Thể hiện “cảnh nóng” làm rõ tính cách, đời sống, mối quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 42 - 46)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Cách xây dựng mối quan hệ tam giác, cảnh nóng và lời thoại

2.2.2. Thể hiện “cảnh nóng” làm rõ tính cách, đời sống, mối quan hệ

trải và rời rạc.

2.2.2. Thể hiện “cảnh nóng” làm rõ tính cách, đời sống, mối quan hệ của các nhân vật của các nhân vật

Ngay sau vài phút mở đầu của Sống trong sợ hãi, để mô tả hoàn cảnh, tính cách, số phận, quan hệ, tình cảm của nhân vật Tải và các bà vợ, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã dàn dựng một cảnh làm tình nóng bỏng giữa vợ chồng Tải. Càng về sau, những cảnh nóng này càng xuất hiện dày đặc hơn và táo bạo hơn.

Những cảnh nóng này phần đa đều đƣợc khán giả cũng nhƣ giới chuyên môn đón nhận, một phần do đƣợc thực hiện rất công phu. Cách sử dụng bối cảnh, góc máy, ánh sáng đều thể hiện sự đầu tƣ kỹ lƣỡng của đạo diễn. Điều quan trọng hơn, những cảnh nóng này đã góp phần thể hiện đƣợc nội dung tƣ tƣởng của phim, về cuộc sống, tính cách của những con ngƣời luôn phải đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Nó đƣợc đánh giá là cảnh nóng nhƣng không gợi dục và mang đầy tính nghệ thuật.

So với Những đứa con của làng, phim Sống trong sợ hãi khai thác

nhiều hơn các “cảnh nóng”. Bùi Thạc Chuyên đã thành công khi biến những “cảnh nóng” này thành một phần bình thƣờng của cuộc sống. Trong phim, có bao nhiêu cảnh của những sinh hoạt đời thƣờng, cảnh bữa cơm gia đình, thì

cũng có bấy nhiêu cảnh ân ái của Tải với hai ngƣời vợ của anh. Những cảnh nóng (thực sự) là điều không mới trong điện ảnh, nhƣng đối với điện ảnh Việt Nam, đây vẫn là điều hiếm thấy, và nếu có, thì vẫn hết sức “gƣợng gạo.” Nhƣng trong Sống trong sợ hãi, tình dục là một phần của cuộc sống, điều đó bình thƣờng nhƣ những bữa cơm gia đình, đúng theo quan niệm và sự thể hiện mang rõ phong cách phim tác giả của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Trong Sống trong sợ hãi, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cũng đã cho thấy tính hiệu quả của một thủ pháp trong việc nhấn mạnh rằng tình dục là một phần quan trọng của cuộc sống. Tình dục là nhục cảm, nhƣng cũng chính nó là sức mạnh tinh thần cho Tải trƣớc những lần phải đi vào nguy hiểm và để giải tỏa căng thẳng sau những lần đi gỡ bom mìn về. Tình dục trong Sống

trong sợ hãi là hình ảnh của sự khao khát sống của các nhân vậtachính. Bởi vì

mỗi lần Tải bƣớc vào nhiệm vụ nguy hiểm, là một lần anh phải sống với tất cả bản năng của một con ngƣời, sống và truyền sự sống, mầm sống của mình vào trong thế giới này. Bên cạnh đó, việc Thuận, ngƣời vợ đầu của Tải, luôn bảo vệ Tải mỗi khi anh phải đƣơng đầu với ngƣời anh cách mạng, Hai Dân, với lý do đơn giản là vì Tải thƣơng con. Nhƣng đó có phải là lý do duy nhất và chính yếu không khi nhiều lần trong phim, Tải quay về ngủ với Thuận. Ngƣời xem thấy Tải có khả năng thỏa mãn cả hai ngƣời đàn bà của anh, và họ đều yêu thƣơng anh. Điều đó cho thấy, đối với ngƣời phụ nữ, tình dục, tình yêu thƣơng, là quan trọng hơn cả trong trong cuộc sốn của họ. Đây là một cách nhìn hiện đại của Bùi Thạc Chuyên về vai trò của tình yêu và tình dục trong cuộc sống, nên cảnh nóng trong phim có tính cơ sở, thể hiện bản chất cuộc sống và sự thuyết phục khán giả nhiều hơn.

Trong phim Sống trong sợ hãi, nữ diễn viên Hạnh Thúy đóng vai Ba Thuận - vợ của Tải, mẹ của bé Lành - một ngƣời phụ nữ cam chịu nhƣng đầy bản lĩnh. Và với diến xuất thành công qua vai Thuận trong bộ phim

nhựa Sống trong sợ hãi, Hạnh Thuý đƣợc nhận giải thƣởng “Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Việt Nam 15 và giải “Diễn viên phụ xuất sắc” ở giải Cánh Diều 2015.

Vai Thuận của Sống trong sợ hãi chính là một vai bi, vì thế rất nhiều ngƣời lo ngại Hạnh Thuý sẽ không diễn đƣợc, khi chị nhận lời mời của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên. Bản thân Hạnh Thuý càng hồi hộp hơn, bởi vai Thuận là vai đầu tiên của chị trong thể loại phim nhựa. Và Hạnh Thuý có đƣợc vai Thuận một cách tình cờ và cũng không kém hài hƣớc theo nhƣ lời chị kể: “Hôm đó tôi có hẹn với anh Trần Hữu Phúc (ngƣời đóng vai Tải và cũng là ngƣời giúp Bùi Thạc Chuyên tuyển chọn diễn viên cho Sống trong sợ hãi). Cùng ngày hẹn với anh Phúc, tôi có lịch hẹn quay với bên truyền hình. Nhƣng đợi từ sáng tới chiều, trang điểm xong hết rồi mà nhà Đài vẫn chƣa thể bấm máy. Đợi chờ rất mệt mỏi. Tôi tức gần nhƣ sắp phát khóc. Cuối cùng, tôi chạy đến nơi hẹn với anh Phúc. Địa điểm hẹn lại thay đổi vào phút cuối. Vậy là tôi lại hùng hục chạy sang đƣờng. Khi tôi gặp anh Phúc, thì mặt mày lem luốc, tóc tai bơ phờ, mắt ngấn nƣớc vì sắp khóc… Vậy là, anh Bùi Thạc Chuyên gồi gần đấy đã chọn luôn tôi cho vai Thuận”.

Từ bé, Hạnh Thúy đã chứng kiến các bà, các mẹ, các dì tôi lam lũ, vấtvả nuôi chồng con. Bản thân chị cũng vất vả kiếm sống từ bé nên vai diễn nàychị diễn tự nhiên nhƣ thể đó chính là mình.

Trong kịch bản Sống trong sợ hãi, vai Thuận phải đối diện với một số cảnh “nóng”, có một cảnh phải quay hở lƣng từ phía sau. Hạnh Thuý kể về diễn xuất khi thể hiện cảnh này: “Tôi cởi áo, để phục trang dùng băng keo, “phụ tùng” dán kín những nơi “quan trọng” phía trƣớc lại rồi quay lƣng ra phía ống kính. Nhƣng đạo diễn Bùi Thạc Chuyên lại la lên “Nhìn em ghê quá, em mặc áo vào đi!”. Hạnh Thúy chia sẻ: “Tại mình gầy quá, lƣng toàn xƣơng sƣờn. Cởi ra nhìn, đạo diễn cũng phát ghê, bắt mặc áo vào, khổ thế”.

2.2.3. Xây dựng lời thoại làm rõ tính cách nhân vật

Sự sáng tạo luôn là không giới hạn. Nhƣng đặt vào những tác phẩm chuyển thể thì lại trở nên có giới hạn. Nó bị giới hạn bởi một nội dung định sẵn, một tinh thần định sẵn, một tính cách nhân vật định sẵn, v.v... Nhƣng dù có nhƣ thế thì với tham vọng mang lại những thƣớc phim đỉnh cao đã khiến những nhà điện ảnh không ngừng có phát kiến, trong đó có sáng tạo về thoại của nhân vật.

Trong phim Sống trong sợ hãi, lời thoại của các nhân vật chính là những lời thoại tự nhiên của cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn:

Cô bé Lành thản nhiên nói với dì Út: -Bò chết chứ không phải ba.

Đó còn là những lời thoại dạy cách tỏ tình với cán bộ Uyên giữa một ngƣời chƣa yêu ai bao giờ là Năm Đực và Tải, một ngƣời quá nhiều phụ nữ trƣớc giờ vào bãi mìn.

Trong phim Những đứa con của làng, lời thoại của các nhân vật trong phim đa phần cô đọng, thấm thía, tự nhiên và gần gũi. Các nhân vật, trừ con trai ông xã trƣởng đã chết - đều nói giọng Quảng Trị - vùng đất là nơi diễn ra câu chuyện phim. Phƣơng ngữ miền Trung đƣợc khai thác triệt để trên màn ảnh rộng, trở thành thứ gia vị rất đậm đà. Giọng đặc sệt quê mùa đầy đanh thép, chất chứa oán hờn thể hiện tính cách của ông Thập. Chất giọng quê khi mềm mại khi uất nghẹn khiến cho Bƣởi, cô gái chèo đò, nhƣ đẹp hơn. Ngữ âm trọ trẹ của gã chủ tịch xã thể hiện hết tính cách lƣờng gạt của y.

Sự chắt lọc trong các câu thoại khiến cho mạch phim Những đứa con của

làng trở nên gọn gàng, mạch lạc hơn, nhƣng quan trọng là thể hiện rõ tính

cách, xung đột nhân vật thông qua “lời ăn tiếng nói” của họ. Chẳng hạn nhƣ ở cảnh cả làng đang dùng gậy quất mộ xã trƣởng, đoạn thoại giữa ông Thập và anh chàng Bè ngờ nghệch phác họa hai quan điểm xung đột :

Ông Thập: -Sao không đánh?

Bè: -Tôi không thích, tội nghiệp ngƣời ta.

Ông Thập: -Cả nhà mi chết vì hắn, mi quên mau rứa? Bè: -20 năm rồi.

Ông Thập: -200 năm cũng không đƣợc quên.

Bè: -Tui có đánh hắn thêm một cái thì cả nhà của tui có sống lại đƣợc mô...

Hay câu nói ông Thập đƣợc nghe trong mơ:

-Ông chết rồi... Nhiều ngƣời đã chết, nhƣng không nhận ra mình đã chết...

Để tăng hiệu quả qua lời thoại, phim gợi cảm xúc với nhiều hình ảnh, chi tiết mang tính ẩn dụ: cây cầu làng bị gãy đứt đôi chia hai bờ, con đò nhỏ trên sông, cái kẻng nguệch ngoạc ghi ngày dân làng bị thảm sát...

Tuy nhiên, theo nhà phê bình Nguyễn Văn Thành: “Dù đối thoại trong phim rất tốt khi đạo diễn đã kết hợp đƣợc sức mạnh tổng hợp của nhiều tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật xây dựng nhân vật của đạo diễn trong phim sống trong sợ hãi và những đứa con của làng (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)