8. Bố cục của luận văn
1.3.2. Phim Những đứa con của làng
Những đứa con của làng là một bộ phim về đề tài hậu chiến, ra mắt khán
giả năm 2014, cũng là một trong ba phim thực hiện từ kinh phí nhà nƣớc tham gia tranh giải hạng mục phim truyện điện ảnh tại Cánh Diều Vàng 2014 - sự kiện trao giải thƣờng niên của Hội điện ảnh Việt Nam - diễn ra tối 12/3 ở Thành phố Hồ Chí Minh, bộ phim này đáp ứng đƣợc phần nào các tiêu chí chấm giải do ban tổ chức đề ra: “phim điện ảnh, truyền hình có dấu ấn sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, mang đậm bản sắc dân tộc, giàu giá trị nhân văn và đạt hiệu quả xã hội tích cực” và có “sự tƣơi mới trong cách phát hiện và tiếp cận các mảng đề tài của đời sống xã hội hiện đại dƣới nhiều góc độ. Khả năng quan sát, cái nhìn đa diện, sự thẩm thấu, bộc lộ trong sáng tạo của các nhà biên kịch, đạo diễn cùng nhiều thành phần sáng tác khác trong mỗi bộ phim”.
Với kinh phí khoảng 6 tỷ đồng, êkíp của đạo diễn Nguyễn Đức Việt phải “liệu cơm gắp mắm” để thực hiện, với nhiều dàn cảnh cần kinh phí cao. Tuy vậy, “nếu so với hai bộ phim còn lại là Thầu Chín ở Xiêm (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng) và Sống cùng lịch sử (đạo diễn Nguyễn Thanh Vân), tác phẩm trội hơn hẳn về độ chắc tay trong dàn dựng, giàu cảm xúc chứ không chỉ đơn thuần chỉ minh họa cho thông điệp đạo diễn cài cắm vào màn ảnh rộng, thấm đẫm cảm xúc về số phận con ngƣời thời hậu chiến, về nỗ lực hóa giải hận thù và hàn gắn vết thƣơng chiến tranh” (Thoại Hà, Những đứa con của làng - sức ám ảnh từ một câu chuyện cũ, vnexpress.net,11/3/2015).
Chiến tranh đi qua nhƣng nỗi đau vẫn còn đó, hàn gắn vết thƣơng chiến tranh là sự cần thiết để xây dựng cho cuộc sống thời bình tốt đẹp hơn. Điều này đƣợc đạo diễn Nguyễn Đức Việt thể hiện trong Những đứa con của làng.
Đạo diễn Nguyễn Đức Việt từng chia sẻ: “Qua bộ phim tôi chỉ muốn nói một điều giản dị rằng: Nếu ta thực sự muốn thì không có cái hố nào của quá khứ là quá sâu mà ta không vƣợt qua đƣợc”. Chiến tranh đã đi qua nhiều
năm nhƣng dƣờng nhƣ nó vẫn còn hiện diện ở làng này, bởi cuộc tàn sát năm xƣa là một sự mất mát, một nỗi đau quá lớn đối với dân làng. Câu chuyện của làng Hạ trong Những đứa con của làng có thể chúng ta sẽ gặp ở nhiều làng quê khác của Việt Nam: ở đó vẫn còn những nỗi đau chiến tranh, ở đó vẫn còn nhiều tƣ tƣởng bảo thủ, lạc hậu, và ở đó còn nhiều vấn đề bất cập của các cấp chính quyền… nhƣng trên hết tình ngƣời sẽ làm vơi đi nỗi đau, sự hận thù và giúp hàn gắn những vết thƣơng chiến tranh để cuộc sống nơi đây đƣợc tốt đẹp hơn.
Bộ phim đƣợc “xây dựng theo tuyến tính thời gian giúp câu chuyện đƣợc kể một cách mạch lạc, dễ hiểu. Thông qua xung đột xảy ra giữa các nhân vật làm nảy sinh những tình huống phim và thúc đẩy câu chuyện phát triển, đồng thời sự thù hận cũng dần đƣợc hóa giải” (Minh Phƣơng, Những đứa con của làng- câu chuyện từ một làng quê, vienphim-vfi.org.vn,25-03-
2016).
Tuy nhiên, theo nhà phê bình Nguyễn Văn Thành: “Tôi nói với tƣ cách Hội viên Hội Điện ảnh. Đạo diễn Nguyễn Đức Việt vốn là một nhà quay phim cho nên anh rất chú ý đến tính tạo hình trong phim. Một bến sông, một cây cầu, một bãi tha ma, một cái xe ô tô, những buổi hoàng hôn, bình minh, trận mƣa, con đò... đều có tính tạo hình, rất gây ấn tƣợng. Ngoài gây xúc động, phim này còn có tính chất gợi hƣớng. Phim này hơi chật chội một chút, ngƣời làm phim hơi “tham” một chút, trong phim có ba câu chuyện lồng vào nhâu, câu chuyện thứ nhất là về chiến tranh, nỗi ám ảnh của con ngƣời thời hậu chiến, câu chuyện thứ hai là về tham nhũng ở xã, câu chuyện thứ ba là về hòa hợp dân tộc, cả ba đƣợc chứa đựng trong một bộ phim cho nên hơi chật chội một chút” (Việt Long, Những đứa con của làng và những người liều,
Tiêu kết chƣơng 1
Trong chƣơng 1, học viên phân tích một số vấn đề về xây dựng nhân vật trong tác phẩm điện ảnh, trong đó có nhân vật điện ảnh, phân loại nhân vật trong tác phẩm điện ảnh vàmột số nguyên tắc, thủ pháp xây dựng nhân vật điện ảnh.
Mặt khác, học viên cũng khảo sát các vai trò quan trọng của đạo diễn trong xây dựng nhân vật nhƣ trong xử lý kịch bản, nghệ thuật đạo diễn qua cách kể chuyện, nghệ thuật đạo diễn với công tác diễn xuất và vai trò của đạo diễn với các thành phần sáng tác khác trong đoàn làm phim.
Để có cơ sở phân tích thủ pháp xây dựng nhân vật cho chƣơng sau, trong chƣơng 1 học viên có phân tích phim Sống trong sợ hãi của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Những đứa con của làng của đạo diễn Nguyễn Đức Việt trong dòng chảy phim truyện điện ảnh Việt Nam đƣơng đại.
Những nội dung trên là những vấn đề cơ bản về mặt lý thuyết, có quan hệ hữu cơ, để từ đó học viên có cơ sở để có thể khảo sát các thủ pháp nghệ thuật trong xây dựng nhân vật của hai đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và Nguyễn Đức Việt trong các phim nói trên trong chƣơng tiếp theo.
Chƣơng 2:
CÁCH XÂY DỰNG NHÂN VẬT CỦA ĐẠO DIỄN TRONG HAI BỘ PHIM