Xây dựng, khai thác tâm lý nhân vật mang tính chung, tính riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 46 - 56)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Khai thác mâu thuẫn, diễn biến tâm lý để làm đậm tính cách

2.3.1. Xây dựng, khai thác tâm lý nhân vật mang tính chung, tính riêng

và tính logic

Có thể nói, việc lựa chọn nhân vật xét cho cùng là một công việc mà nó bao hàm rất nhiều thứ liên quan với nhau - chọn nhân vật phù hợp để truyền

tải nội dung, chọn số lƣợng nhân vật để đảm bảo thời lƣợng phim, chọn cách dựng sao cho nhân vật trở nên sắc nét,…

Bởi vì, trong các thủ pháp xây dựng nhân vật, một điều quan trọng là phải xác định rõ tính cách của nhân vật phản diện dễ mến, nhƣng không đƣợc xây dựng tính cách nhân vật này giống với tính cách của nhân vật chính. Trái lại họ có thể có cùng chung mục đích. Trong đời sống thực, những ngƣời tính tình trái ngƣợc nhau thƣờng mâu thuẫn, cản trở nhau cho đến khi không thể ở gần nhau đƣợc nữa. Trong điện ảnh, những ngƣời tính tình trái ngƣợc nhau cũng có va chạm, nhƣng kết cục thƣờng là có tình cảm mặn nồng với nhau ở cuối phim.

Khi xây dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm phim truyện điện ảnh, nếu đạo diễn chỉ miêu tả những đặc tính phổ biến của nhiều con ngƣời cùng loại nhƣng thể hiện một cách yếu ớt những nét cá tính độc đáo, thì tính cách sẽ mờ nhạt, không đủ sức sống, sức truyền cảm để trở thành điển hình. Nhân vật trong tác phẩm phim truyện điện ảnh vừa là những ngƣời “xa lạ” nhƣng lại “vô cùng quen biết” đối với khán giả, là sự kết tinh cao nhất của năng lực sáng tạo và ý đồ nghệ thuật của các nhà làm phim. Bởi vậy, tính cách nhân vật trong tác phẩm phim truyện điện ảnh phải bao gồm tính chung, tính riêng và tính logic. Tùy theo sở trƣờng và phong cách của từng nhà làm phim mà các đặc điểm này của nhân vật trung tâm ở mỗi tác phẩm cụ thể đƣợc biểu hiện khác nhau, trong đó, tính riêng (tính cụ thể hay tính cá biệt) của tính cách là tập hợp những nét bền vững và độc đáo, làm cho nhân vật đƣợc phân biệt rõ ràng với những tính cách khác về hình thể, tính tình, tâm lý, phƣơng thức hành động... Tính chất cá biệt của các trạng thái tâm lý là quan trọng nhất vì nó quyết định bản sắc cá nhân của tính cách nhân vật.

Xây dựng nhân vật thƣờng đặt trong các mâu thuẫn. Mâu thuẫn có thể tồn tại trong các mối quan hệ nhân vật, cũng có thể trong nội tại chính nhân

vật đó. Trong một tác phẩm điện ảnh, chính mâu thuẫn đã thúc đẩy nhân vật hành động. Các nhà làm phim đã lựa chọn những mâu thuẫn để khi đặt nhân vật vào, cốt truyện hiện ra một cách sắc nét và sinh động, mạch lạc và rõ ràng. Có mâu thuẫn lớn và mâu thuẫn nhỏ, mâu thuẫn chính và mâu thuẫn phụ cùng trong một tác phẩm phim truyện điện ảnh.

Theo nguyên lý sáng tác đó, việc khai thác mâu thuẫn, diễn biến tâm lý để làm đậm tính cách nhân vật trong các phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng đã cho thấy những tìm tòi, sáng tạo riêng.

Trong phim Sống trong sợ hãi, nhân vật Hai Dân vốn là một cán bộ cấp cao của huyện, phải lòng một cô cán bộ xã tên Uyên. Tuy nhiên, ở đoạn kết, Uyên lấy chồng và sinh con, nhƣng ngƣời chồng của cô lại không phải là cánbộ Hai Dân. Nếu theo thông lệ của nhiều phim truyện điện ảnh Việt Nam, sẽ có một cái kết “có hậu” (happy ending) cho Hai Dân và Uyên; nhƣng Bùi Thạc Chuyên đã phá cách, tạo nên một kết cục mới hơn cho phim. Vì thế, cái kết của mối quan hệ tình cảm Hai Dân - Uyên đó đã không tuân theo một nguyên mẫu nào có sẵn, và thoát ra đƣợc một cái kết happy ending nhƣng khá nhàm chán thƣờng thấy trong những phim Việt Nam khác, từ đó tạo nên những mối quan hệ và các nhân vật cũng khác các nhân vật có tính truyền thống thƣờng thấy trong các bộ phim truyện khác.

Đặc biệt, việc thể hiện tâm lý nhân vật chính là Tải (diễn viên Trần Hữu Phúc) trong Sống trong sợ hãi cũng cho thấy sự tìm tòi, sáng tạo của Bùi Thạc Chuyên trong việc khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật thông qua một quá trình đầy đặn với diễn biến, trình tự, lớp lang mang cả tính chung, tính riêng cũng như mang tính logic:

1. Sống thác tâm lý: Đó là tâm lý giữa sự sống - cái chết của Tải, một con ngƣời mang đầy mặc cảm trở về sau cuộc chiến tranh, không nghề nghiệp, không ruộng đất, phải đối mặt với cơm áo gạo tiền để nuôi vợ, không

phải một mà tới hai bà, cùng ba đứa con tuổi còn chập chững. Không phải đến khi con bò chết vì giẫm phải mìn Tải mới nhìn thấy mối nguy hiểm rình rập xung quanh anh, mà ngay từ khi cùng ngƣời bạn thân là Năm Đực đào trái mìn đầu tiên, Tải đã hiểu rất rõ điều đó. Không biết bao nhiêu lần anh đã “chết lâm sàng” khi may mắn nhờ những quả mìn lép. Nhƣng ngay cả khi sự sống trở nên rất mong manh, cả khi thấy tim mình nhƣ ngừng đập vì chứng kiến cái chết từ cƣa bom của Năm Đực, Tải vẫn buộc phải đi ra bãi mìn một cách bất khả kháng.

2. Giới tính tâm lý: Đó là tâm lý của tâm thế ngƣời chồng đa thê, khi hạnh phúc của Tải là có hai ngƣời đàn bà, nhƣng bi kịch của Tải cũng bắt nguồn từ hai ngƣời đàn bà ấy. Hạnh phúc: chuyện phòng the khi đêm về với hai ngƣời đàn bà, tình cảm cha con với ba đứa con. Bi kịch: Áp lực phải có tiền chu cấp cho cuộc sống của hai ngƣời vợ và ba đứa con. Cả hai yếu tố vừa hữu cơ vừa thống nhất trong đối lập này đã khiến Tải phải “liều mình nhƣ

chẳng có” để đi cắt trộm dây thép gai và sau đó là đào mìn bán phế liệu. Đó cũng là sự ức chế của tâm lý bất khả kháng, trong mẫu thuẫn tâm lý dồn nén, dồn ép...

3. Không gian tâm lý: Tâm lý của một ngƣời đàn ông bình thƣờng

buộc phải mƣu sinh trƣớc / trong / với môi trƣờng sống khốc liệt, đầy chết chóc: Bởi bãi mìn vừa là hiện tại vừa là tƣơng lai của Tải, là nơi anh có thể tạo dựng cơ nghiệp cũng nhƣ tạo dựng hy vọng từ mảnh đất này. Mỗi trái mìn đƣợc gỡ lên là một lần Tải ý thức đƣợc mình còn sống, là thêm một ngày khao khát bên vợ để sáng mai lại ra bãi mìn, khi chƣa biết không biết sống chết ra sao.

4. Thời gian tâm lý: Tâm lý này diễn ra bằng chiều dài của bộ phim,

cũng là chiều dài đẵng đẵng của sự chờ đợi, không chỉ cuat Tải mà còn của những ngƣời thaan của anh. Nói cách khác, nó đƣợc tính bằng quá trình sinh

nở “chín tháng mƣời ngày” của ngƣời phụ nữ, từ những ngày Tải trở về và bắt đầu “nghề đào mìn” trong nỗi sợ hãi hằng ngày cho đến khi mảnh đất đầy mìn năm nào đã trở thành một vƣờn rau xanh, rồi mở ra là cảnh cánh đồng bát ngát màu xanh cuối phim (một happy ending và kết mở khá giống và làm liên

tƣởng tới cánh đồng bát ngát màu vàng trong kết phim Cánh đồng bất tận)...

5. Mâu thuẫn tâm lý: Giữa muốn và không muốn, có thể và không thể, chủ quan và khách quan (đi ra bãi mìn); giữa bảo vệ mình và bảo vệ, ngăn ngừa cho bạn (chứng kiến cái chết từ cƣa bom của Năm Đực với tâm thế bất khả kháng); giữa tình cảm yêu thƣơng vợ chồng và nghĩa vụ, chức năng ngƣời đàn ông (chuyện phòng the khi đêm về với hai ngƣời vợ); giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai (câu chuyện với tâm thế mặc cảm khi còn là ngƣời lính bên kia chiến tuyến, cuộc sống bất định hôm nay và chƣa thể nói trƣớc điều gì về ngày mai)…

Tƣơng tự, trong bộ phim Những đứa con của làng, đạo diễn Nguyễn Đức Việt đã có những tìm tòi trong việc xây dựng, khai thác tâm lý nhân vật. Theo cách đó, những chuyển biến về suy nghĩ và hành động của đa số các nhân vật đều có quá trình chuẩn bị để sự thay đổi đƣợc phù hợp với tính cách nhân vật và logic của câu chuyện.

Chẳng hạn, ông Thập (diễn viên Trung Anh) từ một con ngƣời bảo thủ, hà khắc nhƣng sau khi trải qua nhiều biến cố và trƣớc sự phản đối của Bƣởi (con gái ông, diễn viên Thúy Hằng) và Bè (diễn viên Huy Cƣờng)về cách đối xử với Đông (diễn viên Trần Bảo Sơn) đã khiến ông phải suy nghĩ lại. Ngoài ra, để hóa giải mối thù hận trong lòng ông Thập, các nhà làm phim đã sử dụng một thủ pháp tâm linh, đó là những giấc mơ. Những con ngƣời bị sát hại năm xƣa đã hiện về trong giấc mơ và nói với ông Thập: “Hãy tha thứ tội ác mà ông xã trƣởng đã gây ra cho làng; ngƣời chết thì cũng đã chết rồi, dẫu có thù hận cũng chẳng thể làm họ sống lại”. Giấc mơ của ông Thập còn cho chúng ta

thấy một điều khác, ẩn sau cái vẻ ngoài bảo thủ và khắc khổ của con ngƣời này là một tâm hồn vị tha nhƣng bởi nỗi đau lớn từ quá khứ khiến ông không thể dễ dàng tha thứ cho bố của Đông.

Mặt khác, trong Những đứa con của làng, việc xây dựng, khai thác tâm lý nhân vật cũng đƣợc thể hiện trong mối quan hệ của Bƣởi và Bè cũng đƣợc các nhà làm phim xây dựng theo một cách riêng. Sau khi Bƣởi bị tên chủ tịch xã lừa gạt tình cảm và sau khi biết Bƣởi có thai, theo tục lệ của làng, ông Thập đã buộc phải đuổi cô ra sống ở rìa làng. Bè là một chàng trai tốt bụng trong làng rất thƣơng Bƣởi, anh sẵn làng nhận đứa bé làm con nhƣng cô không chấp nhận điều đó. Trải qua gian khó, từ chƣa hiểu đến hiểu nhầm và cuối cùng là nhận chân sự thật, Bƣởi đã nhận ra sự chân thành của Bè dành cho mình và cô đã đón nhận tình cảm của anh…

2.3.2. Khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật

Từ trƣớc đến nay, việc thiếu khai thác chiều sâu tâm lý nhân vật là điểm yếu thƣờng thấy ở nhiều bộ phim Việt, nhƣng trong phim Những đứa con của làng của Nguyễn Đức Việt, tâm lý nhân vật đƣợc triển khai, thể hiện

khá hợp lý. Chẳng hạn:

1. Tâm lý nhân vật qua phản ứng của Bƣởi khi đón nhận tình cảm của Bè hay sự thay đổi trong cách ứng xử của ông Thập với Đông đƣợc xây dựng hợp lý qua những chi tiết đƣợc kết nối mƣợt mà, hợp lý hợp tình.

2. Tâm lý nhân vật qua mối quan hệ Bè - Bƣởi đƣợc diễn ra với trình tự tổng thể khá hợp lý, thể hiện qua nhiều yếu tố, lộ trình:

Qua không gian: từ con thuyền-căn lều-bờ sông- nghĩa trang-căn lều… Từ đất đến nƣớc: từ nhà ra sông.

Từ cao đến thấp: từ cây cầu đến nghĩa trang.

Qua diễn biến tâm lý: từ bẽn lẽn, xấu hổ của sự va chạm, gặp nhau ngẫu nhiên đến dạn dĩ, hồ hởi, bùng nổ khi gặp lại nhau.

Qua thay đổi vị trí:

Đối với Bè: từ chàng ngốc nghếch tới “anh hùng cứu mỹ nhân”; từ chàng trai “mèu mù vớ phải cá rán” tới ngƣời đƣợc yêu thƣơng, trân quý.

Đối với Bƣởi: từ cô gái xinh đẹp nhƣng hồn nhiên của làng Hạ tới việc khó xử của một cô gái giữa “bên tình bên hiếu”.

Qua thay đổi nhận thức, cảm xúc, tình cảm:

Đối với Bƣởi: trải qua nhiều giai đoạn - cung bậc, từ chƣa hiểu đến hiểu nhầm và cuối cùng là nhận chân sự thật, Bƣởi đã đón nhận tình cảm chân thành của Bè dành cho mình.

Không phải ngẫu nhiên mà hệ thống nhân vật trong Những đứa con của làng cũng đƣợc xây dựng tạo hiệu quả cả về nội dung và nghệ thuật. Trong đó, một trong những nhân vật đƣợc xây dựng tạo đƣợc sự ƣa thích nhất là nhân vật Bè, một ngƣời khùng nhƣng tốt bụng, không ăn ốc nhƣng đổ vỏ (tuy rằng motif này không mới), một kiểu dã tràng xe cát, tự cứu mình trƣớc khi trời cứu, là một biểu tƣợng của “cây cầu nối những bờ vui”…

3. Tâm lý nhân vật qua diễn biến tâm lý của ông Thập:

Từ chỗ nhất mực cố chấp không để con trai của tên phản bội năm xƣa đƣợc bƣớc chân về làng thắp hƣơng cho cha mình (cũng nhƣ không để anh này di dời ngôi mộ sang vùng đất khác) - đến việc nhận ra sai lầm của mình khi bao nhiêu năm qua chỉ biết rao giảng mọi ngƣời ôm hận và trả thù ngƣời đã khuất.

Từ bảo thủ, cố chấp - đến bao dung, vị tha.

Từ hận thù, định kiến - đến tha thứ, kết nối sự tha thứ. 4. Tâm lý nhân vật qua diễn biến tâm lý của nhân vật Đông:

Trong số các nhân vật chính, trƣờng hợp nhân vật Đông thuộc loại nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp. Theo đó:

Kiểu nhân vật códiễn biến tâm lý phức tạp nhƣ Đông, trên thực tế đã giúp nhà biên kịch dễ dàng hơn khi viết kịch bản, nhất là trong thể hiện diễn biến tâm lý.

Kiểu phối hợp cặp đôi nhân vật Đông - Bƣởi trong phim Những đứa con của làng (một cặp nhân vật hoàn toàn đối lập) thƣờng hay đƣợc sử dụng

trong các phim hài, phim phiêu lƣu hay phim tình cảm. Theo cách sử dụng nhân vật mang tính thể loại đó, với mục đích và nguyên tắc sáng tạo là để tạo ra các tình huống hài hƣớc, nhƣng đồng thời cũng là để tính cách cặp nhân vật đó tiếp tục bộc lộ diễn biến tâm lý và mâu thuẫn tâm lý trong quá trình giao tiếp, ứng xử tiếp theo…

Có thể liên hệ về nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật trong phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng với nhân vật trong phim Cỏ lau của đạo diễn Vƣơng Đức.

Nhân vật chính trong Cỏ lau là Lực - một cán bộ cấp trung đoàn đƣợc phân công trở lại chiến trƣờng xƣa Quảng Trị để tìm hài cốt các liệt sĩ đã tử trận. Trở lại với quê nhà, với nơi đã từng là mùa hè đỏ lửa chôn vùi quá nhiều đồng đội, nhiều ký ức trong Lực ùa về. Trƣớc khi tập kết ra Bắc, Lực cƣới Thai, tuy nhiên chiến tranh rồi chia cắt đã không cho hai ngƣời đƣợc hƣởng hạnh phúc bình yên. Thai cứ chờ, chờ mãi, chờ chỉ để thấy một hy vọng về ngƣời mình yêu, thế nhƣng thứ mà cô nhận đƣợc là một cái xác trên đó có một cái bớt giống của Lực khiến Thai ngỡ đó là xác chồng. Cô tƣởng chết đi sống lại, sau bao mòn mỏi cô cũng đồng ý lấy Quảng. Quảng cũng vì yêu Thai mà chịu đựng, chịu đựng cô với hình bóng không bao giờ phai mờ của Lực trong tâm trí. Chiến tranh kết thúc, Quảng mở một tiệm ảnh. Khi Lực về lại quê nhà, anh đến hiệu ảnh để thăm dò tình hình Thai nhƣng tuyệt nhiên

anh không dám tìm gặp bởi anh cho rằng trong lòng Thai, anh là ngƣời đã chết. Ở đây, Lực gặp lại bố mình nhƣng có vẻ ông đã quá già để nhận ra con trai. Quảng ngờ ngợ nhận ra Lực, Quảng đến tìm anh và yêu cầu Lực hãy để gia đình Quảng bình thƣờng nhƣ nó đã và đang có. Vậy nhƣng cuộc đời không đơn giản nhƣ thế, Thai biết Lực còn sống và quyết đi tìm anh. Trong cuộc tìm kiếm này Lực gặp Huệ (con riêng của Quảng). Huệ có một cuộc sống không suôn sẻ. Mẹ bắt bồ khi bố đi bộ đội rồi bị địch bắt tù. Quảng trở về thì gia đình tan vỡ. May thay, sau khi lấy Thai, Thai rất thƣơng Huệ. Mặc dù vậy, Thai cũng không thay Huệ làm chủ đƣợc cuộc đời mình. Huệ chọn cho mình con đƣờng “phe phẩy”, mặc cho ngƣời đời khinh khi. Cô có ngƣời yêu tên Phi hy sinh ngay trên chiến trƣờng quê hƣơng. Và vô duyên thay, sự hy sinh đó có phần lỗi của Lực - Phó Chính uỷ mặt trận thời ấy. Huệ cùng nhiều thân nhân tử sĩ tìm lên đại bản doanh, nơi Lực và trung đoàn của mình đang tiến hành tìm kiếm hài cốt. Nhìn thấy Huệ, Lực nhƣ thấy linh hồn Phi. Lực cùng linh hồn đã khuất của Phi có một cuộc đối thoại và tháo gỡ đƣợc nhiều khúc mắc trong lòng của những con ngƣời chiến tranh. “Chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)