Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đối với phát triển kinh tế, chính trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đối với phát triển kinh tế, chính trị,

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của thành phố.

1.2.1. Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang lãnh đạo đối với phát triển kinh tế phát triển kinh tế

Nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Tuyên Quang là phát triển kinh tế thành phố. Để đạt được mục tiêu đó Đảng bộ thành phố Tuyên Quang có vai trò quyết định nhất trong việc đề ra các chính sách, kế hoạch phù hợp với điều kiện thành phố Tuyên Quang, Chỉ đạo các tổ chức chính quyền trong hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập trung vào các ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đảm bảo thu hút vốn đầu tư trong tỉnh và ngoài tỉnh đầu tư phát triển các công trình đảm bảo nâng cao kết cấu hạ tầng, các ngành, khu công nghiệp đảm bảo nâng cao đời sống của nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang có vai trò chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh theo kế hoạch. Tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức tập hợp, đoàn kết nhân dân thực hiện các chương trình, kế hoạch các mục tiêu kinh tế đã đề ra. Các tổ chức chính trị, xã hội thành phố Tuyên Quang là nòng cốt trong phát huy sức mạnh của nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế, phấn đấu đưa thành phố Tuyên Quang trở thành đô thị loại II trong thời gian tới.

Thành ủy Tuyên Quang có vai trò đề ra các phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu đổi mới tổ chức, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững; khơi gợi mọi tiềm năng, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Chính quyền từ thành phố đến cơ sở có vai trò tổ chức thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng, quản lý, phát triển đô thị; phát triển du lịch trở thành trung tâm trong các ngành dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

1.2.2. Vai trò của hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đối với đời sống chính trị đời sống chính trị

Hệ thống chính trị của thành phố Tuyên Quang có vai trò quan trọng trong xây dựng đời sống chính trị thành phố thể hiện qua việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của nhân dân thành phố trong thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Nhờ vậy, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền các cấp đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng trên địa bàn, tạo niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ thành phố trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Với mục tiêu xây dựng thành phố Tuyên Quang trở thành đô thị loại II vào năm 2020, Đảng bộ thành phố đã lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể triển khai thực hiện hiệu quả đề án xây dựng thành phố Tuyên Quang xanh, sạch đẹp gắn với phong trào xây dựng tuyến phố văn minh, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Các đoàn thể các cấp trên địa bàn đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt các các phong trào gắn với những phong trào, hoạt động cụ thể của tổ chức mình. Cụ thể, các chi hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên ở các xã, phường đã xây dựng được hàng trăm tuyến phố tự quản, xanh sạch, đẹp, góp phần xây dựng đô thị văn minh; nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp tiền của, công lao động xây dựng hàng chục nhà văn hóa, sân chơi thể thao, tổng số tiền lên đến hàng tỷ đồng…

Với sự vào cuộc tích cực, sự tuyên truyền, vận động hiệu quả của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các phong trào, hoạt động trên địa bàn thành phố đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Qua đó, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, phát huy được tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

1.2.3. Trách nhiệm của hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đối với đời sống văn hóa, xã hội

Sự phát triển văn hóa, xã hội là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình phát thành phố Tuyên Quang.

Việc tổ chức các sự kiện văn hóa, xã hội của thành phố Tuyên Quang luôn được Đảng bộ thành phố Tuyên Quang quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác điều hành các lễ hội trong tỉnh cũng như trong khu vực miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó là vai trò quan trọng của các tổ chức trong hệ thống chính trị nhất là các tổ chức chính trị, xã hội đã đóng góp một phần không nhỏ để phát huy các lễ hội văn hóa phục vụ cho du lịch thành phố Tuyên Quang.

Với sức hấp dẫn của Lễ hội Thành Tuyên, du lịch tâm linh, thành phố đã thu hút 394.000 lượt du khách. Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt 19/19 tiêu chí.

Đảng bộ thành phố Tuyên Quang đã ban hành các kế hoạch phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội thành phố Tuyên Quang. Chỉ đạo chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các nhiệm vụ được giao, vận động các hội viên tham gia phát huy các truyền thống văn hóa của các dân tộc trong địa phương.

Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đã góp phần xây dựng thành phố Tuyên Quang thành trung tâm văn hóa, xã hội của tỉnh; xây dựng khu dịch vụ và vệ sinh môi trường, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 của luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang; làm rõ vai trò của hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang đối với phát triển kinh tế, đời sống chính trị và đời sống văn hóa, xã hội ở địa phương.

Giai đoạn 2011 - 2016, trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ cũng như đặc điểm, tình hình của địa phương, Đảng bộ thành phố Tuyên Quang đã đổi mới toàn diện, mạnh mẽ hơn công tác lãnh đạo và chỉ đạo việc hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Đổi mới đồng bộ giữa các khâu, các bước trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng tốt số cán bộ hiện có với thực hiện đồng bộ các giải pháp để đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung số cán bộ mới.

Hệ thống chính trị thành phố Tuyên Quang có vai trò rất lớn trong việc định ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố Tuyên Quang đã phát huy hết vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị tham gia thực hiện các nhiệm vụ. Vai trò nòng cốt của các tổ chức chính trị, xã hội đã phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, phát triển các bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương. Nâng cao nhận thức và đời sống nhân dân góp phần thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thành phố Tuyên Quang ngày càng phát triển.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Khái quát về thành phố Tuyên Quang

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Tuyên Quang nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách thành phố Hà Nội 165km về phía Nam theo Quốc lộ 2, cách thành phố Thái Nguyên 86km về phía Đông theo Quốc lộ 37, cách thành phố Yên Bái 60km về phía Tây theo Quốc lộ 37. Địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang:

Phía Bắc giáp xã Tân Long, Trung Môn, Phú Thịnh, huyện Yên Sơn. Phía Nam giáp xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn. Phía Đông giáp xã Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương; xã Tiến Bộ, thị trấn Tân Bình, huyện Yên Sơn.

Phía Tây giáp xã Nhữ Hán, Hoàng Khai, Kim Phú, huyện Yên Sơn. Tọa độ địa lý: từ 21047’ đến 2105’ vĩ độ Bắc; từ 105o 11’ đến 105o 17’ kinh độ Đông.

Thành phố Tuyên Quang có dòng sông Lô chảy qua trung tâm hình thành đô thị hai bên bờ sông góp phần tạo cảnh quan, giữ gìn môi trường sinh thái. Thành phố Tuyên Quang có Quốc lộ 2, Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C và trong thời gian tới sẽ có thêm những tuyến đường giao thông huyết mạch của cả nước đi qua như đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc nối với tuyến cao tốc Hải Phòng - Côn Minh… và tuyến đường sông chạy qua. Vì vậy thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh.

Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu của vùng núi Bắc Bộ, một năm chia thành 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,00

C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600mm, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9. Độ ẩm trung bình 84%.

Phía tây thành phố là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng tập trung chủ yếu ở các phường Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang và xã An Tường. Có dòng sông Lô chảy qua thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp. Vùng đồi núi tập trung ở các xã, phường, Nông Tiến, Tràng Đà, An Khang, Thái Long, Đội Cấn, Lưỡng Vượng. Hệ thống đồi núi ở thành phố chủ yếu là đồi núi thấp có hình bát úp, có trữ lượng lớn về đá vôi. Thuận lợi cho việc phát triển về lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng.

Thành phố Tuyên Quang có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, trong đó các loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu vực có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Tuyên Quang đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ địa phương. Bên cạnh đó điều kiện tự nhiên cũng có những khó khăn trong quá trình phát triển các lĩnh vực ở Thành phố Tuyên Quang. Như vị trí địa lý chủ yếu là đồi núi cũng gây khó khăn trong giao lưu giữa các xã, phường, thôn bản; lượng mưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn.

2.1.2. Về xã hội, văn hóa

Thành phố Tuyên Quang gồm 7 phường, 6 xã miền núi thuộc khu vực I, 115.241 người với 28.483 hộ với 95.675 khẩu, 19 dân tộc sinh gồm: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Hoa, Mông...(trong đó dân tộc Kinh có 81.358 người chiếm 85% với 24.730 hộ; dân tộc thiểu số 14.317 người chiếm 15% với 3.753 hộ gia đình).

Thành phố Tuyên Quang là trung tâm hội tụ văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số trong vùng, là nơi giao lưu hội nhập với nền văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo nên một nền văn hóa phong phú, đa dạng. Văn hóa tinh thần của các dân tộc với nhiều thể loại truyện cổ tích, thơ, ca dao, tục ngữ... Mỗi dân tộc có tiếng nói, trang phục riêng, những phong tục tập quán riêng trong việc cưới, tang, thờ cúng, lễ hội...

Về lễ hội, có nhiều sắc thái văn hóa rất đặc trưng và đa dạng như lễ hội đua thuyền trên sông Lô; Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La; Lễ hội đường phố được tổ chức vào dịp rằm Trung thu với hàng trăm mô hình đ n lung linh, độc đáo do nhân dân trên địa bàn thành phố thực hiện được diễu khắp các ngả đường của thành phố, tạo nên nét đặc sắc, thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham gia. Các hoạt động văn hóa, lễ hội truyền thống chất lượng được nâng cao (Đêm hội Thành Tuyên đã được nhân dân cả nước biết đến và được nâng cấp thành lễ hội cấp tỉnh); đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được đẩy mạnh.

Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư, phát triển hài hòa hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Bên cạnh những thuận lợi thì văn hóa, xã hội thành phố Tuyên Quang cũng có những khó khăn nhất là các dân tộc sống không tập trung, mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng không đồng nhất, điều đó cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Các nét văn hóa và bản sắc của một số dân tộc dần dần bị mai một do tác động của quá trình đổi mới.

2.1.3. Về kinh tế

Trong những năm 2011- 2016 điều kiện kinh tế bình quân của thành phố đạt trên 17%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp

(dịch vụ, thương mại 52,64%, công nghiệp và xây dựng 43,39%, nông, lâm nghiệp 3,97%). Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 18,57%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 12,22%.

Thu ngân sách trên địa bàn hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, tăng bình quân trên 11,97%/năm. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 46,18 triệu đồng/người/năm.

Nông, lâm nghiệp tiếp tục có bước chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó thành tựu nổi bật nhất là đưa một số giống cây, con mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh.

Thành phố Tuyên Quang đã chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế về thương mại, du lịch, dịch vụ, huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, phát triển mạng lưới giao thông; xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường theo quy hoạch; một số công trình trọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Nhà văn hóa Trung tâm thành phố, Đại lộ Tân Trào, đường Minh Thanh, công viên Hồ Tân Quang, hệ thống chiếu sáng đường phố, cây xanh... góp phần thay đổi diện mạo đô thị. Một số dự án trọng điểm đã và đang triển khai thực hiện như: Tập đoàn Vingroup với dự án Trung tâm thương mại và nhà phố tại phường Phan Thiết; Tập đoàn Khách

sạn Mường Thanh với dự án Khách sạn Mường Thanh Tuyên Quang; Doanh nghiệp tư nhân Hòa Thu với khách sạn 18 tầng Royal Tuyên Quang... Đặc biệt, hiện nay tỉnh đang xúc tiến đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc đoạn Tuyên Quang - Phú Thọ nối đường cao tốc Lào Cai - Hải Phòng kết nối thành phố Tuyên Quang với các trung tâm kinh tế, các tỉnh, thành phố, tạo thuận lợi để thành phố Tuyên Quang phát triển kinh tế - xã hội.

Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế đã tạo điều kiện cho thành phố Tuyên Quang phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó kinh tế thành phố Tuyên Quang cũng gặp những khó khăn trong phát triển, một số công trình xây dựng thiếu vốn đầu tư, các ngành công nghiệp, khai thác chế biến khoáng sản còn khó

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện tổ chức và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị Thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)