8. Bố cục của luận văn
3.1. Cách chọn, sử dụng diễn viên
3.1.2. Sử dụng dàn diễn viên phù hợp với các nhân vật
Trong phim Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và
diễn viên còn ở chỗ diễn viên không chuyên nghiệp nhƣng cũng không phải là nghiệp dƣ.
Việc lựa chọn diễn viên là một công việc gây nhiều khó khăn và mất thời gian nhất đối với các nhà làm phim. Diễn viên phù hợp thì không sao nhƣng nếu gặp phải những diễn viên tƣởng hợp vai nhƣng đến khi bấm máy lại có trực trặc thì lại là vấn đề rất lớn. Một là sẽ lại mất thời gian và công sức để tìm một diễn viên thay thế, hai là tiếp tục quay và vừa quay vừa rèn diễn viên. Nhƣng có lẽ cả hai cách đều khiến cho đoàn làm phim mất nhiều thời gian và công sức. Chính vì thế mà việc lựa chọn diễn viên khiến cho các đạo diễn mất nhiều thời gian, những đó cũng là điều thể hiện sự khác biệt cũng nhƣ sự thành bại trong sáng tạo nghệ thuật.
Có thể thấy, đa số các diễn viên trong phim Sống trong sợ hãi của Bùi
Thạc Chuyên là những diễn viên mới, trong đó có diễn viên Trần Hữu Phúc đóng vai nhân vật chính là Tải, hoặc Minh Hiền trong vai bé Lành. Có thể kinh nghiệm diễn xuất vẫn còn chƣa nhiều nhƣng nhìn chung vào bức tranh tổng thể phim thì dễ nhận thấy bàn tay sử dụng diễn viên của đạo diễn rất có nghề thậm chí có dụng ý nghệ thuật rõ ràng. Mỗi nhân vật đƣợc đạo diễn đặt trên vai một nhiệm vụ khác nhau và vì thế họ không chịu bất cứ sự ảnh hƣởng từ diễn xuất quen thuộc của những diễn viên gạo cội nào. Họ diễn bằng chính bản năng và những gì họ có, giống nhƣ những mảnh ghép nhỏ, khi chƣa ghép lại với nhau thì chúng chỉ là những mảnh rời rạc không ý nghĩa, nhƣng khi đƣợc ghép lại đúng vị tri thì những mảnh ghép nhỏ lại tạo ra một bức tranh hoàn thiện với đầy đủ màu sắc và hình dáng của một tác phẩm phim truyện điện ảnh.
Có thể so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Thập với ông bí thƣ Hà trong Thời xa vắng của đạo diễn Hồ Quang Minh, điều đó cho thấymột
cũ cho những vai diễn mới. Những diễn viên cũ, đã quen mặt với cấc khán giả, đặc biệt đã có kinh nghiệm diễn xuất lại đƣợc các đạo diễn đặt vào những vai diễn, với tính cách, số phận khác hẳn. Sự xuất hiện của họ chỉ thoáng qua nhƣng lại đem đến những điểm nhấn nhất định cho tác phẩm. Trong Thời xa vắng, với cảnh ông bí thƣ Hà tập hợp bà con để thông báo quy việc cứu đói
cho bà con khán giả đƣợc thấy lại một loạt những gƣơng mặt rất quen thuộc của màn ảnh Việt Nam.
Sử dụng màu sắc thể hiện bƣớc chuyển biến về tâm lý nhân vật: Tất cả những nhân vật chính diện và phản diện ấy tạo ra một màu vừa sáng vừa tối trong phim Những đứa con của làng. Chƣa kể đến đạo diễn còn sử dụng khá nhiều cảnh đêm, chính điều đó càng làm cho màu sắc của phim trở nên xám hơn, dẫn con ngƣời ta nhƣ đi vào một sự bế tắc, một bƣớc đƣờng cùng vòng vo mà chƣa hề có lối thoát, hay cũng là một cách thể hiện bƣớc chuyển biến về tâm lý không hề đơn giản, một chiều của nhiều nhân vật của bộ phim, trong đó có ông Thập.
Sử diễn viên cũ vào những vai diễn mới: Ngoài ra, sự lựa chọn cho những diễn viên cũ vào những vai diễn mới đôi khi là một sự mạo hiểm nhƣng đôi khi cũng là một quyết định thành công. Trong Những đứa con của làng là diễn viên Trung Anh trong vai ông Thập. Có thể đạo diễn mạo hiểm
bởi vì sự một màu trong diễn xuất sẽ rất khó để các diễn viên cũ có thể có những đột phá mới trong những vai diễn mới, sẽ vẫn chỉ là khuôn mặt ấy, sự biểu cảm ấy và nó sẽ không có tính ấn tƣợng. Thế nhƣng nó cũng sẽ tạo ra một sự thành công mới khi ngƣời đạo diễn biết đặt nhân vật vào đúng vai mà có thể phát huy đƣợc sở trƣờng của diễn viên. Va trƣờng hợp diễn viên Trung Anh đã minh chứng cho điều đó.
Trong Sống trong sợ hãi, Những đứa con của làng, đạo diễn cũng quan tâm đúng mức tới các vai diễn phụ. Trên phim, họ chỉ nói vài lời thoại, xuất
hiện chỉ vài khuôn hình nhƣng những câu thoại của họ lại “đắt”. Khán giả đƣợc đổi không khí khi nhìn các diễn viên đó diễn xuất và nghe những câu thoại mà họ giao tiếp, không còn sự cứng nhắc trong hành động và diễn xuất, mà thay vào đó là những “gam màu” rất cá tính của các diễn viên: ngƣời gay gắt, kẻ lại khúm núm… Những màu sắc ấy nếu để vào phim với nhiều đúp cảnh thì cái ấn tƣợng của khán giả sẽ không đƣợc mạnh bằng khi chỉ xuất hiện có một hay hai cảnh. Đó là một trong những đoạn phim rất hay, tạo đƣợc sự tƣơng phản rất rõ nét trên mọi phƣơng diện của tác phẩm.
Việc lựa chọn cho bộ phim một diễn viên có thể chuyển tải hết tính cách, số phận của nhân vật là rất quan trọng, chỉ một lựa chọn sai cũng có thể khiến bộ phim thất bại. Và trong Những đứa con của làng đạo diễn Nguyễn Đức
Việt đã cho thấy sự lựa chọn của đạo diễn khi đƣa những diễn viên chuyên nghiệp vào những vai diễn phụ là bởi với họ - những ngƣời đã có kinh nghiệm diễn xuất dày dạn thì sự ngây ngô, bỡ ngơ của những diễn viên mới sẽ phù hợp với những vai chính hơn. Điều đó tạo ra sự tƣơng phản rất rõ trong tầng diễn xuất của hai phía diễn viên chính và phụ.
Xem phim Những đứa con của làng của đạo diễn Nguyễn Đức Việt dƣờng nhƣ mọi chuyển động của các diễn viên trở nên linh hoạt và tự nhiên hơn rất nhiều. Đơn giản chỉ là tự bản thân các nhân vật đi vào khuôn hình, sống với chính nhân vật mà mình đảm nhận trong câu chuyện và rồi lại đi ra khỏi bối cảnh một cách tự nhiên nhất. Họ sống với nhân vật nhƣ chính cuộc sống của mình, hóa thân vào nhân vật, đi vào khuôn hình với một thần thái thoải mái nhất. Để có thể làm đƣợc điều đó ngƣời đạo diễn không chỉ có con mắt xanh khi chọn diễn viên, mà còn tạo cho các diễn viên không khí nhƣ thật để họ diễn xuất. Ngoài việc làm việc với diễn viên về những điều phải diễn thì bối cảnh, sự chuyển động nhịp nhàng giữa quay phim với hành động của diễn
viên cũng là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho diễn viên có sự diễn xuất đạt hiệu quả cao nhất.
Chính với nghệ thuật dàn cảnh chuyên nghiệp đã tạo ra sự di chuyển rất linh hoạt của diễn viên và làm thoả mãn con mắt nhìn của ngƣời xem.Bất kì ai làm phim cũng đều hiểu một nguyên tắc căn bản: khi muốn diễn viên đạt đƣợc hiệu quả nghệ thuật trong diễn xuất thì phải tạo ra đƣợc môi trƣờng diễn xuất thật nhất có thể đối với vai diễn mà diễn viên đang thủ vai.
3.1.3. Thể hiện tính cách nhân vật của diễn viên
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại, hấp dẫn hay tẻ nhạt của nhân vật chính là tính cách của nhân vật đó, nói cách khác là cách mà tác giả thể hiện sự sáng tạo hay cái tôi của mình thông qua nhân vật. Nhà triết học nổi tiếng ngƣời Đức Hegel từng nói rằng “tính cách là điểm trung tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”. Do đó, ngƣời diễn viên đƣợc lựa chọn để đảm trách nhân vật trong mỗi bộ phim giữ vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết khâu casting trong phim đƣợc tiến hành rất kĩ càng và công phu. Đôi khi là nhân vật đã đƣợc đạo diễn chủ động tìm một gƣơng mặt phù hợp để mời vào vai, nhƣng cũng có khi phải tuyển chọn cầu kì qua nhiều lần mới có thể tìm đƣợc một đối tƣợng hợp lý. Ngƣời diễn viên bằng khả năng diễn xuất, bằng khả năng phân tích tâm lý nhân vật, bằng cả trái tim và tâm hồn đã mang lại sinh khí cho nhân vật trong phim.
Trong Sống trong sợ hãi, nhiều diễn viên đã thể hiện thành công một hệ thống các nhân vật chính và phụ với nhiều hoàn cảnh, tính cách, số phận…khác nhau.
Diễn viên Trần Hữu Phúc trong vai Tải chia sẻ: “Thực ra trong thâm tâm tôi vẫn nghĩ nhân vật Tải là cái duyên thật thú vị và là hạnh phúc của một diễn viên trên bƣớc đƣờng nghệ thuật của mình. Tôi từng thủ diễn khá nhiều vai phụ trên sân khấu kịch, tham gia hàng chục bộ phim truyền hình nhƣng
bất ngờ nhất là đƣợc đạo diễn Bùi Thạc Chuyên mời vào vai chính bộ phim truyện nhựa của anh. Tôi nhớ khoảng thời gian ấy khi Bùi Thạc Chuyên vào TP.HCM, tôi theo anh làm công tác trợ lý casting (tìm chọn diễn viên). Sau thời gian khá gay go vì tìm không ra ngƣời đóng vai anh chàng Tải, một hôm đạo diễn Bùi Thạc Chuyên bảo đã tìm đƣợc diễn viên phù hợp rồi và nói đó “chính là anh chàng nhỏ con Trần Hữu Phúc”. Tôi ngẩn ngơ, tƣởng anh nói đùa nhƣng Chuyên bảo “chuyện nghiêm túc đấy!”. Vậy là tôi nhập vai”. Và “Giờ đã có 6-7 năm lăn lộn với nghề phim, tôi lại càng “thấm” bài học về cách chọn diễn viên của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Chọn diễn viên thích hợp để khai thác đƣợc thế mạnh của họ trong diễn xuất là phim đã đạt 90% sự thành công” (Yến Ngọc, Đạo diễn Trần Hữu Phúc - Từng bị chê “xấu quá!”, sggp.org.vn, 14/7/2008).
Còn diễn viên Hạnh Thúy (ngoài đời là một ngƣời có khuôn mặt khắc khổ, cách nói chuyện “lành” đến mức gần nhƣ chỉ là bà nội trợ, quanh quẩn chuyện gia đình) đã thể hiện thành công vai Ba Thuận. Diễn viên Hạnh Thúy cũng chia sẻ: “Khi ra diễn, tôi không diễn gì cả mà chỉ làm theo đúng những gì mình cảm, lúc đó nhân vật tự bật ra (tôi không dám dùng từ “hóa thân” vì từ này nghe đẹp quá).
Đặc biệt, diễn viên phụ trong Sống trong sợ hãi đã thể hiện thành công vai diễn của mình, đó là Nguyễn Phƣớc Lai Thị Minh Hiền trong vai bé Lành- con của vợ chồng Tải. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nhận xét về Minh Hiền: “Minh Hiền là một cô bé thông minh, là một diễn viên tuyệt vời. Dù chƣa hề đóng phim nhƣng chỉ sau 10 ngày làm quen, cô bé đã nhƣ một diễn viên thực thụ…”.
Với việc sử dụng Nguyễn Phƣớc Lai Thị Minh Hiền trong vai bé Lành, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã học đƣợc kinh nghiệm trong sử dụng diễn viên
mới, nhƣ Richard L. Bare đã viết trong cuốn Nghệ thuật đạo diễn phim (Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.75):
“Có lúc (đặc biệt là trong phim kinh phí rất thấp), một đạo diễn có thể chọn dùng các diễn viên thiếu kinh nghiệm vì họ trông giống nhƣ các nhân vật nhƣ đƣợc mô tả trong kịch bản. Dƣới đây là mƣời lời khuyên có thể giúp đỡ để chuẩn bị diễn viên vô danh vào vai diễn của mình. Các đạo diễn cần phải:
1. Hãy tin chắc rằng diễn viên hiểu đƣợc vai diễn của mình là để đóng ai và đƣợc hóa trang và phục trang thế nào.
2. Sửa chữa các sai lầm ngay từ đầu.
3. Hãy tin chắc rằng diễn viên hiểu mối quan hệ của mình với các nhân vật khác.
4. Nhắc nhở diễn viên, vai diễn, tuy nhiên nhỏ, song quan trọng cho câu chuyện.
5. Hãy tin chắc rằng diễn viên nghiên cứu những gì các nhân vật khác nói về mình hoặc vai diễn của mình để phát triển một tính cách hoàn chỉnh.
6. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe các diễn viên khác và có phản hồi phù hợp.
7. Tƣ vấn cho diễn viên hãy trở nên tự nhiên và không cố gắng để “hành động”; giải thích rằng các diễn viên nên nói những dòng thoại nhƣ anh ta hoặc cô sẽ trong cuộc sống thực.
8. Giải thích lý do cho lối vào và lối ra ở cảnh và những gì nhân vật suy nghĩ trong khi đi băng qua.
9. Cho biết rằng các diễn viên không đƣợc nống trội các nhân vật chủ chốt bằng cách sử dụng một phần của việc diễn xuất hoặc cử chỉ riêng vào một thời điểm không thích hợp.
10. Hãy tin chắc rằng diễn viên nằm trong nhân vật cho toàn bộ phim ngay cả dù một số ngày quay họ không phải tham gia lên hình.
Và một mẹo cuối cùng, nhƣng lần này là đối với đạo diễn: Trên tất cả, hãy làm cho các diễn viên mới cảm thấy thoải mái. Không có gì có thể ảnh hƣởng đến hiệu suất của một diễn viên căng thẳng lo lắng nhiều hơn là một đạo diễn nóng nảy thần kinh. Khi lỗi xảy ra, đạo diễn không nên hét lên cho mọi ngƣời nghe. Lúc ấy hãy đi đến diễn viên và kiên nhẫn giải thích cảnh phải đƣợc đóng diễn nhƣ thế nào”.
Trong Những đứa con của làng, diễn viên Huy Cƣờng trong vai Bè,
Trung Anh trong vai ông Thập, còn diễn viên Thúy Hằng hóa thân vào cô gái quê tên Bƣởi, riêng diễn viên Trần Bảo Sơn thể hiện một vai khác với tạng của anh là vai vai Đông.Qua việc thể hiện tính cách nhân vật, các diễn viên chính trong phim Những đứa con của làng đã ghi điểm về diễn xuất tốt. Diễn viên Trung Anh hóa thân thành ông già khắc khổ và bảo thủ, và điều đáng nói là Trung Anh đã hóa thân thành công vai ông Thập với sự kết hợp hài hòa hai phần tính cách, mâu thuẫn những bổ sung cho nhau: một ông già khắc khổ, bảo thủ và một ông bố đầy trách nhiệm và tình thƣơng.
Đặc biệt nghệ sĩ Huy Cƣờng (vai Bè) đã để lại nhiều ấn tƣợng đối với khán giả với hình ảnh một anh chàng tốt bụng và có ngoại hình “khác biệt”. Nghệ sĩ Huy Cƣờng có một vai diễn chính diện đƣợc nhận xét là “lột xác” hoàn toàn so với các dạng nhân vật phản diện anh đóng thƣờng xuyên trên màn ảnh nhỏ từ trƣớc đến nay.
Nữ diễn viên trẻ Thúy Hằng (vai Bƣởi) cũng đã vào vai khá tốt. Nữ diễn viên trẻ Thúy Hằng, ngoài đời có vẻ đẹp hiện đại, năng động nhƣng khi vào vai Bƣởi đã lột tả khá thành công hình ảnh cô gái quê đẹp mặn mòi, cả tin, yếu lòng nhƣng yêu thƣơng chân thành. Cô đã diễn đạt nội tâm khá tốt những diễn biến tình cảm giữa “bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”, đồng
thời cũng cho thấy dù yêu thƣơng hết mình vẫn giàu lòng bao dung, cho thấy sự “giận thì giận mà thƣơng thì thƣơng”, với tình cảm rạch ròi, khá đặc trƣng cho tính cách, quan điểm yêu thƣơng, cách bộc lộ tình cảm đặc trƣng của nhiều phụ nữ miền Trung.
Diễn viên Trần Bảo Sơn (vai Đông) vốn là một vai ít đất diễn nhƣng đã thể hiện thành công một nhân vật con trai của một ngƣời cha từng là trƣởng thôn (lý trƣởng) bị hận thù và định kiến nặng nề, nhƣngcũng rất mạnh mẽ đối diện với trắc trở. Trần Bảo Sơn chia sẻ, đây là một vai diễn khó, từ việc hiểu và cảm nhận rõ kịch bản cho đến bối cảnh quay. Có nhiều cảnh anh phải dầmmƣa, hay cảnh anh bị thả rọ ném xuống sông khiến anh rất vất vả. Tuy nhiên, anh cũng rất hài lòng về vai diễn này. Và Trần Bảo Sơn đã cho thấy sự đa năng trong các vai diễn rất khác nhau, bởi vai diễn Đông của Trần Bảo Sơnkhác hẳn với vai nhân vật Hoàng của anh trong phim Đập cánh giữa không trung của đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp.
Về mặt nghề nghiệp, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp đã nhận xét về Trần Bảo Sơn: “Trần Bảo Sơn là một trong số rất ít diễn viên tại Việt Nam mà tôi bỏ công theo dõi rất cẩn thận các vai diễn trên màn ảnh. Tôi rất thích gƣơng mặt, thần thái, và sự đa dạng trong biểu cảm của anh Sơn. Thú thật là tôi không tin lắm vào chuyện anh Sơn hoàn toàn tay ngang, hoàn toàn tình cờ