8. Bố cục của luận văn
3.2. Chọn không gian,bối cảnh phim trong mối quan hệ với tính
cách nhân vật
3.2.1. Xây dựng nhân vật gắn với không gian,bối cảnh miền Trung
Nhân vật chính trong các tác phẩm điện ảnh thƣờng là con ngƣời, mà con ngƣời thì phải có môi trƣờng hoàn cảnh để sinh hoạt, thể hiện hành động tính cách của mình. Con ngƣời sống giữa con ngƣời, nhƣng cũng sống dƣới chiếc tán vĩ đại xanh rợp của cây lá, núi non, biển cả, sông ngòi. Thiên nhiên, bối cảnh, đồ vật trong tác phẩm nhƣ là phông, nền hiện thực mà con ngƣời đƣợc sinh ra trong đó và có quan hệ hết sức chặt chẽ. Miêu tả bối cảnh thiên nhiên không chỉ thể hiện tâm trạng của con ngƣời mà còn đem lại sự thụ hƣởng mỹ cảm dạt dào tƣơi mát của mặt đất và bầu trời, nơi nhân vật nghĩ suy, đi lại, hoạt động. Qua bối cảnh thiên nhiên, ngƣời đọc thấy đƣợc khung cảnh không gian (địa phƣơng, xứ sở, đất nƣớc) và thời gian (tháng, năm, thời đại) mà nhân vật đó sống. Con ngƣời cụ thể sống trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội, thiên nhiên, chịu sự ảnh hƣởng của hoàn cảnh và tác động trở lại đến hoàn cảnh. Sức mạnh của những miêu tả này, khi đƣợc tác giả triển khai đúng mức sẽ tạo ra những ấn tƣợng khó quên, không chỉ ở tính cách của tâm hồn nhân vật mà cả những cảnh sắc do thiên nhiên đem lại.
Trong thực tế sáng tác, một tính cách không thể phát triển tự thân thoát li hoàn cảnh. Tính cách và hoàn cảnh có mối liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời, trong thực tế, khái niệm “hoàn cảnh” bao gồm: địa điểm hoạt động cụ thể của con ngƣời; những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,… của gia đình, địa phƣơng, xã hội, thời đại; những mối quan hệ cụ thể của cá nhân với mọi ngƣời, với cuộc sống xung quanh. Nếu hoàn cảnh chỉ mang tính khái quát thì nó dễ trở nên chung chung trừu tƣợng và các tính cách hoạt động trong đó sẽ mất đi tính xác thực, sinh động cần phải có của chúng. Chính vì thế, cùng với tính khái quát, hoàn cảnh trong tác phẩm phải có tính cá biệt. Đó chính là những đặc điểm riêng biệt, độc đáo, những chi tiết cụ thể, sinh động về địa điểm hoạt động và mối quan hệ của những con ngƣời sống trên địa điểm ấy; từ đó, hoàn cảnh trong tác phẩm này sẽ đƣợc phân biệt rõ rệt với hoàn cảnh trong tác phẩm khác, mặc dù có thể chúng cùng miêu tả một phạm vi hiện thực nhất định.
Nếu khảo sát, có thể thấy trong Những đứa con của làng, không gian
phim chuyển sang bối cảnh của 20 năm sau, cũng tại làng quê nghèo ở xã vùng xa Quảng Trị ấy, nỗi đau âm ỉ của ngƣời dân đi qua cuộc chiến còn là vết thƣơng mới nguyên. So sánh với đề tài trong phim Người đàn bà mộng du của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: Chiến tranh đã qua gần 30 năm nhƣng tàn tích vẫn còn hiện hữu trên mảnh đất, đời ngƣời Việt Nam. Những dằn vặt, ám ảnh, khắc khoải về cuộc chiến, về những mất mát vẫn theo suốt cuộc đời những ngƣời đang sống, và đó là một vết thƣơng mãi không lành.
Trong không gian bối cảnh những làng quê miền Trung ấy, những nhân vật của phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng đều là sản phẩm khá chân thực của những ngƣời sáng tạo điện ảnh. Và rồi bằng những tinh tuý đã đƣợc tỉ mỉ cẩn thận lựa chọn, các nhà làm phim bao gồm cả diễn viên đã làm sinh động hoá, hình ảnh hoá những cảm xúc, tâm tƣ, tình cảm và nét đẹp bên
trong tâm hồn của nhân vật bằng những những mâu thuẫn, bằng không gian hoạt động, bằng những mối quan hệ…
Bối cảnh những làng quê miền Trung trong là không gian của sự kiện, là môi trƣờng vật chất để nhân vật hoạt động, bộc lộ bản thân. Nhƣng điều đáng nói là không chỉ đơn thuần chỉ là thực tiễn sinh động nhằm minh họa cho thông điệp đạo diễn cài cắm vào màn ảnh rộng.
Bối cảnh miền Trung mang tính vùng miền đã đƣợc các nhà làm phim khai thác, dàn dựng hiệu quả. Ngƣời ta thấy vẫn Những đứa con của làng là
bối cảnh làng quê, con sông, cây cầu của làng quê Nam Trung bộ tƣơng đối quen thuộc nhƣng bối cảnh trong phim này có vẻ đẹp và sức hấp dẫn riêng. Đó là những bối cảnh không quá cầu kỳ nhƣng hiệu quả…, làm liên tƣởng trong so sánh với các bối cảnh, nhân vật với phim Trái tim bé bỏng, Đời cát, Sống trong sợ hãi, Cát nóng…
3.2.2. Phong cách tối giản trong xây dựng bối cảnh
Theo phong cách tối giản, bối cảnh phim Những đứa con của làng cũng
chỉ trong một hai căn nhà, túp lều, dăm ba ngôi mộ và hai bên bờ sông bị tách rời bởi chiếc cầu đang xây dở. Ít ỏi và đơn giản vậy, nhƣng điều mà Những đứa con của làng để lại là bức thông điệp lớn lao và đầy nhân văn về tình
ngƣời, về sự hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Tiếng súng, bom đạn nổ ầm ào, gà vịt quang quác, ngƣời dân quê tháo chạy hỗn loạn, xác ngƣời chết, máu đổ loang đầy sông... là quang cảnh mở màn cho bộ phim Những đứa con của làng. Hình ảnh quen thuộc thời chiến đƣợc khắc họa đầu phim khiến cho ngƣời xem có thể dấy lên cảm giác về sự không mới dễ bắt gặp ở những phim Việt nói về đề tài chiến tranh. Nhƣng cảnh xung đột đổ máu này kết thúc nhanh. Không gian phim chuyển sang bối cảnh của 20 năm sau, cũng tại làng quê nghèo ở xã vùng xa Quảng Trị ấy, nỗi đau âm ỉ của ngƣời dân đi qua cuộc chiến còn là vết thƣơng mới nguyên.
Dẫn đầu đoàn ngƣời đi đƣa tang là vị trƣởng làng - một ông già đã ngoài 70 tuổi, miệng không ngớt hô vang: “Hai mƣơi tháng sáu sáu lăm (20- 6-1965), làng mình chết hết một trăm linh bốn ngƣời (104 ngƣời)…”. Rồi tiếp đó là cảnh đoàn ngƣời đứng giữa khu nghĩa địa, tay lăm lăm cuốc, rựa, gậy, cây… cứ thế lần lƣợt xếp hàng đập lên một ngôi mộ nhƣ để xả nỗi oán hờn. Nụ cƣời hồn nhiên của cậu bé 8 tuổi khiến ngƣời xem không khỏi chao chát. Hóa ra ngƣời nằm dƣới ngôi mộ ấy là tên trƣởng làng xƣa kia từng dẫn giặc về giết hại ngƣời dân trong làng. Và đoàn ngƣời trong đám tang là những ngƣời may mắn thoát chết cùng con cháu, ngƣời thân của họ. Đám tang chính là ngày giỗ làng, cũng là ngày cả làng kéo nhau ra xả hận lên ngôi mộ của tên trƣởng làng phản bội năm xƣa.
Có thể nói “20 tháng 6, sáu lăm (20/6/1965), làng mình chết hết 104 ngƣời, ai đem máu chảy đầu rơi, cả làng phải nhớ đời đời không quên”, bài vè ông trƣởng làng dẫn đầu đoàn rƣớc giỗ chung cho những ngƣời đã chết đƣợc lặp đi lặp lại suốt con đƣờng làng trong đám rƣớc là đặc trƣng cho bối cảnh miền Trung trong phim. Mối thù dành cho tên xã trƣởng dẫn giặc về càn quét, sát hại dân làng đƣợc mọi ngƣời ở đây khắc cốt ghi tâm, thậm chí cả khi hắn chỉ còn là nắm xƣơng khô dƣới lớp đất đƣợc chôn trong nghĩa trang làng. Cứ thế, câu chuyện phim diễn ra tuần tự theo nhịp điệu sinh hoạt ở vùng quê nghèo, xoay quanh các nhân vật nhƣ: ông Thập - trƣởng làng, anh Bèo, cô Bƣởi, ông chủ tịch xã - con trai ông xã trƣởng làm Việt gian ngày trƣớc.
Có thể so sánh phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng
với phim Đời cát cũng là góc nhìn mới về số phận con ngƣời trong chiến tranh và hậu chiến. Phim Đời cát là một trong những bộ phim đƣợc tôn vinh nhiều nhất trong hàng chục năm trở lại đây xuất phát tự những thành công trên nhiều phƣơng diện: diễn xuất của diễn viên, nghệ thuật dàn cảnh, cách xử lý màu sắc - ánh sáng, những tình huống độc đáo, cách kết thúc bất ngờ...
Song, tất cả những yếu tố đó là phƣơng tiện để đạt đến mục đích lớn nhất của bộ phim: đó là tiếng nói - cái nhìn mới mẻ, xúc động, thấu cận nhân tình về số phận con ngƣời trong và sau chiến tranh. Nhân vật trong phim là những con ngƣời rất nhỏ bé, bình thƣờng; là những cuộc đời trong hàng vạn cuộc đời đã đi qua chiến tranh, nhƣ những hạt cát trong biển cát mênh mông. Nhƣng chính bởi vậy, họ chẳng là ai mà lại là tất cả. Mỗi ngƣời đều phải chịu những thiệt thòi, mất mát khác nhau do hoàn cảnh chiến tranh. Con ngƣời đã bị chiến tranh xô đẩy vào những cảnh huống oái oăm. Đó là những cảnh ngộ rất thực. Song, điều quan trọng mà bộ phim mang lại thái độ, cách nhìn nhận và ứng xử của con ngƣời trong cảnh ngộ trớ trêu ấy. Với bối cảnh của một làng quê nghèo miền Trung và đề tài hậu chiến, Đời cát mở đầu và kết thúc bằng hai cuộc chia ly, đều có hình ảnh những con ngƣời đang gắng gỏi bƣớc lên phía trƣớc, trên những triền cát trắng mênh mang.
Giống nhƣ số phận, hành trình các nhân vật trong Sống trong sợ hãi và
Những đứa con của làng, có thể nói đó cũng chính là hành trình các nhân vật,
nói cách khác là những “đời cát” bé nhỏ đang đi và cần phải đi để vƣợt lên trên những cay cực của số phận do chiến tranh gây ra…
Cách xây dựng nhân vật, cách chọn đề tài, không gian, bối cảnh, cách mở đầu và kết thúc phim cũng nhƣ số phận nhiều nhân vật các phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làngcó nhiều điểm tƣờng đồng với phim Đời cát nói trên.