Dự báo những nhân tố tác động đến việc hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 59 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ

TUYÊN QUANG HIỆN NAY

3.1. Dự báo những nhân tố tác động đến việc hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang. đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang.

3.1.1. Tác động từ tình hình thế giới

Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đối với các nhà sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến giúp tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy sáng tạo và phát triển của nền công nghiệp trong dài hạn.

Đối với các cơ quan ban hành luật pháp, hành pháp và thiết bị hạ tầng cho phép việc tương tác hai chiều giữa người dân và chính phủ, đồng thời tăng sức mạnh giám sát và lãnh đạo, điều tiết nền kinh tế. Do vậy sẽ tăng cường và đẩy nhanh sự minh bạch và hội nhập.

Tuy nhiên cuộc cách mạng này cũng tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường lao động. Số lượng lao động dư thừa sẽ tăng lên. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra sự sụt giảm thu nhập đối với số đông dân cư tại các nước khi nhu cầu nhân lực trình độ cao tăng đồng thời nhu cầu nhân lực phổ thông giảm mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp sẽ làm sâu sắc hơn bất bình đẳng xã hội, kéo theo hàng loạt những biến động lớn về kinh tế, chính trị.

Các tổ chức công quyền cỏ thể chưa đủ tiềm năng để tiếp nhận các công nghệ mới; hoặc các cơ quan hành pháp gặp khóa khăn trong công tác

tuyển dụng cán bộ quản lý các công nghệ mới một cách toàn diện. Viễn cảnh đó đặt ra thách thức phải đổi mới, cải thiện cơ cấu hoặc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cao với các doanh nghiệp và chính phủ.

Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng người. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu và ngày càng được mở rộng mà mỗi quốc gia dân tộc phải đối mặt.

Về phương diện kinh tế, trước hết, toàn cầu hoá tạo ra một sự thay đổi căn bản trong hoạt động kinh tế của con người, làm thay đổi tính chất và vị trí của thị trường. Nếu như trước đây, thị trường mang tính quốc gia thì hiện nay, thị trường đã mang tính quốc tế. Do quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia nhanh chóng bị cuốn hút và trở thành một bộ phận phụ thuộc của nền kinh tế thế giới hoặc quốc tế.

Về mặt xã hội, những nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu đã và đang mang lại những thay đổi to lớn trong thói quen lao động và lối sống của con người ở tất cả các quốc gia dân tộc. Sự phân hoá giàu ngh o, tệ nạn xã hội và tội phạm mang tính quốc tế, v.v. đang là những vấn đề nổi lên mà không một quốc gia dân tộc nào có thể làm ngơ trước sự lan truyền một cách nhanh chóng và rộng rãi của các rủi ro, thách thức.

Về mặt chính trị, sự hội nhập về kinh tế tăng lên sẽ kéo theo sự hội nhập về chính trị. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, người ta thường nói về sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc càng gia tăng. Có thể nói không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Toàn cầu hoá kinh tế là khía cạnh quan trọng nhất của toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực chính trị và hệ thống chính trị ở các nước.

3.1.2. Tác động từ tình hình trong nước

Ở trong nước, những thành tựu, kinh nghiệm trong thời kỳ đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực mới.

Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trưởng.

Sự suy giảm về tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đã xuất hiện. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục âm mưu chống phá hòng làm suy yếu đất nước và làm thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Suy giảm niềm tin vào Đảng, và chế độ xã hội chủ nghĩa, tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp trong nội bộ Đảng.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay có những mặt tích cực và tiêu cực tác động mạnh mẽ đến hệ thống chính trị nhất là trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế hiện nay.

Diễn biến của tình hình trong nước và quốc tế trên đã tạo cho Việt Nam những thời cơ và không ít thách thức, đặt ra yêu cầu cho sự đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam.

Thứ nhất: Hệ thống chính trị phải hoàn thiện, tạo động lực cho sự phát huy tối đa tiềm năng của đất nước, trong đó có tiềm năng con người. Muốn vậy cần phải hoàn thiện và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để mọi người dân có thể tham gia xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, xây dựng và phát triển đất nước.

Thứ hai: Đảng phải nhạy bén trước tình hình mới, kịp thời đề ra đường lối xây dựng và phát triển đất nước phù hợp.

Thứ ba: Phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển.

Thứ tư: Các tổ chức chính trị - xã hội phải năng động và phát huy tối đa vai trò của mình.

Sự phát triển của Tỉnh Tuyên Quang nói chung cũng như thành phố Tuyên Quang nói riêng cũng đã đặt ra yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện hệ thống chính trị các câp đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế hiện nay. Thành phố Tuyên Quang đang trong quá trình phát triển phấn đấu đưa thành phố trở thành đô thị loại II. Để đạt được mục tiêu đó cần sự cố gắng không ngừng của các tổ chức trong hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang, sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân địa phương phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất ngày càng nâng cao, trang thiết bị phục vụ sản xuất ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới và quá trình hộp nhật kinh tế hiện nay. Vì vậy việc nâng cao chất lượng các tổ chức trong hệ thống chính trị Tuyên Quang là yêu cầu, nhiệm vụ cấp bách.

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển và đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực cũng có tác động đến việc hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị hiện nay.

Trong quá trình đổi mới hiện nay bên cạnh những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã đạt được, có những mặt, những lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém, chưa được đổi mới, cải cách chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế. Việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị còn chậm, chưa tương xứng với trình độ phát triển của kinh tế, xã hội. Thể chế hành chính còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu đã bộc lộ rõ “sức cản” của nó đối với tiến trình phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của cải cách hành chính, trong thời gian qua Đảng đã lãnh đạo việc đổi mới thủ tục hành chính. Trong quá trình cải cách hành chính, yếu tố mang tính quyết định là đội ngũ cán bộ, công chức.

Chính vì vậy Đảng bộ thành phố Tuyên Quang phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng được đội ngũ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông và có phẩm chất đạo đức. Xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Tuyên Quang hiện nay rất cần hội tụ những yếu tố cơ bản như:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức phải có năng lực cao, có trình độ chuyên môn giỏi mới có thể hoàn thành công việc được giao. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng của cán bộ trong mọi thời kỳ. Có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học - công nghệ phát triển, người cán bộ phải có trình độ về công nghệ, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

Thứ hai, cán bộ phải làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân. Công cuộc cải cách hành chính đã được đẩy mạnh từ nhiều năm nay cũng là nhằm mục tiêu này. Lối làm việc tùy tiện, nặng về hành chính, quan liêu, thói cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ tồn tại khá lâu đã làm ảnh hưởng đến uy tín

của Đảng, chính quyền, làm giảm hiệu quả công việc trong các cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, có tính kế hoạch cao, dán nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm là cần thiết.

Thứ ba, người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng. Trong tình hình hiện nay, đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bản lĩnh mà trước hết là bản lĩnh chính trị của người cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh người cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực, những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)