8. Bố cục của luận văn
3.4. Một số bài học kinh nghiệm
3.4.1. Xây dựng nhân vậtvới yếu tố văn hóa vùng, miền.
Trƣớc hết, việc xây dựng nhân vật điện ảnh Việt Nam nằm trong những nhu cầu mới về hình ảnh con ngƣời của thời đại, xứ sở đan cài trong những giá trị văn hóa truyền thống. Đặc biệt yếu tố văn hóa vùng miền là một trong các thế mạnh, cơ sở thành công của hai phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của làng chƣa đƣợc khai thác triệt để, phản ánh chân thực, đa chiều,
đa sắc màu hơn để thực sự góp phần vào hiệu quả trong xây dựng nhân vật. Vì nhìn chung, trong phim Sống trong sợ hãi và Những đứa con của
làngnhững yếu tố văn hóa vùng, miền của hai phim truyện này còn mờ nhạt,
nhất là các bối cảnh của các vùng quê miền Trung, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thời tiết, khô cằn của môi trƣờng, đồng ruộng...
mức, sẽ góp phần khiến các nhân vật sống động, mang tính vùng miền rõ hơn. Khi đó, tính địa văn hóa, tính bản địa, tính vùng miền sẽ góp phần lý giải một phần tính cách, lối sống, lối ứng xử, cách xử lý vấn đề của nhân vật. Thiết nghĩ, trong một thế giới đa cực, nhiều quan niệm văn hóa giao thoa, đòi hỏi các tác giả phim truyện điện ảnh Việt Nam cần phải có sự thay đổi tích cực cách xây dựng nhân vật nói chung trong tác phẩm của mình. Trong mối quan hệ với việc khai thác những yếu tố văn hóa vùng, miền ấy một cách hiệu quả, nhân vật sẽ đƣợc xây dựng sâu sắc hơn, đa chiều hơn, cách xây dựng một bộ phim cũng đáp ứng đƣợc những yêu cầu cao hơn về chất lƣợng.
3.4.2. Sự đồng sáng tạo của đạo diễn với các thành phần làm phim.
*Với tác giả kịch bản:
Xét cho cùng, cho dù có nói gì đi chăng nữa thì cái lỗi lớn nhất dẫn đến sự hạn chế của xây dựng nhân vật trong phim truyện điện ảnh Việt Nam vẫn là từ khâu kịch bản. Cốt lõi là do kịch bản không có những kết cấu nội tại bên trong với mối quan hệ, mâu thuẫn, xung đột của các nhân vật đủ vững, do kịch bản không có những logic bên trong của hiện thực cuộc sống. Ví dụ nhƣ trong Đời cát, nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập xây dựng nhân vật ông bán quan tài tƣởng nhƣ là chuyện vu vơ nhƣng thật ra nó là những tồn tại xã hội hiện nay mà ngƣời ta phải chấp nhận.
Khắc phục lỗi của ngƣời sáng tác, bởi thiếu đi sự chăm chút cho tác phẩm và những nhân vật của mình. Có thể là do trình độ, năng lực nghề nghiệp hoặc bản lĩnh của ngƣời sáng tác chƣa cao. Cũng có thể là do ngƣời nghệ sỹ chạy theo cơ chế thị trƣờng mà sáng tác vội, không đảm bảo chất lƣợng nghệ thuật. Vì vậy, cần khắc phục bệnh sơ lƣợc, minh họa, một chiều trong xây dựng nhân vật.
Trên đà phát triển, phim truyện điện ảnh Việt Nam đã có nhiều đổi mới thể hiện ở việc phản ánh tới tất cả những góc cạnh phong phú của đời sống xã
hội, nhƣng bệnh sơ lƣợc, minh họa vẫn còn tồn tại trong vấn đề xây dựng nhân vật nói chung. Trong nhiều phim, khi mô tả về nhân vật, vẫn thiếu những chi tiết nghệ thuật sắc nét, điển hình để thể hiện rõ tính cách nhân vật, cũng nhƣ sự tham gia thúc đẩy của hành động nhân vật trong tiến trình phát triển của chuyện phim.
Một thời kỳ dài phim truyện của chúng ta là phim hiện thực, mang theo những hiện thực tâm lý. Xuất phát từ chỗ cơ sở của cốt truyện là một cuộc xung đột nào đó, và nếu đã có một nhân vật là ngƣời tốt thì tất nhiên phải có một (hoặc nhiều hơn một) nhân vật là kẻ xấu, nhân vật này làm đối trọng với nhân vật kia tồn tại trong phạm vi tác phẩm, để từ đó ta thấy đƣợc cái ƣu việt của nhân vật tốt . Vấn đề này rất quan trọng, nhƣng điều đó nảy sinh ra đôi khi do sự bất lực của tác giả trong việc miêu tả mối tƣơng quan thực sự giữa những thế lực tốt - xấu trong cuộc sống.
*Với diễn viên:
Trong nhiều phim truyện Việt Nam còn xuất hiện những diễn viên nghiệp dƣ với nhu cầu đƣợc nổi tiếng hoặc đƣợc xuất hiện trên màn ảnh nhƣ là một thú chơi điện ảnh. Bằng mối quan hệ cá nhân của mình, những diễn viên nghiệp dƣ này có đƣợc vai, nhƣng đó là những vai có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc, cùng với diễn xuất vụng về thì những vai diễn của họ chỉ là những cái bóng mờ nhạt không hơn không kém trong phim, thậm chí gây ra phản ứng khó chịu cho khán giả.
Diễn viên cần có năng lực diễn xuất tốt và thái độ lao động nghề nghiệp nghiêm túc bất kể lứa tuổi nào, với bất kỳ vai diễn nào, dù ngƣời diễn viên đó là không chuyên hay chuyên nghiệp. Có nhƣ vậy, nhân vật trên phim của họ mới thành công, mang tới ấn tƣợng cho ngƣời xem, những đóng góp của họ mới đƣợc ghi nhận và đƣợc vinh danh bằng giải thƣởng.