mới này sẽ là một động cơ tích cực cho việc xúc tiến thành lập FTAẠ
Chính quyền Bush có một vai trò tích cực trong việc xây dựng sự hậu thuẫn cho FTAẠ Các sáng kiến phát triển thương mại khu vực như Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Chile, ATPDEA, và các cuộc thảo luận về Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Trung Mỹ đang xây dựng các khối sẽ giúp đạt được mục tiêu hoàn thành FTAẠ Tương tự, các chương trình chú trọng đến phát
triển kinh tế, như quan hệ Mỹ - Mexico vì sự thịnh vượng (quan hệ này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các lĩnh vực mà Mexico đang bị tụt hậu) và Kế hoạch Puebla Panama (một sáng kiến được tạo ra bởi Tổng thống Mexico Vicente Fox và các nước Trung Mỹ) với mục đích hợp tác cùng giải quyết các vấn đề về cơ cấu chiến lược, sẽ đóng góp nhiều cho quá trình nàỵ